Trời phải chịu đất
Ủy ban châu Âu cho biết đã kiến nghị lãnh đạo các nước thành viên EU thông qua gói biện pháp mới nhằm nới lỏng những quy định và tiêu chuẩn ngặt nghèo về bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu áp dụng trong nông nghiệp.
Đối với Ủy ban châu Âu, động thái này là không thể tránh khỏi dù họ ý thức được rất rõ rằng chỉ được lợi trước mắt trong khi phải chấp nhận hại về lâu dài.
Ủy ban châu Âu phải đưa ra những biện pháp chính sách nói trên để xoa dịu phản đối của nông dân ở nhiều quốc gia thành viên EU. Họ đã cùng nhau tạo nên làn sóng biểu tình rầm rộ và rộng rãi ở châu Âu để đòi Ủy ban châu Âu nới lỏng những quy định và tiêu chuẩn cao về bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu trong khuôn khổ Chính sách nông nghiệp chung và Chiến lược phát triển xanh của EU.
Nông dân biểu tình ở Madrid, Tây Ban Nha ngày 17.3.2024. Ảnh REUTERS
Sự phản đối của người nông dân ở các nước thành viên EU đã dai dẳng trong thời gian khá dài vừa qua. Ở một số nơi, hình thức phản đối đã trở nên thái quá. Nếu làn sóng phản đối của giới nông dân trong EU diễn ra trong bối cảnh tình hình khác và không ở thời điểm hiện tại thì chắc chắn Ủy ban châu Âu sẽ không phải vội vã nhượng bộ nhiều đến như vậy.
Chiến lược phát triển xanh được EU đặc biệt coi trọng và tự hào vì giúp liên minh gây dựng được hình ảnh và ảnh hưởng về vai trò đi tiên phong trên thế giới trong công cuộc chống biến đổi khí hậu trái đất, bảo vệ môi trường sinh thái và tăng trưởng bền vững.
Tuy nhiên, làn sóng biểu tình phản đối của nông dân vào thời điểm này và trong bối cảnh tình hình hiện tại ở châu Âu lại rất tai hại, thậm chí nguy hiểm đối với EU vì sẽ có lợi cho các lực lượng cực hữu, dân túy, dân tộc chủ nghĩa và ly khai EU trong khi cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu lại sắp đến. Cho nên đất không chịu trời thì trời đành phải chịu đất.
Khói lửa giữa “thủ đô châu Âu” khi nông dân biểu tình
Nông dân Ba Lan tuyên bố tiếp tục biểu tình
Theo phóng viên TTXVN tại Đông Âu, ngày 9/3, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cam kết sẽ có biện pháp nhằm giảm lượng ngũ cốc dư thừa trên thị trường nội địa, song các nhà tổ chức biểu tình nông dân tuyên bố sẽ tiếp tục gây áp lực với các cuộc biểu tình "mạnh mẽ hơn".
Nông dân biểu tình tại thủ đô Vácsava, Ba Lan ngày 6/3/2024. Ảnh: PAP/TTXVN
Thủ tướng Donald Tusk đã tổ chức cuộc đàm phán với nông dân kéo dài 3 giờ tại thủ đô Vácsava. Thứ trưởng Nông nghiệp Michal Kolodziejczak cho biết: "Thủ tướng đã nói với nông dân rằng sẽ có tiền để đưa vài triệu tấn ngũ cốc khỏi thị trường". Theo ông Kolodziejczak, con số cụ thể vào khoảng 4-5 triệu tấn.
Tuy nhiên, ông Tomasz Obszanski, lãnh đạo hiệp hội nông dân mang tên NSZZ RI Solidarnosc tuyên bố các cuộc biểu tình sẽ tiếp tục và sẽ mạnh mẽ hơn. Nông dân cũng cho rằng họ "rời cuộc họp mà không đạt được gì cả". Theo đó, việc giải quyết tình trạng dư thừa ngũ cốc trên thị trường là chưa đủ.
Nông dân trên khắp Liên minh châu Âu (EU) đã kêu gọi thay đổi các hạn chế đặt ra đối trong kế hoạch Thỏa thuận Xanh của khối nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và áp thuế hải quan đối với hàng nông sản nhập khẩu từ Ukraine, vốn được miễn sau khi xung đột Nga - Ukraine bùng phát tháng 2/2022. Ba Lan cũng đã kêu gọi EU cấm nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Nga và Belarus.
Tại Vácsava, các cuộc biểu tình của hàng chục nghìn nông dân và những người ủng hộ đã kết thúc bằng các cuộc đụng độ bạo lực với cảnh sát trong tuần này.
Ba Lan cấm nông dân biểu tình đưa máy kéo vào thủ đô Theo phóng viên TTXVN tại Đông Âu, ngày 6/3, truyền thông Ba Lan dẫn lời Bộ trưởng Nội vụ và Hành chính nước này, ông Marcin Kierwinski tuyên bố cảnh sát sẽ không cho phép nông dân biểu tình trên máy kéo đi vào thủ đô Vácsava. Nông dân Ba Lan tuần hành yêu cầu bãi bỏ các lợi ích mà Liên minh...