Trời nóng, không nên lạm dụng nước ngọt
Nước là một phần rất quan trọng của cơ thể. Ở người trưởng thành, nước chiếm tới 50-60%. Nếu cơ thể mất 10% nước đã có thể nguy hiểm đến tính mạng, nếu cơ thể mất 20-22% nước thì dẫn đến tử vong.
Ảnh minh họa
Trong những ngày nắng nóng, cơ thể bị mất nước qua mồ hôi, qua hơi thở mà không được bồi phụ đủ dễ dẫn đến rối loạn chuyển hóa muối và nước, đặc biệt ở phụ nữ mang thai mắc bệnh thận, tăng huyết áp.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, khi bồi phụ nước cho cơ thể, không nên lạm dụng nước giải khát có đường, có ga hay các loại nước tăng lực vì thành phần chủ yếu của chúng là đường sucrose và không được cung cấp đầy đủ các loại vitamin và chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Hơn nữa, nếu phụ nữ mang thai sử dụng những loại nước này sẽ bổ sung thêm một lượng đường đáng kể cho cơ thể, làm gia tăng nguy cơ đái tháo đường thời kỳ thai nghén và nếu sử dụng trong một thời gian dài sẽ không tốt cho sức khỏe của người mẹ. Cách tốt nhất là bổ sung nước từ nước khoáng, nước đun sôi để nguội hay các loại trà giải nhiệt như trà xanh, rễ cỏ tranh, nước rau má, nước mía… hay các loại sinh tố dưa hấu, đu đủ, cam… để cung cấp đủ vitamin và khoáng chất mà cơ thể đã mất đi qua mồ hôi.
Theo SKĐS
Những thói quen ăn uống tăng nguy cơ nhiễm bệnh Than
Gần đây liên tục xảy ra các trường hợpc bệnh Than (nhiệt thán) tại Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang... Nguyên nhân là do thói quen ăn uống không hợp vệ sinh của nhiều người dân.
Trong tháng 6 vừa qua, tại huyện Tuần Giáo, Điện Biên đã có vài trường hợp bị nhiễm bệnh than do ăn thịt trâu chết. Còn tại Thân Uyên, Lai Châu đã có 1 người tử vong và 9 người khác bị bệnh than do ăn thịt ngựac bệnh. Nghiêm trọng nhất là vụ 421 người thuộc huyện Mèo Vạc, Hà Giang bị ngộ độc do ăn thị bò bị bệnh Than trong tháng 6 và tháng 7 này.
Về nguyên tắc, ngườic bệnh nhiệt thán thường mang tính chất nghề nghiệp do vậy bệnh gặp ở công nhân các cơ sở thuộc da (mắc bệnh do vết sây xước gây nên tổn thương cục bộ ngoài da), công nhân nhà máy len (do hít phải nha bào vàc bệnh ở thể viêm phổi cấp tính), người giết mổ động vật, công nhân khuân vác thịt và người chăn nuôi chăm sóc, điều trị bệnh cho động vật.
Tuy nhiên trên thực tế, ở nước ta, bệnh than ở người lại chủ yếu do thói quen ăn uống không hợp vệ sinh như việc ăn tiết canh, ăn thịt tái, sống; giết mổ và ăn thịt gia súc bị bệnh.
Vì vậy, khi thấy động vật có các biểu hiện bụng trướng to, máu chảu ra ở các lỗ tự nhiên, máu đen đặc, khó đông thì cần tiêu hủy ngay, không được giết mổ, ăn thịt. Và tốt nhất, không nên giết mổ, làm thịt gia súc ốm, chết.
Về điều trị, theo luật Thú y nước ta, động vật bị bệnh than không điều trị mà tiêu hủy theo luật định. Còn ở người, điều trị chủ yếu là dùng kháng huyết thanh bệnh than và Oxytetracycline hoặc Penicillin liều cao để điều trị, kết hợp với các kháng sinh phòng vi khun bội nhiễm khác và tăng cường sức đề kháng của ngườnh bằng thuốc bổ...
Theo Dân Trí
Điều trị bệnh than không khó! Bệnh than thường khiến con người sợ hãi vì chúng ta thường liên tưởng nó với một cuộc chiến tranh sinh học. Trên thực tế, những vết "cháy đen" trên da lại điều trị đơn giản hơn nhiều so với nhiễm khuẩn than tại hệ hô hấp hay tiêu hóa. Chẩn đoán bệnh than? Tiền sử, bao gồm cả nghề nghiệp của người...