Trời nắng nóng gay gắt, hướng dẫn phân biệt kiệt sức và sốc nhiệt để xử lý đúng cách
Nhiệt độ đang ngày một tăng cao, ngay cả người khoẻ mạnh cũng không tránh khỏi nguy cơ bị say nắng, kiệt sức hay sốc nhiệt.
Vào mùa hè cơ thể của bạn được ví như một hệ thống điều khiển nhiệt giúp giữ cho thân nhiệt của bạn không bị quá cao hay quá thấp. Tuy nhiên vào những ngày thời tiết quá nóng gay gắt hay quá lạnh thì hệ thống điều khiển này có thể gặp trục trặc.
Theo chuyên gia, bác sĩ Dan Gingold tại Medical Center Mercy tại Baltimore cho biết, vào những ngày nắng nóng, những người có cường độ làm việc ngoài trời cao, người đang sử dụng thuốc hay người cao tuổi là những nhóm có khả năng bị sốc nhiệt hay kiệt sức cao do sự nhạy cảm với nhiệt độ, đồng thời cơ thể lại không kịp điều chỉnh để thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ này.
Tuy nhiên, những người khoẻ mạnh cũng không nên chủ quan vì thực tế sốc nhiệt hay kiệt sức đề có thể xảy ra với bất kỳ ai. Hơn nữa, kiệt sức và sốc nhiệt tưởng giống nhau nhưng lại là 2 trạng thái sức khoẻ khác nhau và cần có cách xử lý khác nhau.
1. Kiệt sức là gì?
Theo Peter Shearer, chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ cấp cứu tại Mount Sinai Brooklyn cho biết, hiện tượng cơ thể bị kiệt sức do nhiệt độ cơ thể ở ngưỡng dưới 40 độ C, lúc này huyết áp của nạn nhân bị giảm; chức năng bơm máu từ tim tới các cơ quan khác của cơ thể bị ức chế dẫm tới kiệt sức.
Trời nóng có thể khiến bạn bị kiệt sức (Ảnh: Internet)
Người bị kiệt sức sẽ có những biểu hiện sau:
- Đổ mồ hôi nhiều, liên tục
- Sờ da có cảm giác lạnh
- Mạch đập gấp nhưng lại yếu
- Buồn nôn và nôn
- Chuột rút
- Hoa mắt chóng mặt
Video đang HOT
- Người mệt mỏi, đau nhức đầu
- Ngất xỉu.
Theo bác sĩ Shearer cho biết, đây là một dạng phản ứng thông thường của cơ thể trước một tác động bất thường nào đó.
Xử trí như thế nào khi bị kiệt sức?
Khi bị kiệt sức, bạn cần lưu ý những vấn đề dưới đây:
- Di chuyển tới nơi mát mẻ, giữ cơ thể được thoải mái và thông thoáng, nếu mặc nhiều đồ, hãy cởi bỏ bớt càng nhiều càng tốt
- Đắp khăn ướt, tắm bằng nước mát
- Bổ sung nước.
Bị kiệt sức có cần tới bệnh viện không?
Bác sĩ Shearer cho biết, thông thường thì người bị kiệt sức sẽ không cần phải tới bệnh viên, tuy nhiên nếu như có các biểu hiện nghiêm trọng khác như nôn mửa hay các dấu hiệu trên không có dấu hiệu biến mất trong vòng 1 giờ thì cần thực hiện can thiệp y tế càng sớm càng tốt.
Kiệt sức vì nóng không phải lúc nào cũng dẫn đến đến say nắng hoặc sốc nhiệt. Dù vậy, nếu không giải quyết kịp thời, người mắc hoàn toàn có thể phải đối mặt với nguy hiểm và thậm chí tử vong.
2. Sốc nhiệt là gì?
Debby Herbenick, nhà dược sĩ học và tư vấn viên y khoa tại Đại học Indiana (Mỹ) cho biết, sốc nhiệt xảy ra khi nhiệt độ cơ thể vượt ngưỡng 40 độ C dẫn tới hệ thần kinh trung ương không kiểm soát được nhiệt của cơ thể.
Sốc nhiệt xảy ra khi nhiệt độ cơ thể vượt ngưỡng 40 độ C (Ảnh: Internet)
Các dấu hiệu của người bị sốc nhiệt:
- Sờ da nạn nhân có cảm giác khô nóng
- Mạch đập gấp và mạnh
- Chóng mặt
- Buồn nôn và nôn
- Nhức đầu
- Mất ý thức.
Xử trí thế nào khi bị sốc nhiệt?
Khác với người bị kiệt sức, người bị sốc nhiệt cần được đưa tới cơ sở y tế ngay lập tức. Nếu như không được can thiệp sớm có thể khiến nhiệt độ cơ thể càng tăng cao dẫn tới cơ thể bị chết tế bào và tổn thương nội tạng vĩnh viễn.
Trong khi chờ đợi đơn vị y tế tới thì bạn có thể giúp người bị sốc nhiệt như sau:
- Di chuyển người bệnh tới khu vực mát mẻ
- Cởi bớt quần áo trên người, giúp cơ thể thông thoáng
- Đắp khăn lạnh.
3. Phòng tránh kiệt sức và sốc nhiệt trong mùa nắng nóng
Để đối phó với nhiệt độ nắng nóng vào mùa hè bạn nên uống nhiều nước khi có các hoạt động ngoài trời, đặc biệt là trong thời gian dài. Khi cơ thể phản ứng bằng cách bị chuột rút hay nước tiểu chuyển sang màu vàng đậm thì bạn cần bổ sung nước cho cơ thể ngay vì đây là dấu hiệu của việc cơ thể bị mất nước.
Nên lựa chọn các loại quần áo làm từ chất liệu mỏng, nhẹ, thấm hút mồ hôi. Ngoài ra bạn cũng cần bôi kem chống nắng để hỗ trợ bảo vệ cơ thể.
Nếu như bạn đang uống thuốc có tác dụng phụ khiến cơ thể tăng nhạy cảm với nhiệt độ cao thì cần cân nhắc tới việc thay đổi loại thuốc với thành phần tương tự nhờ sự tư vấn của bác sĩ và người có chuyên môn.
Cuối cùng, bạn cần duy trì thói quen tập luyện thể dục vào sáng sớm hoặc khi trời mát.
7 vấn đề sức khỏe mùa nắng nóng và cách phòng chống
Thời tiết cả nước đang bước vào giai đoạn nắng nóng gay gắt, nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bạn không có biện pháp phòng chống.
Cháy nắng: Cháy nắng, hay bỏng nắng, khiến da đỏ rộp, đau rát và chạm vào thì thấy nóng. Bạn có thể bị cháy nắng sau vài giờ tiếp xúc với tia UV mà không có biện pháp bảo hộ. Do đó, hãy thoa kem chống nắng có chỉ số SPF 40 trở lên khi ra ngoài trời.
Sốc nhiệt: Sốc nhiệt hay say nắng xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ cao trong thời gian dài, khiến nhiệt độ cơ thể tăng vọt. Tốt nhất nên tránh ra ngoài trời trong khoảng từ 12h trưa đến 4h chiều, luôn mặc đồ chống nắng và thoa kem chống nắng khi ra ngoài.
Ngộ độc thực phẩm: Thời tiết nắng nóng là điều kiện cho các tác nhân gây ngộ độc như vi khuẩn, virus và kí sinh trùng phát triển. Hãy tránh ăn thức ăn để lâu ngày và thức ăn bán tại các hàng quán vỉa hè.
Đau đầu: Thời tiết nắng nóng khiến các mạch máu não giãn nở, gây đau nhức đầu. Đau đầu cũng có thể là do mất nước và sốc nhiệt. Để phòng tránh, hãy mặc quần áo che kín người khi ra ngoài trời và uống đủ nước.
Phát ban nhiệt: Tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời có thể gây các nốt phát ban đỏ và ngứa trên da. Bạn nên tránh ra ngoài khi thời tiết nóng ẩm, đồng thời tránh vận động mạnh để ngăn đổ quá nhiều mồ hôi.
Vàng da: Nhiệt độ cao vào mùa hè làm tăng nguy cơ mắc bệnh vàng da. Bệnh này được gây ra do tích tụ chất thải bilirubin trong máu. Để phòng tránh, hãy uống đủ nước và ăn nhiều rau quả tươi.
Thương hàn: Bệnh thương hàn là một dạng nhiễm trùng đường tiêu hóa do khuẩn Salmonella Typhi gây ra. Vi khuẩn này lây lan qua nước hoặc thức ăn bẩn. Hãy tránh uống các loại nước giải khát không lành mạnh và tránh ăn thực phẩm bẩn không rõ xuất xứ.
Cách bảo vệ sức khỏe vào mùa nắng nóng: Tránh ra ngoài khi trời nắng nóng cao độ; Tránh tiếp xúc trực tiếp với nắng, sử dụng kem chống nắng; Uống đủ nước, ăn nhiều hoa quả và rau xanh; Tránh ăn đồ ăn và thức uống không rõ nguồn gốc; Mặc quần áo thoáng mát; Giữ vệ sinh sạch sẽ./.
Chỉ số tia UV ở Hà Nội và Đà Nẵng ở mức gây hại cao đến rất cao Dự báo ngày hôm nay 25/5, do vùng áp thấp nóng phía Tây phát triển trở lại nên ở các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với mức nhiệt độ cao nhất phổ biến 34-37 độ, có nơi trên 38 độ. Ảnh minh họa Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy...