Trời mưa mưa nắng nắng, mặt đường cũng có thể trở nên cực độc cho người đi qua?
Lớp nhựa đường có thể sinh ra nhiều chất độc cực kỳ nguy hiểm cho con người khi chịu tác động của cả ánh nắng và nước mưa. Vậy chẳng lẽ không nên đi ra đường nữa sao?
Những con đường mà chúng ta đi lại hằng ngày hóa ra cũng có thể gây ra vấn đề lớn: Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, ánh nắng và nước mưa có thể biến một số hợp chất trong nhựa đường thành những hydrocarbon nguy hiểm, đe dọa đến cả môi trường lẫn những người đi lại trên đường.
Cụ thể thì vấn đề là do là chất gắn (cũng gọi là xi-măng nhựa đường) – cái lớp dính đặc màu đen để dính cát, đá, sỏi… vào với nhau trên những con đường trải nhựa. Nó được làm từ dầu thô còn lại ở cuối quá trình chưng cất.
Nhựa đường có thể sinh ra nhiều chất độc hại trong những điều kiện nhất định.
Mặc dù việc rò rỉ các chất độc – là các hydrocarbon thơm đa vòng (PAH) gây ung thư – từ nhựa đường trên đường và vỉa hè đã từng được tính đến, nhưng cho đến giờ, người ta vẫn chưa coi đó là vấn đề có ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Bởi vậy mà các nhà nghiên cứu mới phải tìm hiểu kỹ hơn.
Nhà hóa học Ryan Rodgers ở phòng thí nghiệm của Đại học bang Florida (Mỹ) nói: “Biết được kết cấu và thành phần phức tạp của nhựa đường thì thật khó tin là nó chẳng độc hại gì cả”.
Bởi thế mà đội nghiên cứu ở đây đã thực hiện một thí nghiệm, trong đó nhựa đường được ngâm vào nước rồi được đặt dưới thiết bị mô phỏng Mặt Trời trong một tuần. Một mẫu nhựa khác thì được giữ yên trong bóng tối để sau đó còn so sánh.
Thí nghiệm của nhóm nghiên cứu ở Đại học bang Florida. Hình bên phải là sau một tuần có cả tác động của nước và ánh Mặt Trời. Ảnh: Sydney Niles/ FSU.
Rồi đội nghiên cứu phân tích nước ở quanh hai mẫu. Có vẻ năng lượng Mặt Trời phản ứng với những hợp chất chứa oxy trong nước, khiến mẫu xi-măng nhựa đường sinh ra các hydrocarbon độc hại. Quá trình này gọi là sự quang oxy hóa, cũng xảy ra với những vết dầu loang. Không chỉ vậy, những hydrocarbon này còn có thể tan trong nước. Đây đã là điều rất đáng ngại rồi, mà nếu nước đó bay hơi thì liệu những chất độc gây ung thư đó có bay thẳng vào không khí, tác động đến những người đi trên đường không?
Liệu người đi trên đường có bị ảnh hưởng bởi các chất độc gây ung thư không?
Đây dù sao cũng chưa phải là bằng chứng rằng nhựa đường sẽ sinh ngay ra nhiều chất độc trong điều kiện thời tiết hằng ngày. Nhưng với tính độc hại nói chung và bản chất có thể gây ung thư của các PAH thế này, thì những phản ứng hóa học mà các nhà nghiên cứu vừa thấy rõ ràng là lý do để lo lắng. Nhất là trong điều kiện thời tiết ở nước nào cũng có mưa có nắng liên tục.
Hai trong số những nhà nghiên cứu làm thí nghiệm về nhựa đường. Ảnh: Stephen Bilenky/National MagLab.
Sydney Niles, một nhà hóa học trong đội nghiên cứu, nói: “Hy vọng nghiên cứu này sẽ là động lực để các kỹ sư tìm giải pháp, chẳng hạn như tìm một loại chất gì đó bít kín nhựa đường lại, hoặc tìm ra thứ gì đó dùng thay cho nhựa đường trên đường phố”.
Bí ẩn chuyện người đàn ông là 'cha đẻ nhưng không phải bố ruột'
Một người đàn ông thực sự cùng vợ sinh ra một người con. Thế nhưng bí mật động trời hé lộ khi anh ta không phải là cha ruột.
Người đàn ông Mỹ 34 tuổi thực sự cùng vợ sinh ra một cậu con trai. Nhưng xét nghiệm ADN cho thấy anh không phải là cha ruột.
Các nhà nghiên cứu phát hiện đứa trẻ hóa ra là con của ông bác - người anh trai song sinh với anh chồng nhưng đã bị cơ thể cậu em nuốt mất khi cả hai mới chỉ là bào thai trong bụng mẹ. Người chồng này được khoa học gọi là chimera - hiện tượng một là tập hợp nhiều phần của các cá thể khác nhau.
Theo đó, một cặp vợ chồng ở Washington đã đến gặp Barry Starr, một nhà gene học tại Đại học Stanford,để tìm sự giúp đỡ cho việc hình như có nhầm lẫn trong quá trình chữa vô sinh.
Vào năm 2014, cặp vợ chồng này (xin giấu tên) có một cậu con trai nhờ quá trình hỗ trợ sinh sản. Cậu bé sinh ra khỏe mạnh, nhưng kỳ lạ thay, có nhóm máu không phù hợp với cả cha lẫn mẹ. Sau đó, tiến hành xét nghiệm ADN thì người đàn ông không phải là cha đẻ của đứa bé.
Minh họa cho quá trình Chimera: Cậu bé được cặp vợ chồng nọ sinh ra, nhưng cậu bé lại là con sinh học của ông bác. Ông bác này là bào thai song sinh đã bị cậu em nuốt mất từ trong bụng mẹ. Ảnh minh họa.
Cặp vợ chồng đã gửi mẫu đến xét nghiệm tại một phòng thí nghiệm tiêu chuẩn hơn. Nhưng, cũng giống như khi xét nghiệm tại nhà, các phân tích (sử dụng mẫu niêm mạc trong miệng) vẫn cho kết quả xét nghiệm quan hệ cha con là âm tính.
Lo ngại bệnh viện hỗ trợ đã có nhầm lẫn, cặp vợ chồng đã gửi xét nghiệm huyết thống đến và yêu cầu giải thích. Nhưng phía bệnh viện khẳng định người chồng 34 tuổi này là người da trắng duy nhất hiến tinh trùng tại bệnh viện trong ngày con trai họ được thụ thai, và cậu bé cũng có da trắng.
Người đàn ông và đứa trẻ chỉ có quan hệ chú - cháu. Gene lấy từ tế bào má của anh hoàn toàn khác với gene trong tinh trùng.
Đây là trường hợp đầu tiên khoa học ghi nhận được hiện tượng Chimera.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, trên thế giới cứ 8 đứa trẻ sinh ra thì có một trường hợp mà người mẹ khi mang bầu đã bắt đầu với đa thai. Sau đó, tế bào của một thai khỏe hơn sẽ hấp thu tế bào của thai song sinh với mình và chiếm lấy, mang nó trở thành một phần cơ thể mình. Tuy vậy, tình trạng này rất hiếm khi được phát hiện thông qua các xét nghiệm ADN.
Các phòng xét nghiệm của Mỹ thực hiện gần 400.000 mẫu xét nghiệm cha - con mỗi năm để phục vụ theo yêu cầu cá nhân hay các cuộc điều tra tội phạm, cũng với kỹ thuật lấy mẫu niêm mạc má. Khoảng 24% số lần xét nghiệm không cho ra cha con.
Cuộc đời của một con bướm sinh ra bên ngoài ban công Con bướm đã trải qua một hành trình dài từ lúc còn là ấu trùng cho tới khi phá kén để lộ ra vẻ ngoài tuyệt đẹp. Đại dịch Covid-19 khiến công việc của Rizwan Mithawala, một nhiếp ảnh gia chuyên về thiên nhiên hoang dã, bị ảnh hưởng nặng nề. Anh phải ở nhà, không thể tìm kiếm những chủ đề mới...