Trời lạnh, dễ tái phát viêm họng hạt, người bệnh cần kiêng gì?
Bệnh viêm họng hạt thường dai dẳng, khó chữa dứt điểm, người bệnh cần kiêng một số loại thực phẩm để nhanh khỏi bệnh.
Hình ảnh bệnh viêm họng hạt. Ảnh: BV
Trời lạnh bệnh viêm họng rất dễ phát sinh, đặc biệt là bệnh viêm họng hạt thường kéo dài dai dẳng, khó điều trị dứt điểm gây khó chịu cho người bệnh.
Theo Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, khi bị viêm họng hạt, nhất là với người bị viêm họng hạt mãn tính, trong quá trình điều trị và cả sau điều trị, người bệnh cần kiêng một số loại thực phẩm sau đây:
Video đang HOT
- Người bệnh cần tránh thực phẩm cay nóng, vì dễ làm cho hiện tượng sưng đau tăng lên, tránh những loại thực phẩm tẩm ướp nhiều gia vị cay như: Tiêu, ớt…
- Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ có thể khiến đờm tiết ra nhiều hơn. Bên cạnh đó, đồ chiên nướng thường cứng và có nhiều góc cạnh, dễ gây tổn thương niêm mạc họng, dẫn đến triệu chứng bệnh ngày càng tăng nặng.
- Các loại thực phẩm khô cứng như: Bánh kẹo cứng, các loại hạt khô cũng không tốt cho người bệnh viêm họng hạt mãn tính và có thể khiến cảm giác đau họng gia tăng khi tiêu thụ quá nhiều. Các thực phẩm quá ngọt cũng có thể gây tăng tiết dịch tiết nhờn, làm cho cổ họng luôn có đờm và bệnh lâu khỏi.
- Bệnh nhân viêm họng nên tránh đồ uống lạnh như: Kem, chè lạnh vì làm tăng nguy cơ sưng tấy cổ họng.
- Đặc biệt người bệnh cần tránh xa rượu bia, các chất kích thích và nước ngọt có ga vì những chất kích thích khi đi vào cơ thể thường khiến hệ miễn dịch suy yếu, họng đau rát, khó chịu; bệnh kéo dài.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo, khi phát hiện dấu hiệu mắc bệnh viêm họng hạt, người bệnh cần thăm khám bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và chỉ định điều trị phù hợp, tránh tự ý dùng thuốc hoặc điều trị tại nhà vì có thể khiến bệnh dai dẳng, khó chữa dứt điểm.
Trời lạnh, lười uống nước, bé 9 tuổi đau bụng không đi lại được
Tình trạng táo bón xảy ra vào mùa lạnh có liên quan nhiều đến một số thói quen như lười uống nước, ít vận động.
Trời lạnh, ngoài việc chú ý đến các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, mọi người cần phải cẩn trọng với các bệnh về đường ruột. Ngô Trường Đằng, bác sĩ cấp cứu khoa Nhi tại Trung Quốc cho biết, gần đây đã tiếp nhận một trường hợp bé trai 9 tuổi đau bụng tới mức không thể đi lại và được bố mẹ đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Sau khi chụp X-quang, bác sĩ phát hiện ruột của bé trai này chứa đầy phân. Cũng trong ngày hôm đó, bác sĩ Ngô tiếp nhận 3 trường hợp tương tự.
Ruột cậu bé chứa đầy phân.
Bác sĩ Ngô giải thích rằng, khi thời tiết trở lạnh, ruột sẽ xảy ra hiện tượng teo lại, quá trình co cơ và nhu động ruột chậm lại nên dẫn tới tình trạng táo bón.
Nhiệt độ lạnh thường khiến mọi người ít cảm thấy khát hơn, nên việc uống nước cũng bị hạn chế, cuối cùng dẫn tới cơ thể bị thiếu nước, việc đại tiện trở nên khó khăn. Ngoài ra, vào mùa lạnh, con người thường ít vận động, đó cũng là nguyên nhân dẫn tới táo bón.
Vậy làm thế nào để giảm táo bón? Bác sĩ Ngô cho rằng, nên tránh uống nước lạnh, đặc biệt là sau bữa ăn, vì nước lạnh sẽ ảnh hưởng đến chức năng của hệ tiêu hóa và làm rối loạn quá trình phân giải thức ăn.
Ngược lại, uống nước ấm có thể cải thiện tiêu hóa tốt hơn. Các loại thực phẩm như rau xanh và trái cây như ổi, cam, nho, bưởi rất giàu chất xơ, thúc đẩy nhu động ruột, tốt cho việc đại tiện. Ngoài ra, mọi người cần uống nhiều nước, tăng cường tập thể dục, hạn chế ăn vặt và đồ chiên rán.
Lý do bị sổ mũi khi trời lạnh Gặp trời lạnh, khô các tuyến nhầy trong mũi hoạt động quá tốt, sản xuất dư chất lỏng làm ấm không khí, dẫn đến sổ mũi, chảy nước mũi. Ảnh minh họa Bác sĩ Trần Thị Phương Thảo, khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cơ sở 3, cho biết khi thời tiết trở lạnh, khoảng 50 đến 90%...