Trời lạnh dễ bị bệnh cước tay, chân: Làm thế nào để phòng bệnh?
Cước tay, cước chân thường xuất hiện khi thời tiết lạnh, nhiệt độ giảm đột ngột. Đây là bệnh nhiều người mắc phải. Dù không gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng lại gây ra nhiều phiền phức và khó chịu cho người bệnh trong sinh hoạt.
Bệnh cước còn có tên gọi là chilblain hoặc pernio hoặc perniosis. Đây là tình trạng bệnh thường gặp phổ biến vào mùa đông. Đặc biệt thường xảy ra đối với miền Bắc tại Việt Nam với những đợt thời tiết ẩm, lạnh vào mùa đông.
1. Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh cước tay, chân
Nguyên nhân chính gây ra bệnh cước tay, chân do thời tiết, khí hậu ẩm lạnh. Vì thế, bệnh cước thường xảy ra khi người bệnh tiếp xúc vài giờ với trời lạnh. Khi nhiệt độ lạnh sẽ làm co các động mạch, tĩnh mạch nhỏ của da.
Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp bệnh cước có thể xảy ra khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vì sự ấm lại gây ra tình trạng rò rỉ máu vào các mô và gây sưng da. Thường bệnh cước tay, chân ít xảy ra ở những nước rất lạnh vì không khí khô. Trong khi đó, độ ẩm lại thấp và người dân sử dụng quần áo được thiết kế đặc biệt để chống lạnh. Hình ảnh cước thường xuất hiện ở các khu vực các đầu chi.
Một số yếu tố làm nặng thêm bệnh cước:
- Khi người trong gia đình có tiền sử mắc bệnh cước hoặc căn bệnh tương tự.
- Dễ bị cước khi mắc các bệnh mạch máu ngoại vi như đái tháo đường, tăng mỡ máu hoặc hút thuốc lá.
Khi người trong gia đình có tiền sử mắc bệnh cước làm tăng nguy cơ mắc bệnh – Ảnh Internet
- Cước xuất hiện ở người gầy, người bị suy dinh dưỡng.
- Bệnh cước tay, chân xảy ra khi thay đổi hormone, cước có thể cải thiện trong thời kỳ mang thai.
- Các bệnh mô liên kết, lupus ban đỏ, bị xơ cứng bì, xuất hiện hiện tượng raynaud, bị rối loạn tủy xương.
Triệu chứng của bệnh cước tay chân:
- Xuất hiện các nốt, mảng da sưng nề, đỏ, ngứa và có màu đỏ hoặc tím.
- Những nốt, mảng sưng trên da sẽ giảm sưng sau 7 đến 14 ngày hoặc lâu hơn.
- Đối với những trường hợp nặng có thể xuất hiện bọng nước, có mủ hoặc bị loét.
- Tổn thương trên da thỉnh thoảng có hình nhẫn, có thể trở nên dày và kéo dài vài tháng.
Video đang HOT
- Vị trí thường xuất hiện cước: Mặt mu, mặt bên của các ngón tay, ngón chân, má gót chân, chi dưới, đùi, cổ tay trẻ em, thậm chí có trường hợp xuất hiện cước ở mũi, tai.
2. Điều trị bệnh cước bằng cách nào?
Thực tế, bệnh cước tay chân đáp ứng kém với các loại thuốc điều trị. Nên có thể bôi corticoid trong ít ngày. Điều này cũng làm giảm tình trạng ngứa và viêm.
Nếu bị bội nhiễm, nên sử dụng kháng sinh dạng thuốc bôi hoặc dạng uống tùy thuộc vào mức độ nặng hoặc nhẹ của người bệnh.
Bệnh cước tay, chân đáp ứng kém với các loại thuốc điều trị – Ảnh Internet
3. Chăm sóc người bệnh cước chân tay và hướng dẫn phòng tránh
Bản chất, bệnh cước tay, chân là một loại chấn thương do lạnh và xuất hiện vào mùa đông với các triệu chứng gây ngứa ngáy, sưng đỏ, nhiều trường hợp bị cước gây đau đớn, phồng rộp, tê dại và bóp mạnh không có cảm giác.
Khi đó, người bệnh xuất hiện cảm giác đau đớn ở vùng bị tổn thương do cước. Các vết thâm tím khi nhúng vào nước lạnh và cảm thấy ngứa khi được ủ ấm. Điều này gây ra những ảnh hưởng đến lao động và sinh hoạt của người bệnh.
Khi bị cước nên đến khám tại cơ sở chuyên khoa da liễu để nhận được hướng dẫn điều trị đúng cách. Tuyệt đối không tự ý mua các loại thuốc bôi ngoài da, không uống thuốc vì bệnh không khỏi thậm chí có thể gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.
Người bệnh cước tay, chân không nên gãi quá nhiều. Hành động gãi có thể làm lở, loét, phồng rộp và dẫn tới nhiễm trùng vết cước.
Bị cước nên đến khám tại cơ sở chuyên khoa da liễu để nhận được hướng dẫn điều trị đúng cách – Ảnh Internet
Giảm tình trạng ngứa và đau do cước gây ra bằng cách trước khi đi ngủ ngâm tay, chân vào nước ấm pha muối khoảng 30 phút. Có thể cho thêm vài lát gừng có tác dụng làm ấm nhanh.
Sau khi ngâm chân cần lau khô chân và đi tất giúp chân luôn ấm kể cả khi đi ngủ.
Trong ăn uống khi bị cước cần kiêng những loại thực phẩm có thể gây dị ứng và hạn chế tối đa các loại chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…
Phòng bệnh cước tay chân vào mùa lạnh:
- Phòng bệnh cước tay chân vào mùa lạnh nên giữ ấm bàn tay, bàn chân.
- Nên hạn chế tiếp xúc với nước lạnh, các chất tẩy rửa.
- Nên đeo găng tay khi rửa bát, giặt giũ, lau nhà,…
- Mùa đông nên tắm bằng nước ấm để cân bằng nhiệt độ, tăng tuần hoàn cho da.
- Uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, rau củ,…
- Tập thể dục thể thao giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Chủ động phòng, chống rét, đảm bảo sức khỏe cho người bệnh
Những ngày qua, cùng với các tỉnh miền Bắc, Quảng Ninh trải qua những đợt rét đậm ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người, nhất là những người đang phải khám, điều trị tại các cơ sở y tế.
Trước tình hình đó, ngành Y tế Quảng Ninh đã chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn triển khai các biện pháp phòng, chống rét giúp người bệnh yên tâm điều trị.
Điều trị cho người bệnh tại khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Giúp người bệnh chống rét
Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, đơn vị đã có nhiều cách để chống rét, giúp bệnh nhân yên tâm khám, điều trị trong các căn phòng ấm áp, vượt qua ngày đông giá rét.
Ở nơi chờ khám, các buồng khám bệnh được bố trí kín gió; có đủ chăn đệm, đèn sưởi, điều hòa ấm và các phương tiện chống rét cho người bệnh trong thời gian điều trị. Đặc biệt là giữ ấm cho bệnh nhân trong khi thực hiện phẫu thuật, thủ thuật.
Là một bệnh viện đặc thù nên công tác phòng, chống rét cho người bệnh tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh được chú trọng. Tất cả các phòng điều trị ở Bệnh viện đều có điều hòa 2 chiều (nóng và lạnh), bổ sung đầy đủ chăn, đệm và bảo đảm kín gió tại tất cả các phòng.
Đặc biệt là các phòng đẻ, sau đẻ và phòng sơ sinh còn có thêm quạt sưởi ấm để giữ ấm cho sản phụ và trẻ sơ sinh.
100% giường bệnh đều có chăn, đệm, gối đầy đủ cho người bệnh điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ.
Trong những năm gần đây, các đơn vị y tế trong toàn ngành đã được đầu tư nâng cấp, xây dựng mới cơ sở hạ tầng. Nhờ đó, người bệnh không những được điều trị trong phòng bệnh sạch sẽ, ấm áp mà còn có đầy đủ điều hòa 2 chiều (nóng và lạnh), bình nóng lạnh, nước lọc... để phục vụ nhu cầu sinh hoạt.
Tại huyện miền núi Ba Chẽ, nền nhiệt mùa đông thường thấp hơn so với miền xuôi nên việc chăm sóc sức khỏe cho người bệnh những ngày rét đậm tại TTYT huyện Ba Chẽ đặc biệt quan tâm.
Bác sĩ Đoàn Ngọc Thanh, Giám đốc TTYT huyện Ba Chẽ, cho biết: Để chống rét cho bệnh nhân cũng như người nhà, Trung tâm đã bổ sung thêm quạt sưởi, 100% giường bệnh đều có chăn, đệm, gối đầy đủ. Vào những ngày rét đậm, tất cả các bệnh nhân được bổ sung thêm chăn ấm khi có yêu cầu.
Nhân viên y tế Trạm y tế xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ, đang đo huyết áp cho người bệnh.
Còn ở trạm y tế tuyến xã, các đơn vị cũng đều trang sắm thêm quạt sưởi để giúp người bệnh không bị lạnh khi khám bệnh. Hầu hết các trạm y tế đều được xây dựng mới khang trang, phòng khám sạch sẽ, kín gió vào mùa đông.
Bà Triệu Kim Thành, thôn Nà Bắp (xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ) chia sẻ: "Tôi bị bệnh tăng huyết áp nên đến trạm khám bệnh và nhận thuốc hằng tháng. Khi đến khám bệnh, Trạm y tế có quạt sưởi nên rất ấm áp dễ chịu. Các y, bác sĩ cũng tư vấn, khám bệnh nhiệt tình, nhanh chóng nên không phải chờ đợi".
Tăng cường phòng bệnh
Trong những ngày rét đậm, rét hại khiến cho lượng bệnh nhân đột quỵ, tim mạch tăng đột biến. Bác sĩ Đặng Thanh Xuân, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, cho biết: Hơn 1 tuần trở lại đây, chúng tôi đều tiếp nhận các trường hợp đột quỵ mỗi ngày. Đột quỵ là một trong những tai biến về não, có nguy cơ tử vong cao nhất hiện nay, nhất là trong thời tiết lạnh. Những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ tăng huyết áp, tăng mỡ máu, tiểu đường làm tổn thương hệ thống mạch máu; bệnh nhân tim mạch, xơ vữa mạch... dễ gặp phải đột quỵ.
Các dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh đột quỵ là miệng méo, nói ngọng, nói khó nghe; tai ù không nghe được; mắt không nhìn thấy ở một hoặc cả hai mắt, hay nhìn một hóa hai.
Người bệnh xuất hiện cơn đau đầu dữ dội mà không rõ nguyên nhân. Đây là triệu chứng nặng và khá phổ biến của bệnh đột quỵ, nhất là người bệnh có tiền sử bị đau nửa đầu.
Hay các dấu hiệu toàn thân choáng váng, chóng mặt, gặp khó khăn khi giữ thăng bằng và phối hợp cơ thể khi đi lại; người bệnh mặt tái, chân tay yếu và gần như tê liệt, đặc biệt xuất hiện ở một bên cơ thể...
Mọi người nên đi khám sức khỏe định kỳ phát hiện những bệnh lý sớm để phòng tránh bệnh tật.
Để tránh bị đột quỵ cũng như phòng các bệnh liên quan đến đường hô hấp, các bệnh tê cóng, hạ thân nhiệt,... trong thời tiết rét như hiện nay, mọi người nên giữ ấm, tránh để cơ thể lạnh đột ngột, đặc biệt giữ ấm ngực và chân.
Lưu ý, người dân không nên tập thể dục vào sáng sớm hoặc tối ở ngoài trời. Người lớn tuổi, người có tiền sử bệnh tim mạch và huyết áp không nên ra lạnh đột ngột.
Buổi sáng, khi tỉnh giấc, không nên ra khỏi chăn và xuống giường ngay mà cần nằm lại trên giường, vận động nhẹ nhàng từ 3-5 phút để cơ thể dần thích nghi.
Mọi người nên đi khám sức khỏe định kỳ phát hiện những bệnh lý sớm về tim mạch, tiểu đường, huyết áp; kiểm soát cholesterol trong máu, thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, thường xuyên vận động rèn luyện thể chất, ổn định trọng lượng cơ thể, bỏ thuốc lá...
Tại TTYT huyện Đầm Hà, các phòng điều trị cho người bệnh luôn được giữ ấm.
Cùng với công tác điều trị, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, TTYT các huyện, thị xã, thành phố chủ động tuyên truyền cho nhân dân về phòng chống rét đậm, rét hại, phòng ngừa các bệnh thường gặp do rét đậm, rét hại gây ra, đặc biệt là đối tượng người già và trẻ em.
Cảnh báo để nhân dân biết về nguy cơ có thể xảy ra các tai nạn như ngộ độc khí CO do sưởi ấm bằng bếp than trong nhà kín, bỏng lửa hoặc ngạt thở trẻ em do mặc quá nhiều quần áo ấm,... Đồng thời giám sát chặt chẽ và kịp thời khống chế, dập tắt các dịch bệnh phát sinh do thời tiết rét đậm, rét hại gây ra.
Nguy cơ đột quỵ khi tập thể dục Hầu hết trường hợp đột quỵ khi tập thể dục có sẵn các bệnh lý nền, kết hợp những yếu tố như thay đổi nhiệt độ đột ngột, người cao tuổi. Một số trường hợp xảy ra đột quỵ trong quá trình tập thể dục khiến nhiều người cho rằng thói quen tốt này có thể là nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên,...