Trời lạnh còn kéo dài nhiều ngày tại Nam Bộ
Những ngày qua, người dân TP.HCM và các nơi lân cận co ro trong cái lạnh vào buổi tối kéo dài suốt đêm đến sáng sớm. Chưa dừng lại đó, không khí lạnh tại khu vực này còn kéo dài thêm nhiều ngày nữa.
Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết: Theo dự báo, trong tuần cuối tháng 12 lưỡi áp cao lạnh có cường độ mạnh khống chế thời tiết cả nước. Sau đó, áp cao lạnh lục địa sẽ suy yếu và di chuyển dần ra phía Đông, khoảng ngày 23, ngày 24 không khí lạnh sẽ tăng cường yếu lệch đông trở lại và khả năng còn được tăng cường mạnh hơn.
Ở phía Nam, bão KaiTak di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Nam và từ ngày 23 sẽ suy yếu dần trên biển. Khoảng từ ngày 24, 25.12, rãnh áp thấp xích đạo nối với vùng xoáy thuận nhiệt đới trên khu vực Nam biển Đông lại có khả năng hoạt động và hướng về phía các tỉnh miền Nam.
Người dân TP.HCM mặc áo ấm khi ra đường. Ảnh: L.Q.
Video đang HOT
Khu vực Nam Bộ chịu ảnh hưởng chủ yếu của rìa Tây Nam của lưỡi áp cao lạnh lục địa phân tích trên với đới gió Đông Bắc hoạt động mạnh, trong 2-3 ngày đầu tuần khu vực chịu ảnh hưởng kết hợp với hoàn lưu phía Tây của cơn bão KaiTak, sau là hoàn lưu của cơn bão. Vì vậy từ ngày 21-23 và từ 25-27.12, Nam Bộ có mây thay đổi đến nhiều mây, có mưa rào rải rác và có nơi có dông, trong đó ngày 25-26.12 có nơi có mưa vừa, mưa to, trong cơn dông có khả năng kèm theo gió giật mạnh.
Cũng do ảnh hưởng của thời tiết trên nên trong những ngày cuối tháng 12, nhiệt độ trung bình tại các tỉnh Đông Nam Bộ phổ biến từ 24 – 26 độ C, nhiệt độ thấp nhất tại khu vực từ 18 – 20 độ C. Riêng khu vực TP.HCM nhiệt độ trung bình từ 25 – 26 độ C, nhiệt độ thấp nhất từ 19 – 20 độ C.
Theo Danviet
Áp thấp nhiệt đới giật cấp 9 di chuyển "thần tốc" vào Biển Đông
Áp thấp nhiệt đới gió giật cấp 9 di chuyển với vận tốc 25-30km/h đã vào Biển Đông và hướng đến khu vực Nam Trung Bộ và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
Vị trí và hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông. Ảnh Trung tâm Dự báo KTTVTƯ.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, chiều nay (17/11), áp thấp nhiệt đới đã vượt qua đảo Pa-la-oan (Philippines) đi vào khu vực phía Nam biển Đông.
Hồi 16 giờ, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở ngay trên vùng bờ biển phía Tây đảo Pa-la-oan, cách đảo Song Tử Tây (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 460km về phía đông đông nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9.
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được 25-30km và có khả năng mạnh lên thành bão.
Đến 16 giờ ngày 18/11, vị trí tâm bão ở trên khu vực phía tây quần đảo Trường Sa, cách đảo Phú Quý khoảng 370km về phía đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 11.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và đi vào khu vực Nam Trung Bộ và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
Đến 16 giờ ngày 19/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở trên khu vực đất liền các tỉnh Nam Trung Bộ và miền Đông Nam Bộ. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 8-9.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, sau mạnh lên thành bão, vùng biển phía Nam khu vực giữa biển Đông, khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) có mưa rào và dông mạnh, gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 11. Biển động mạnh.
Theo Danviet
Ảnh hưởng bão số 10, nhiều khu vực Đông Nam Bộ ngập nặng Do ảnh hưởng của cơn bão số 10, nhiều khu vực tại Đông Nam Bộ xuất hiện mưa lớn và người dân khu vực thì khổ sở vì tắc đường, ngập nước. Từ 1h sáng, nhiều khu vực tại TP.HCM xuất hiện mưa càng lúc càng nặng hạt, kèm theo các cơn gió giật, lốc tố. Ở các quận phía đông thành phố...