Trở về tuổi thơ với món ngon ở Tấm Tắc
Đến nhà hàng Tấm Tắc, bạn sẽ không thể không xuýt xoa bất ngờ trước thực đơn đa dạng những món ăn vừa lạ vừa quen, như đã từng nếm qua đâu đó trong sâu thẳm ký ức thời thơ ấu.
Khác với nhiều món ăn có hương vị chung chung nhằm đáp ứng nhu cầu nhanh, gọn và chỉ cần dễ nuốt của nhịp sống đô thị, các món ngon tại Tấm Tắc đậm đà hương vị quê hương và mang nét đặc trưng riêng với từng loại nước chấm riêng biệt đọng mãi trong lòng những ai đã từng thưởng thức.
Nằm nhỏ nhắn, gọn ghẽ trong không gian thanh bình của con đường Sương Nguyệt Ánh (Q.1, TP.HCM), nhà hàng Tấm Tắc là một trong những điểm đến lý tưởng dành cho những ai yêu thích không gian ẩm thực đậm đà hương vị quê hương. Đến nhà hàng Tấm Tắc, bạn sẽ không thể không xuýt xoa bất ngờ trước thực đơn đa dạng những món ăn vừa lạ vừa quen, như đã từng nếm qua đâu đó trong sâu thẳm ký ức thời thơ ấu.
Đất Sài Gòn không thiếu những hàng quán sân vườn, những không gian thiên nhiên nhưng tại đây bạn có thể tìm thấy cảm giác khác biệt mà không nơi nào có được. Nhà hàng được bố trí 2 tầng riêng biệt với tiểu cảnh và họa tiết trang trí có nhiều điểm nhấn, sảnh chính với không gian rộng rãi, thoáng mát vừa ấm cúng vừa trẻ trung, hiện đại. Ánh sáng vàng ấm áp từ những chiếc đèn lồng cách điệu hình hạt gạo quê hương kết hợp với màu xanh mát mắt mang đến cảm giác thư giãn cho thực khách vừa bước vào từ đường phố ồn ào, tấp nập.
Đây là nơi thường xuyên đón chào những nhóm bạn trẻ tới khám phá, thưởng thức những món ăn dân dã quê hương, như lẩu cá ngát nấu trái bần đậm đà hương vị miền sông nước, với vị chua thanh thanh của trái bần, dai dai ngọt lịm của miếng thịt cá ngát trong nồi lẩu nóng hổi; món đu đủ phá lấu độc đáo hay món cơm chiên mắm Tấm Tắc giòn giòn thơm lựng mà chưa quán ăn nào từng phục vụ…
Tầng 2 là một không trang nhã mang chút hoài niệm cổ xưa với những bộ bàn ghế từ chất liệu gỗ mộc mạc. Từng chậu hoa nhỏ dễ thương được sắp xếp gọn gàng trên bàn ăn làm điểm nhấn xanh cho một không gian thanh bình. Tỉ mỉ trong cách bài trí, từ chậu sen thơm ngát cho đến chút hờ hững của tấm rèm buông lỏng, đâu đó thấp thoáng bóng mẹ nơi góc bếp, chăm chút từng bữa cơm gia đình. Phía ngoài ban công còn có khu vực ngoài trời với góc nhìn thoáng đãng ra phía xa đường phố, để những buổi sớm mai trời trong gió mát hay buổi tối bình yên, hàn huyên bên đám bạn chí cốt, tán gẫu chút chuyện tâm tình.
Không chỉ chăm chút cho không gian quán hay những món ăn chính, nhà hàng còn gây bất ngờ với các món tráng miệng “cực chất”. Nếu đã trót nếm thử chè khoai môn lá dứa của nhà hàng, bạn sẽ muốn quay trở lại, nhiều khi chỉ để thưởng thức lại món chè thơm ngon với từng miếng khoai môn vừa dẻo vừa bùi với hạt nếp ngọt lịm thơm mùi lá dứa. Hoặc một buổi trưa oi ả, sau khi thưởng thức bữa ăn ngon miệng, chắc chắn bạn sẽ không thể nào từ chối ly nước sâm củ năng thanh mát do đầu bếp nhà hàng tự nấu mỗi buổi sáng.
Video đang HOT
Với mức giá bình dân cho chất lượng món ăn đậm đà hương vị cùng không gian thanh mát, Tấm Tắc sẽ là điểm dừng chân thú vị, nơi thực khách – đặc biệt là giới trẻ Sài Thành có thể thả mình thư giãn, khám phá hương vị quê nhà qua từng món ăn.
Giá trung bình: Từ 20.000 đồng đến 150.000 đồng/món.
Địa chỉ:
73 Sương Nguyệt Ánh, P. Bến Thành, Q.1, TP.HCM.
Điện thoại: (08) 392 603 33
Hotline: 0973 001 199
Website: http://tamtac.vn/
Theo Tapchiamthuc
Ấm ức của nàng dâu
Vân ôm con vào lòng khóc nức nở, thương mình thì ít mà tủi cho thân con thì nhiều. Thoáng thấy bóng Vân ngoài sân, tôi chạy sang hỏi thăm, bởi đợt này được nghỉ dài tưởng hai vợ chồng sẽ đưa con về bên nội. Tôi vừa thắc mắc, Vân đã sụt sùi: "Tội lắm mày ạ, con Bông nhà tao tội lắm. Tiếng là cháu mà có bao giờ được bà nội hỏi han gì..." Thế rồi bao uẩn ức trong lòng Vân trút hết với tôi suốt cả buổi.
Dâu đảm khéo chiều mẹ chồng
Ra trường được một năm thì Vân cưới. Ngày Vân về nhà chồng, hai mẹ con khóc sưng cả mắt, chỉ vì con gái lấy chồng xa, mãi tận xứ sở miền Trung nắng nóng. Dần dần, cái cảm giác ấy cũng nguôi ngoai, dù những ngày lễ tết, thấy con gái đi lại hai quê xa xôi, vất vả, mẹ Vân vẫn xót con lắm.
May thay, gia đình nhà chồng Vân cũng khá giả, tốt tính nên gánh nặng của phận dâu xa cũng vơi bớt phần nào. Thêm vào đó, Vân vốn tính khéo léo, ăn nói được lòng mọi người, nấu ăn ngon, chăm chồng lại chu đáo nên mẹ chồng càng quý mến hơn.
Món quà nào Vân mua tặng, mẹ chồng đều ưng ý khen hết lời. Có lần Vân tặng mẹ cái khăn nhung màu tím, bà thích lắm, vội gọi con gái ra khoe. Bà thường xuyên quàng chiếc khăn đó, còn chiếc con gái tặng chả bao giờ Vân thấy bà lôi ra khỏi tủ.
Bạn bè Vân ai cũng bảo cô khéo chiều mẹ chồng, đã thế lại "vớ" phải mẹ chồng tốt tính, đúng là vẹn cả đôi đường.
Làm gì, ăn gì bà cũng chỉ để ý đến cháu trai (ảnh minh họa)
Có cháu trai, mẹ chồng "thái độ"
Nhưng từ ngày bé Bông ra đời, Vân đã không kịp trở tay trước sự thay đổi của mẹ chồng. Chồng Vân dự tính cho hai mẹ con ở hết 4 tháng bên nội, sau sẽ đón ra Hà Nội bởi ông bà ngoại chưa về hưu nên không có ai chăm. Vậy mà vừa hết cữ, bà đã đánh tiếng bảo Vân đưa con về nhà đẻ để "nhường chỗ" cho hai mẹ con Ly - em chồng - cũng vừa sinh cu Bin sau Vân mấy tháng.
Thấy mẹ nói thế, hai vợ chồng lại thật thà: "Nhà mình rộng, cứ để mẹ con con ở đây, tiện cho bà chăm cả hai cháu". Bà không nói không rằng, đến khi chỉ có Vân ở nhà, mẹ chồng mới thẳng thừng tuyên bố: "Mẹ không đủ sức phục vụ cả hai đứa đâu. Thu xếp về nhờ bà ngoại trông nom cho ít ngày con ạ". Bà đã nói thế, lẽ nào Vân cứ ỳ ra mà ở lại. Hôm sau, hai mẹ con khăn gói lên tàu ra bắc, chồng thì đi công tác, một tay ôm con, tay kia lỉnh kỉnh làn, túi. Ai nhìn vào cũng ngậm ngùi thương thay hai mẹ con.
Khi Bông được 2 tuổi, vợ chồng Vân cất lời nhờ mẹ ra trông cháu để hai vợ chồng yên tâm làm ăn. Bà một mực từ chối với lý do "Hai vợ chồng đã có nhà ngoài Hà Nội, đỡ vất vả hơn em Ly đang phải thuê nhà. Mẹ phải ra giúp đỡ vợ chồng em nó một thời gian". Trong khi vợ chồng Ly ở nhà thuê nhưng thu nhập khá nên đã thuê riêng một cô giúp việc ăn ở tại nhà, mỗi tháng mẹ chồng Ly vẫn dành 1-2 tuần lên trông nom cháu.
Đợt nào không ở bên nhà con gái thì mẹ chồng Vân lại lẳng lặng về quê, nhất định không chịu sang trông bé Bông vì sợ sang sẽ phải ở hẳn.
Kể từ đó, Vân giận bà lắm. Nhưng cứ ngỡ chỉ vì thương con gái hơn nên mẹ chồng mới nỡ đối xử với nhà Vân như thế. Cho đến đợt Tết vừa rồi, cả gia đình Vân và Ly cùng về ăn Tết, hàng xóm sang chơi cứ tấm tắc: "Tết năm nay vui nhất nhà bà, con cháu đông đủ, đứa nào cũng xinh xắn". Mẹ chồng Vân chạy lại bế phắt cu Bin lên khoe: "Đợt mới sinh nó còi lắm, may tôi chăm bẵm suốt giờ cũng khá hơn nhiều bà ạ".
Đang chơi không thấy em đâu, bé Bông chập chững bước về phía bà níu vạt áo, bà nội cứ thao thao bất tuyệt, gạt phắt tay Bông ra để cưng nựng cu Bin.
Ngồi từ trong bếp, chứng kiến từ đầu đến cuối cảnh đó, Vân chạy ra ôm con vào phòng khóc. Đứa con gái bé bỏng xinh xắn, đáng yêu, ngoan ngoãn là thế mà bà nỡ "cự tuyệt" để ôm ấp cả ngày thằng cu còi cọc, hay dỗi, hay khóc, quần áo lúc nào cũng lem luốc... Không phải Vân đố kỵ hay ghen ghét gì, chẳng qua bà đã nhiều lần phân biệt đối xử thái quá giữa hai đứa cháu.
Đêm giao thừa, cả nhà đang quây quần bên mâm cơm thì cu Bin tè dầm ra giữa nhà, nước bắn cả vào bàn ăn. Thấy vậy mà Ly vẫn ung dung gặm chân gà. Bà Vân một tay ôm thằng bé, tay kia lau đi lau lại chỗ bẩn cho sạch mùi nước tiểu, mặt vẫn tươi cười với cu Bin.
Trước đó, ngay lúc chiều, bé Bông tè dầm ngoài sân thì bị bà nội xa xả: "Mẹ nó chẳng chịu trông con gì cả, để đái ướt cả sân rồi. Bà vừa mới quyét dọn sạch sẽ xong, bốc mùi cả nhà này lên".
Vừa kể chuyện, bao nhiêu ấm ức trong Vân lại trào hết ra thành nước mắt. Vân kể tiếp: "Càng ngày càng quá đáng mày ạ. Đến bữa, chỉ chăm chăm đi tìm thằng Bin, có miếng gì ngon cũng để phần nó. Con Bông không biết gì xòe tay xin còn bị bà vụt vào tay, chạy vào hỏi mẹ 'Sao em Bin được ăn mà con không được hả mẹ?', chẳng biết trả lời nó thế nào".
Theo Afamily