Trở về nhà sau khi ra tòa, bố tôi đưa ra một thứ, vợ chồng anh trai vội rút đơn
Sau khi trở về từ tòa án, chị dâu vội vàng thu dọn đồ đạc để rời đi, mặc kệ con gái khóc lóc níu kéo.
Lúc anh trai dẫn chị dâu về nhà xin cưới, bố mẹ tôi đã hỏi đi hỏi lại anh chị rất nhiều lần chứ không phải là biểu cảm mừng rỡ như các nhà khác. Sở dĩ như vậy vì anh chị mới yêu nhau được 3 tháng, bố mẹ sợ cả hai tìm hiểu nhau chữa kỹ, yêu nhanh cưới vội rồi sau này phải hối hận, lỡ dở một đời.
Nhưng khi ấy chị dâu đã mang thai nên bố mẹ tôi cũng chẳng còn cách nào khác, đành phải tổ chức một đám cưới linh đình cho anh chị. Sau khi cưới, anh chị vẫn sống chung với bố mẹ tôi, còn tôi ngày đó đang học lớp 12 nên vẫn ở chung nhà.
Bố mẹ tôi vốn dễ tính, chị dâu lại đang mang thai nên chẳng có yêu cầu khắt khe gì với nàng dâu cả. Việc nhà mẹ không bắt chị làm, từ việc nấu cơm đến quét nhà, rửa bát. Mẹ còn thường xuyên mua đồ về tẩm bổ cho chị.
Thế nhưng từ khi chị dâu về, gia đình vốn đang yên ổn bắt đầu ầm ĩ, không tuần nào là tôi không phải nghe thấy tiếng cãi lộn của anh trai và chị dâu. Chuyện nhỏ biến thành to, nhiều lúc ngồi học mà tôi phải chụp tai nghe kín mít cho đỡ nhức đầu, phân tâm.
Mẹ tôi bảo tính tình chị dâu ghê gớm, lại đang mang thai nên có lẽ nhạy cảm, còn tính anh trai thì ngang bướng, cục cằn, không giỏi ăn nói nên cãi nhau suốt ngày là phải. Bố mẹ tôi vài lần góp ý nhưng chỉ khiến tình hình thêm căng thẳng hơn nên sau đó cũng chẳng muốn nói nữa, chỉ bảo vợ chồng có chuyện gì thì về phòng đóng cửa tự bảo nhau.
Anh trai và chị dâu thường xuyên xảy ra cãi vã khiến nhà tôi không yên. (Ảnh minh họa)
Tưởng sau khi sinh con ra, anh chị sẽ có trách nhiệm hơn, bớt cãi nhau hơn nhưng nào ngờ mọi chuyện càng thêm rối ren. Cả hai ỷ lại nhau, lắm lúc thấy con khóc anh chị cũng mặc kệ, mỗi người ôm một cái điện thoại.
Video đang HOT
Nửa đêm con khóc vì đói sữa, bỉm bẩn anh chị vẫn cứ lăn ra ngủ khì khì, đùn đẩy cho nhau. Thương cháu, mẹ tôi chăm bẵm cháu nội như chăm con thơ, tối mẹ cũng đưa cháu về phòng mình ngủ cùng luôn.
Cuộc sống cứ như vậy trôi qua, đến khi cháu gái được 4 tuổi thì anh chị quyết định ly hôn. Lý do là vì cảm thấy chán cô vợ ghê gớm nên anh trai tôi ngoại tình, tìm người khỏa lấp sự thiếu vắng mà anh không thấy ở vợ.
Khi chị dâu biết chuyện, thay vì báo với gia đình hay khuyên chồng quay về, chị lại “ăn nem” để trả thù anh trai tôi. Đến khi bị chồng phát hiện, chị mới lật bài ngửa với chồng rồi cả hai nằng nặc đòi ly hôn mặc kệ sự khuyên can của gia đình hai bên. Bố tôi tức quá mà tăng huyết áp phải nhập viện.
Hôm trước sau khi trở về từ tòa án, chị dâu vội vàng thu dọn đồ đạc để rời khỏi nhà nhanh nhất có thể, anh trai đứng bên cạnh với vẻ mặt hằn học. Cháu gái tôi tuy mới 4 tuổi nhưng rất lém lỉnh và lanh lợi, thấy bố mẹ như vậy nó khóc hết nước mắt cầu xin mẹ đừng đi nhưng chẳng ai thèm đoái hoài.
Bố tôi mới xuất viện, vẫn còn mệt lắm nhưng ở trong phòng nghe tiếng khóc của cháu mà bố chịu hết nổi, phải bật dậy đi ra ngoài gọi anh chị lại nói chuyện. Bố hỏi quyết định của tòa án như thế nào, quyền nuôi con thuộc về ai.
Sau khi anh trai chị dâu trở về từ tòa án, bố tôi nói chuyện với anh chị lần nữa. (Ảnh minh họa)
- Tòa phán con gái theo con, nhưng sau này con sẽ tái hôn, mang đứa trẻ về sống với bố dượng con sợ nó sẽ khổ nên không nuôi đâu.
Chị dâu nhanh nhảu trả lời, nhưng anh trai lại vội vàng gạt bay:
- Tôi cũng không nuôi. Sau này tôi cũng lấy vợ mới, con gái sống với mẹ kế rất khổ.
Đến giờ này anh chị vẫn còn đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, bố tôi tức giận đập bàn chỉ thẳng mặt quát lớn:
- Hai anh chị là đồ ích kỷ, sống không có tình người. Con gái anh chị dứt ruột đẻ ra mà giờ cứ đùn qua đẩy lại như món hàng thế à? Anh chị sợ con gái ở với bố dượng, mẹ kế sẽ khổ vậy tại sao lại ly hôn? Tôi nói thật, với cái tính khí này của anh chị, không sửa đi thì lấy vài người nữa cũng chẳng thể hạnh phúc nổi đâu.
Vợ chồng ở với nhau khó tránh khỏi những lúc tranh cãi, bất đồng nhưng cả hai phải biết hạ thấp cái tôi xuống. Chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê, người xưa dạy rồi. Anh chị lớn rồi, sống phải có trách nhiệm với gia đình, với con cái chứ? Anh chị như vậy người tổn thương nhất là con gái của anh chị kia kìa, sau này nó sẽ nhìn nhận bố mẹ thế nào?
Bây giờ thế này nhé, nếu anh chị quay lại sống hạnh phúc với nhau tôi sẽ cho 1 tỷ đồng và một căn chung cư đứng tên cháu gái để anh chị ra riêng. Tôi nói hết nước hết cái rồi, anh chị cứ nghĩ đi.
Cứ tưởng anh chị sống chết không chịu tái hợp hoặc chí ít sẽ phải ngẫm nghĩ một thời gian, nào ngờ nghe bố tôi nói vậy cả hai vui vẻ đồng ý và bảo sẽ rút đơn ly hôn khiến cả nhà ngỡ ngàng. Theo mọi người, quyết định của bố tôi liệu có thể đem đến hạnh phúc cho cháu không, hay được vài hôm anh chị lại cãi nhau đòi ly hôn tiếp?
Lấy chồng nghèo, sau 3 năm, mọi người đều nhìn tôi bằng ánh mắt ngưỡng mộ
Bố mẹ tôi lần đầu tiên lên tiếng khen ngợi con rể trước cả nhà. Nhìn chồng hạnh phúc, tôi cũng hạnh phúc, vui lây.
Ảnh minh họa
Vì điều kiện gia đình nên chồng tôi phải nghỉ học sớm. Năm 15 tuổi, anh đã theo chú làm phụ hồ rồi học xây, trở thành thợ xây với mức lương cao hơn.
Bố mẹ tôi xây nhà mới, anh đến làm và chúng tôi gặp nhau. Chẳng hiểu sao, tôi lại thích nói chuyện với một người như anh. Dù học thạc sĩ nhưng kiến thức xã hội, kỹ năng sống của tôi lại không có nhiều. Còn anh thì từng trải, thấu hiểu lòng người, đối nhân xử thế rất chu toàn. Tôi học được rất nhiều điều mới lạ ở anh.
Nhưng khi tôi công khai mối quan hệ tình cảm, bố mẹ đã phản đối gay gắt. Mẹ tôi cho rằng sự khác biệt về vị thế xã hội sẽ là rào cản lớn giữa chúng tôi. Bố mẹ không muốn tôi phải chịu khổ chịu cực khi lấy một người đàn ông chưa có gì trong tay. Nhưng theo tôi tìm hiểu thì bạn trai mình làm tiền rất nhiều, anh cũng thuộc típ người chăm chỉ siêng năng và rất có hiếu với cha mẹ. Tiền làm ra bao nhiêu, anh đều đưa cho cha mẹ để phụ nuôi 3 em còn đang đi học. Thế nên bao nhiêu năm nay, anh mới không để dư được đồng nào.
Trước sự quyết liệt của tôi, bố mẹ đành đồng ý chuyện cưới hỏi. Lễ cưới diễn ra rất đơn giản, nhẹ nhàng. Sau đám cưới, chúng tôi cũng đi ở trọ vì nhà chồng chật chội lại đông người.
Tuy lấy chồng nghèo nhưng tinh thần của tôi lúc nào cũng thoải mái. Tôi được chồng quan tâm chăm sóc, chiều chuộng từng chút một. Dù làm thợ xây, cả ngày đứng ở ngoài nắng nhưng chiều về, anh luôn chủ động vào bếp nấu ăn, dọn dẹp nhà sạch sẽ. Tôi bầu bì, sinh con càng được chồng chăm chút kỹ lưỡng, đến mức tôi nảy sinh tâm lý ỷ lại vào anh ấy. Anh luôn ngậm ngùi nói do anh mà tôi không thể tận hưởng một cuộc sống khác sung túc hơn. Và anh sẽ bù đắp cho tôi bằng mọi việc trong khả năng của mình.
Năm ngoái, bố mẹ chồng cho chúng tôi mảnh đất rộng rãi. Chồng bàn với tôi việc xây nhà mới. Nhưng khi tôi nói sẽ bỏ hết tiền tiết kiệm của mình vào ngôi nhà đó thì anh lại không đồng ý. Anh nói cứ để anh lo. Anh chỉ dùng đến tiền tiết kiệm chung của 2 vợ chồng thôi. Nhưng số tiền tiết kiệm chung lại rất ít, chỉ hơn 200 triệu đồng thì làm sao mà xây nhà?
Chồng tôi dùng số tiền đó mua vật liệu xây dựng. Còn bản thân anh đi làm, chiều về lại tự xây căn nhà của mình. Những công đoạn khó thì anh nhờ thêm đồng nghiệp hỗ trợ. Mọi người mến tính anh nên chẳng ai từ chối cả, họ còn nhiệt tình giúp đỡ mà không đòi hỏi tiền công.
Cuối cùng, sau nửa năm, anh cũng hoàn thành ngôi nhà của chúng tôi. Căn nhà được xây dựng tỉ mỉ, cẩn thận từng chi tiết nhỏ và theo bản vẽ của tôi. Chồng tôi nói anh đã dồn tình cảm vào căn nhà này, xem như bù đắp những thiệt thòi của tôi khi làm vợ anh. Nhìn căn nhà rộng rãi, gọn gàng, tôi vừa hạnh phúc vừa hãnh diện.
Bố mẹ tôi cũng lần đầu tiên khen ngợi con rể. Bố mẹ nói không ngờ anh lại là người cần mẫn, có chí đến thế. Hơn nữa, tình yêu của anh đối với tôi quá lớn càng giúp ông bà cảm thấy yên tâm hơn.
Tôi thấy lấy chồng nghèo tiền nghèo bạc không phải là vấn đề gì lớn lao. Chỉ cần tình yêu đủ lớn và có ý chí, chắc chắn người đàn ông đó sẽ đem lại hạnh phúc cho mình thôi.
Nghĩ vợ là gái nạ dòng, tôi chẳng thiết giữ nhưng vừa nhìn 8 chữ trong điện thoại, tôi hoảng hồn run sợ Đưa Lan về giới thiệu, tôi gặp phải sự phản đối kịch liệt của cả gia đình. Nhưng sau vài lần tiếp xúc với Lan, sự chân thành của em lại dần chiếm được thiện cảm của bố mẹ tôi. Tôi gặp Lan khi cô ấy đã ly hôn được 2 năm. Mặc dù có ấn tượng ngay từ phút gặp mặt đầu...