Trớ trêu thay khi 16/20 game trong top doanh thu game mobile của Hàn Quốc lại là game Trung Quốc
Một quan chức Hàn Quốc thậm chí phải thốt lên rằng: “Liệu Hàn Quốc có còn là nước chiếm ưu thế về các trò chơi trực tuyến nữa hay không?”.
Theo báo cáo do IGAworks, một công ty dữ liệu của Hàn Quốc phát hành, tổng cộng đã có 136 trò chơi điện thoại di động của Trung Quốc đã được phát hành trong năm 2017 trên các cửa hàng ứng dụng di động của Hàn Quốc.
Và trong Top 20 game di động có doanh thu cao nhất, game có xuất xứ từ Trung Quốc chiếm tới 16 vị trí. Năm 2016, con số này chỉ là 11 trò chơi.
Trông lung linh như này thôi nhưng Girls Frontline lại là game Trung Quốc.
Video đang HOT
Game di động có doanh thu cao nhất trong 16 game kể trên là Girls Frontline. Về thể loại, phần lớn trong số này là các trò chơi nhập vai, các game chiến lược vẫn còn nhưng số lượng đã giảm xuống nhiều so với trước đây. Các nội dung của game cũng không tập trung vào yếu tố truyền thông của Trung Quốc mà mang tính trung lập, có thể thu hút game thủ ở mọi tầng lớp văn hóa và quan điểm chính trị.
Các trò chơi này đã tạo ra doanh thu khoảng 1,02 tỷ nhân dân tệ, tăng 74% so với với năm 2016 là 633 triệu nhân dân tệ. Số lượng các trò chơi do Trung Quốc phát triển trên thị trường Hàn Quốc năm 2017 cũng tăng 19%, lên con số 136 so với năm 2016.
PUBG bị đạo nhái nghiêm trọng bởi các công ty Trung Quốc
Tình hình này đã khiến nhiều quan chức Hàn Quốc phải đau đầu. Vì trong khi sân nhà đang bị các hãng Trung Quốc khuấy đảo, các nhà sản xuất game nội địa của Hàn Quốc lại không thể vào Trung Quốc. Bởi để phát hành game, họ cần có sự cấp phép từ phía chính quyền. Mà một thực tế là dù đã nộp đơn từ khá lâu, đến cả hai công ty game hàng đầu Hàn Quốc vẫn chưa nhận được cái gật đầu từ phía cơ quan công quyền Trung Quốc.
Một lý do khác là vấn đề sao chép, “đạo văn”. Điển hình như PUBG, trò chơi nổi tiếng của Bluehole, một công ty Hàn Quốc nay đã có hàng chục phiên bản sao chép, nhái cả phong cách chơi lẫn nhân vật từ các công ty game Trung Quốc. Bluehole cho biết đang cân nhắc các biện pháp đối phó với các công ty Trung Quốc, nhưng các quan chức ngành công nghiệp game lại tỏ thái độ không lạc quan cho lắm về hiệu quả đạt được.
Tờ Yonhapnews đã dẫn lời một quan chức Hàn Quốc, cho biết: “Ở thời điểm này, chúng tôi đang tự đặt câu hỏi liệu Hàn Quốc có còn là nước chiếm ưu thế trong các trò chơi trực tuyến hay không”.
Theo GameK
Bó tay với khả năng đạo nhái của game Trung Quốc, sao chép cùng lúc cả 3 game PUBG, Fortnite và Overwatch
Từ trước đến nay, đây không phải trường hợp đầu tiên các nhà làm game Trung Quốc bị dính vào các vụ lùm xùm về đạo nhái hay vi phạm bản quyền.
Mới đây, một tựa game Trung Quốc có tên là Horizon Source đã được xuất hiện trên Steam dưới dạng phát hành miễn phí. Điểm đặc biệt của trò chơi này là nó đã sao chép các tính năng tiêu biểu của cả 3 tựa game đình đám trên thị trường hiện tại là PUBG, Fortnite và Overwatch.
Đương nhiên, với một phong cách đạo nhái trắng trợn như vậy, tựa game này đã vấp phải vô số chỉ trích từ cộng đồng game thủ quốc tế. Với mức đánh giá chỉ là 51%, Horizon Source hiện đang thuộc nhóm những game bị "kỳ thị" nhất trên Steam.
Từ trước đến nay, đây không phải trường hợp đầu tiên các nhà làm game Trung Quốc bị dính vào các vụ lùm xùm về đạo nhái hay vi phạm bản quyền. Điều này phần nào đã làm ảnh hưởng lớn đến uy tín của thị trường game hàng đầu thế giới này. Hy vọng trong tương lai, tình trạng này sẽ sớm chấm dứt và cộng đồng game thủ thế giới sẽ có được cái nhìn khác hơn về làng game Trung Quốc.
Theo GameK
Game thủ Việt với "hàng Trung Quốc": Chơi thì cứ chơi, ghét thì vẫn cứ ghét! "Sống chung với lũ" hơn 10 năm nhưng vẫn nhất định đòi tẩy chay? Điều này thoạt nghe như vô lý, nhưng nhìn vào hiện thực làng game Việt nhiều năm qua có thể thấy những lý do rất rõ ràng cho quan điểm này của game thủ Việt. Với vị thế của NSX và phân phối game toàn cầu, lại là nước...