Trở thành triệu phú Mỹ ở tuổi 27, cô gái gốc Việt từ “Lọ Lem” nghèo khó thành Nữ hoàng Startup chỉ với một bí quyết
Gây dựng sự nghiệp từ hai bàn tay trắng, người phụ nữ gốc Việt ấy đã khiến bao đấng mày râu phải nể phục khi trở thành triệu phú ở tuổi 27.
Jenny Q. Ta (hay còn được gọi là Jenny Tạ) từng gây xôn xao truyền thông quốc tế khi trở thành triệu phú Mỹ ở tuổi 27. Từ một cô gái gốc Việt nghèo khó trở thành bà chủ của loạt công ty với khối tài sản đồ sộ là điều không phải ai cũng làm được.
Hành trình từ một cô bé “lọ lem” không có gì trong tay trở thành “Nữ hoàng” khởi nghiệp của Jenny Tạ là một quãng đường rất dài, kiên trì và bền bỉ không ngừng. Jenny từng chia sẻ rằng chỉ có việc học mới giúp cô thoát nghèo và thành công.
” Sức mạnh và sự giàu có đến từ giáo dục. Tôi muốn thành công nhanh nhất có thể“, Jenny Tạ chia sẻ trên truyền thông.
Cô bé nghèo chăm học
Jenny Tạ sinh ra ở Việt Nam, khi còn nhỏ, cô cùng mẹ và anh trai đến Mỹ với vốn tiếng Anh hạn hẹp. Những ngày đầu ở Mỹ, 3 mẹ con phải sống tằn tiện bằng số tiền trợ cấp ít ỏi. Vì không có tiền để mua đồ chơi, Jenny thường đứng trước cửa hiệu hàng giờ đồng hồ chỉ để ngắm nhìn chúng thỏa nỗi niềm khát khao.
” Đó là quãng thời gian vô cùng khó khăn. Tôi không biết nói tiếng Anh và gặp nhiều rắc rối ở trường. Tôi từng bị bắt nạt. Nhìn lại, tôi tự hỏi tại sao tôi lại không mạnh mẽ như bây giờ?“, Jenny nói.
Vì hoàn cảnh sống đặc biệt nên Jenny già dặn hơn so với các bạn cùng trang lứa. Ngay từ nhỏ cô đã quyết tâm học hành để thoát nghèo. ” Tôi dành 99% thời gian cho việc học“, nữ triệu phú gốc Việt nhấn mạnh.
Ngoài giờ học, Jenny cũng thường dành thời gian giúp đỡ mẹ rửa chén, bưng bê phục vụ trong cửa hàng ăn nhỏ của gia đình. Khi học đại học, cô đã chọn nghành Hệ thống Quản lý Thông tin bởi vào thời điểm đó, công nghệ đang hot và nhu cầu tuyển dụng cao, Jenny muốn kiếm được việc làm ngay sau khi ra trường để đỡ đần gia đình.
Nhờ thành tích học tập xuất sắc mà chỉ hơn 3 năm theo học, Jenny đã lấy được bằng Cử nhân. Sau đó cô được mời vào làm việc tại công ty chứng khoán Shearson Lehman. Dù có việc làm ổn định tại công ty danh tiếng nhưng Jenny chưa bao giờ hài lòng với chính mình. Cô luôn có một ước mơ cháy bỏng là thành lập công ty riêng. Vì Jenny hiểu rõ, là một phụ nữ cô sẽ phải mất đến vài năm cống hiến để có được một vị trí cao. Nhằm chuẩn bị cho con đường tự kinh doanh trong tương lai, Jenny học thêm chương trình thạc sĩ Quản trị kinh doanh.
“Nàng Lọ Lem phố Wall”
Video đang HOT
Làm việc tại phố Wall và chứng kiến dòng tiền khổng lồ giao dịch mỗi ngày, Jenny đã nuôi tham vọng sẽ mở một công ty chứng khoán riêng. Ở tuổi 25, Jenny lập ra công ty tài chính Vantage Investments với 50 nhân viên đều là nam giới. Tuy nhiên, sau vài tháng hoạt động, công ty cô làm ăn ngày một thua lỗ.
Nhằm vực dậy công ty, Jenny đã nhờ sự giúp đỡ của mẹ để vay tiền với lời hứa thanh toán cả gốc lẫn lãi trong một năm. Rút kinh nghiệm từ những khoản thua lỗ trước, Jenny Tạ đã cẩn thận phân tích và đánh giá thị trường. 2 tháng sau, công ty tài chính của cô bắt đầu có lãi và Jenny đã thực hiện đúng lời hứa trả đủ tiền cho mẹ. Vào năm 1999, ở tuổi 27, Jenny kiếm hàng triệu USD từ lợi nhuận công ty và trở thành triệu phú Mỹ.
Biệt danh “Nàng Lọ Lem phố Wall” của Jenny ra đời từ đó. Cô đã khiến mọi người phải trầm trồ thán phục khi tạo dựng sự nghiệp từ hai bàn tay trắng. Năm 2001, Jenny bán công ty Vantage Investments và thu về số tiền không nhỏ. Jenny sau đó lấy bằng Thạc sĩ và thành lập công ty thứ 2, mang tên Titan Securities, vào năm 2005. Đây là công ty chứng khoán có quy mô lớn hơn so với Vantage Investments, cung cấp nhiều dịch vụ như: Tư vấn đầu tư chứng khoán, mua bán sáp nhập và huy động vốn.
Bằng kinh nghiệm được tích lũy trước đó, Jenny dẫn dắt công ty Titan hoạt động hiệu quả ngay từ những ngày đầu. Chỉ sau nửa năm hoạt động, Titan được một nhóm các nhà đầu tư tại phố Wall đề nghị mua lại với mức giá cao. Ở tuổi 32, Jenny Tạ có khối tài sản lên tới 250 triệu USD.
Tin tưởng vào chính mình
Thành công ở mảng tài chính và nổi tiếng ở phố Wall nhưng Jenny vẫn chưa chịu dừng bước. Cô đã chuyển mình ngoạn mục sang mảng truyền thông khi thành lập công ty Sqeeqee vào năm 2013. Đây là công ty đầu tiên trên thế giới khai sinh ra mạng truyền thông xã hội giúp người dùng kết nối và tìm kiếm lợi nhuận.
Khi đang tập thể dục tại bãi biển gần nhà ở Huntington Beach, Jenny Tạ chợt nghĩ phải tạo ra một mạng truyền thông xã hội để người dùng tương tác và kiếm tiền. Do đó, Jenny đã nảy ra ý tưởng cho ra đời công ty Sqeeqee với số vốn 5 triệu USD. Cô đã quyết định bán ngôi nhà ở Huntington Beach để dùng tiền thành lập công ty và chiêu mộ những lập trình viên giỏi nhất.
” Hãy đặt niềm tin vào ý tưởng của mình. Nếu bạn có sáng kiến, đừng chờ đợi mà hãy thực hiện nó“, Jenny Tạ chia sẻ bí quyết thành công.
Mạng xã hội Sqeeqee gồm nhiều tính năng như tìm kiếm, đăng tải video, kết nối người dùng, mua bán online… được tích hợp trên một nền tảng đa chiều. Jenny cho biết, lượng người đăng ký tại Sqeeqee đã tăng từ 25.000 người sau vài ngày ra mắt lên hàng trăm nghìn người vào thời điểm cuối năm đó. Jenny nhấn mạnh: ” Tôi tin vào ý tưởng của tôi. Nếu đủ tin tưởng bản thân, thỉnh thoảng, bạn chỉ cần nhắm mắt lại và làm. Đừng nghĩ quá nhiều“.
Hiện tại Jenny đang điều hành thêm công ty đầu tư mạo hiểm VCNetwork và công ty công nghệ CoinLinked. Trong một bài phỏng vấn cuối năm 2020, khi được hỏi đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến công việc kinh doanh như thế nào, Jenny trả lời rằng, rất may công ty cô không bị ảnh hưởng nhiều vì hoạt động dựa trên nền tảng thương mại điện tử xã hội trực tuyến.
Jenny cũng chia sẻ rằng khi ở trong đại dịch, căng thẳng và áp lực là điều không thể tránh khỏi đối với các doanh nhân và CEO. Cô đã tìm cho mình sự cân bằng, thư giãn bằng cách đọc sách, chạy bộ hoặc xem Netflix.
” Nếu có khó khăn và đau đớn, chúng sẽ là động lực để ta ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn. Chúng ta không thể cứ mãi nhìn về phía sau. Do vậy, tôi luôn lạc quan hướng về phía trước. Đại dịch đã đem đến nhiều sự thay đổi trong cuộc sống nhưng mỗi người hãy học cách thích ứng và tìm hướng thay đổi phù hợp hơn, tốt đẹp hơn cho tương lai“, Jenny cho hay.
Hình ảnh đời thường của Jenny.
Về đời sống riêng tư, Jenny rất kín tiếng trên truyền thông, cô không chia sẻ bất kỳ điều gì về cuộc sống cá nhân của mình. Trên Instagram, Jenny thường xuyên đăng tải những bức hình nghỉ ngơi, vui chơi, thư giãn bên ngoài thiên nhiên và gặp gỡ bạn bè. Có thể nói rằng, Jenny là tấm gương sáng về lòng kiên trì và bền bỉ, không ngừng sáng tạo và không bao giờ bỏ cuộc giữa chừng.
Triệu phú Vương Phạm kể chuyện buôn bán hái ra tiền, kiếm hơn trăm triệu/ ngày nhưng phải dẹp tiệm vì lý do khó đoán
Người ta chỉ dẹp tiệm vì thua lỗ còn Vương Phạm lại phải dừng kinh doanh khi đang lời vì lý do oái oăm.
Nhắc đến những gương mặt đại gia đang được quan tâm gần đây, không thể nào bỏ qua được Vương Phạm - triệu phú đô la người Việt trên đất Mỹ. Xuất thân là một chàng sinh viên chân ướt chân ráo đến xứ cờ hoa, Vương Phạm dần có được khối tài sản khổng lồ nhờ khôn khéo, nhanh nhạy trong kinh doanh. Bởi thế, ngoài những chuyện về mối quan hệ với Khoa Pug hay Johnny Đặng, những chuyện làm ăn, kiếm tiền của triệu phú cũng được quan tâm không kém.
Vương Phạm đang là bạn thân của Khoa Pug tại Mỹ
Mới đây, Vương Phạm vừa lên sóng một video kể lại quá trình startup của mình với chiếc xe tải bán đồ ăn 5 năm trước đây. Đáng chú ý nhất trong video này chính là số lợi nhuận khổng lồ mà anh chàng thu được từ startup này cũng như lý do cửa hàng đành phải đóng cửa dù đang "ăn nên làm ra".
Theo Vương Phạm chia sẻ, cách đây khoảng 5 năm khi đang tìm đồ ăn vặt trên mạng, anh vô tình thấy group ăn uống của Tina. Nhận thấy cơ hội "hái ra tiền" từ những món ăn này, triệu phú liền liên hệ với Tina và đề nghị làm ăn chung. Ban đầu, hai người vì không có nhiều vốn nên đã chọn mở một xe tải bán đồ ăn để bắt đầu kinh doanh trước. Lúc ấy, đến nhân viên phục vụ cũng không có, toàn bộ các công việc bày bán, chuẩn bị đồ ăn đều là Vương Phạm - Tina và một số người bạn cũng tham gia.
"Tính tôi nhìn đâu cũng thấy tiền, tôi cũng thích giúp người khác kiếm tiền. Tôi thấy trong nhóm của chị Tina có quá nhiều cơ hội kiếm tiền nhưng chị không biết khai thác" - Vương Phạm chia sẻ vì lý do hùn hạp với Tina mở tiệm ăn.
Vương Phạm và người bạn cùng startup xe đồ ăn - Tina
Thế nhưng nhờ chọn mô hình kinh doanh hợp lý, lại là xe tải bán đồ ăn đầu tiên ở khu vực, Vương Phạm nhanh chóng được nhiều người biết đến. Thậm chí có người còn không ngại đi cả trăm cây số tới mua. Theo chia sẻ của Vương Phạm, mỗi ngày như thế xe tải bán đồ ăn này bán được 5000 - 6000 đô (khoảng 113 triệu - 136 triệu)/ ngày.
Dù "ăn nên làm ra" như thế, Vương Phạm lại không thể duy trì "cây" hái ra tiền này lâu vì lý do oái oăm. Sau khi thành công, xe tải bán đồ ăn của Vương Phạm lúc nào cũng đông khách. Số lượng người đứng đợi mua quá nhiều nên tình trạng lấn chiếm vỉa hè, đường xá xảy ra, khiến giao thông bị tắc nghẽn và bị cảnh sát ghé thăm thường xuyên. Cuối cùng, Vương Phạm đành dẹp tiệm để tránh ảnh hưởng đến những người khác.
Vương Phạm nếm thử đồ ăn của tiệm Tina
Tuy phải đóng cửa trong nuối tiếc, song người bạn của Vương Phạm - Tina cũng đã lận lưng được vô số kinh nghiệm buôn bán. Sau khi đi học một khóa quản lý nhà hàng, cô đã tự mở một tiệm đồ ăn. Mỗi ngày tiệm thu về khoảng 2000 - 3000 đô và cuối tuần là 5000 - 6000 đô. Doanh số này không bằng như xưa do đã có quá nhiều đối thủ cạnh tranh mọc lên, chuyện làm ăn giờ cũng khó.
Vương Phạm đang được xem là bạn thân mới của Khoa Pug khi liên tục xuất hiện cùng hot YouTuber. Gần đây, hai đại gia cũng chứng tỏ độ giàu có khi vung tiền mua máy bay 115 tỷ, mở nhà hàng 25 tỷ.
Vương Phạm bên chiếc máy bay 115 tỷ hùn mua cùng Khoa Pug
Ảnh: Tổng hợp
Triệu phú có 400 triệu USD vẫn đi siêu thị mua gà 110k, quần 440k: 'Tôi cực ghét lãng phí tiền, chẳng bao giờ xấu hổ vì mua hàng giảm giá' "Tôi có thể đến một cửa hàng cao cấp và mua gà quay với giá cao hơn 40%. Nhưng nó cũng chỉ là gà quay mà thôi", vị triệu phú nói. Kevin O'Leary là một doanh nhân người Canada. Ông từng là "cá mập" nổi tiếng góp mặt trong chương trình "Shark Tank" của Mỹ. Tuy hiện sở hữu khối tài sản lên...