Trợ lý Tổng thống Ukraine đe dọa cây cầu dài nhất châu Âu
Trợ lý của Tổng thống Zelensky tuyên bố cây cầu dài nhất châu Âu, bắc qua eo biển Kerche dẫn vào Crimea “nên bị phá huỷ”.
Cây cầu bắc qua eo biển Kerch. Theo đài RT, Kiev muốn cấu trúc bắc qua eo biển Kerch bị phá hủy và dự tính các vụ phá hoại. Ảnh: Getty Images
Cầu Crimean của Nga, công trình kiến trúc lớn nhất thuộc loại này ở châu Âu, “nên bị phá hủy” – một phụ tá của Tổng thống Ukraine, Vladimir Zelensky cảnh báo.
“Đó là một công trình xây dựng bất hợp pháp và là cửa ngõ chính để cung cấp cho quân đội Nga ở Crimea”, trợ lý Mikhail Podolyak nói với Guardian ngày 16/8, giải thích lý do tại sao Kiev muốn tấn công cây cầu.
Cầu bắc qua eo biển Kerch được xây dựng sau khi Crimea tách khỏi Ukraine sáp nhập vào Nga năm 2014 thông qua một cuộc trưng cầu dân ý. Nó tạo thành một kết nối đường bộ và đường sắt trực tiếp với khu vực mà trước đây chỉ có thể đến được từ phần còn lại của Nga bằng đường biển hoặc đường hàng không. Cây cầu được sử dụng chủ yếu cho giao thông dân sự.
Ông Podolyak là quan chức Ukraine mới nhất xác nhận ý định tấn công cầu Crimea của Kiev. Tuyên bố được đưa ra khi ông dường như ám chỉ rằng Ukraine đang trong quá trình thực hiện một loạt các hành động phá hoại ở Crimea.
Chỉ trong vòng 1 tuần qua, bán đảo Crimea đã bị rung chuyển bởi loạt vụ nổ lớn tại các địa điểm quân sự được sử dụng để chứa đạn dược. Bộ Quốc phòng Nga thừa nhận vụ việc mới nhất xảy ra ngày 16/8 gần làng Mayskoye ở phía bắc Crimea là một hành động phá hoại.
Kiev đã không chính thức tuyên bố công nhận trách nhiệm các vụ việc, nhưng nhiều quan chức Ukraine ám chỉ rằng đây là hành động của phía Ukraine, và Podolyak cũng ám chỉ điều này trong cuộc phỏng vấn với tờ báo Anh.
“Tôi chắc chắn đồng ý với Bộ Quốc phòng Nga, cơ quan đang dự đoán sẽ có nhiều sự cố như thế này trong hai, ba tháng tới. Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể thấy những vụ như thế xảy ra nhiều hơn”, ông Podolyak lưu ý.
Video đang HOT
Phụ tá của Tổng thống Ukraine gọi các cuộc tấn công bí mật có chủ đích là một “cuộc phản công” khác về bản chất với loại hành động quân sự thường được mô tả bằng thuật ngữ này.
“Một cuộc phản công của Ukraine sẽ rất khác [với một cuộc phản công của Nga]. Chúng tôi không sử dụng các chiến thuật của những năm 60 và 70 thế kỷ trước”, quan chức Ukraine tuyên bố. Tờ Guardian gợi ý rằng ông Podolyak có thể đã ngầm thừa nhận việc Ukraine không huy động được binh lính và vũ khí để chống lại quân đội Nga trên chiến trường.
Các quan chức hàng đầu của Ukraine trong nhiều tuần qua cho biết sẽ thúc đẩy chiến dịch giành lại thành phố Kherson, thậm chí một số người còn tuyên bố chiến dịch đã được tiến hành.
Ông Podolyak nói với BBC vào tuần trước rằng “tất cả các tuyên bố công khai” của các quan chức Ukraine là “ chiến tranh tâm lý” nhằm mục đích làm giảm nhuệ khí của quân đội Nga.
Bức tranh toàn cảnh về giá năng lượng tại châu Âu
Giá bán buôn điện và khí đốt tăng mạnh trên toàn cầu đồng nghĩa với việc các hộ gia đình trên khắp châu Âu phải đối mặt với hóa đơn năng lượng cao hơn nhiều trong năm nay và xa hơn nữa.
Trạm khí đốt Bulgartransgaz ở Ihtiman, Bulgaria ngày 5/5/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại sao giá nhiên liệu cao?
Các công ty năng lượng trả tiền để mua buôn khí đốt và điện sau đó bán cho người tiêu dùng. Như trong bất kỳ thị trường nào, giá mua buôn có thể tăng hoặc giảm, phụ thuộc vào cán cân cung và cầu. Thông thường, giá nhiên liệu sẽ giảm vào mùa Hè và tăng lên vào mùa Đông do nhu cầu sưởi ấm, chiếu sáng cao hơn.
Giá nhiên liệu bắt đầu tăng trên mức thông thường vào tháng 9/2021 và tiếp tục tăng cao hơn nữa sau tình trạng gián đoạn nguồn cung do xung đột Nga và Ukraine bùng phát vào tháng Hai.
Ngay trước khi xung đột bắt đầu, Chính phủ Đức đã ngừng đường ống Dòng chảy phương Bắc 2, vốn có thể tăng gấp đôi lượng khí đốt của Nga vận chuyển đến châu Âu vào tháng Bảy. Trong khi đó, khối lượng khí đốt đi bơm qua tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 giảm xuống còn 20% công suất do các vấn đề về bảo trì.
Ngoài ra, sự cố hạt nhân của Pháp và một đợt nắng nóng trên khắp châu Âu vào mùa Hè này cũng làm gia tăng nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu. Giá khí đốt tiêu chuẩn của châu Âu tại trung tâm TTF của Hà Lan đã tăng gần 350% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đà tăng sẽ kéo dài?
Nhiều nhà phân tích trên thị trường khí đốt dự đoán giá mặt hàng này sẽ tiếp tục tăng trong hai năm tới hoặc hơn. Cuộc cạnh tranh trên toàn cầu đối với khí đốt và than đá trong mùa Đông năm nay dự kiến sẽ khiến giá nhiên liệu khó giảm.
Bên cạnh đó, nếu xảy ra bất kỳ tình trạng gián đoạn nguồn cung khí đốt nào từ Nga, như việc ngừng cung cấp hoàn toàn thông qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1, giá sẽ tiếp tục tăng.
Mặc dù các quốc gia châu Âu đang trên đà nạp đầy các kho dự trữ khí đốt lên mức tối thiểu 80% vào ngày 1/10, song một mùa Đông lạnh giá có thể làm cạn kiệt nguồn dự trữ trên một cách nhanh chóng.
Tại sao giá bán lẻ tăng?
Nhiều nhà cung cấp năng lượng chuyển chi phí cao hơn "sang vai" người tiêu dùng thông qua biểu giá bán lẻ. Ví dụ, ở Anh, đối với hóa đơn nhiên liệu kép (điện và khí đốt), chi phí bán buôn có thể chiếm 40% tổng hóa đơn.
Các nhà cung cấp có thể mua năng lượng trên thị trường bán buôn vào ngày giao hàng, trước một ngày và trước hàng tháng, khi họ cố gắng dự đoán khi nào giá sẽ thấp hơn và mua bao nhiêu để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Nếu các nhà cung cấp không mua đủ năng lượng, họ có thể phải mua thêm với giá cao hơn, tùy thuộc vào diễn biến thị trường.
Hành động của chính phủ
Trong tháng Bảy, Liên minh châu Âu (EU) vào đã yêu cầu các quốc gia thành viên tự nguyện giảm nhu cầu khí đốt lên đến 15% trong mùa Đông này với việc áp dụng các biện pháp cắt giảm bắt buộc.
Một số chính phủ châu Âu đã thực hiện các biện pháp để giảm tiêu thụ như luật về sử dụng điều hòa không khí và mức độ sưởi ấm trong các tòa nhà công cộng và thương mại.
Đức đã chuyển sang giai đoạn thứ hai của kế hoạch khí đốt khẩn cấp ba giai đoạn. Trong giai đoạn thứ ba, nguồn cung đối với ngành công nghiệp dự kiến sẽ bị cắt giảm. Nước này cũng sẽ áp dụng thuế khí đốt để phân bổ chi phí cao do việc thay thế khí đốt của Nga cho tất cả người tiêu dùng cuối từ tháng Mười. Biện pháp này có thể khiến hóa đơn năng lượng của Đức tăng thêm 480 euro/năm.
Các chính phủ cũng đã công bố những biện pháp như trợ cấp, loại bỏ thuế môi trường hoặc thuế VAT. Anh, quốc gia phụ thuộc nhiều vào khí đốt để sưởi ấm, đã đưa ra mức trần giá đối với biểu giá năng lượng và giới hạn lợi nhuận của các nhà cung cấp ở mức 1,9%.
Người tiêu dùng có thể làm gì?
Các hộ gia đình chiếm 30 - 40% nhu cầu khí đốt của châu Âu, với khoảng 80% nhu cầu khí đốt trong gia đình là sưởi ấm. Thông thường nhu cầu sẽ cao hơn vào mùa Đông, kéo dài từ tháng Mười đến tháng Ba. Theo các nhà phân tích của Bernstein, một số biện pháp nhất định có thể giúp các hộ gia đình giảm một phần ba nhu cầu khí đốt.
Điều chỉnh nhiệt độ giảm 1 độ C từ 20 độ C xuống 19 độ C có thể làm giảm nhu cầu khí đốt trong gia đình khoảng 7%. Mặc một chiếc áo len dày ở nhà trong mùa Đông cũng có thể giúp tiết kiệm thêm 4% nhu cầu tiêu thụ khí đốt.
Trì hoãn việc sưởi ấm đến tháng Mười Một thay vì tháng Mười hoặc ngừng dùng hệ thống sưởi vào tháng Hai thay vì tháng Ba có thể tiết kiệm nhiên liệu 3 - 6%. Tắt bộ tản nhiệt trong các phòng không sử dụng, thay vòi sen bằng vòi tiết kiệm nước có thể tiết kiệm thêm 7% nhu cầu.
Vũ khí Nga ở Ukraine sử dụng nhiều công nghệ của phương Tây? Hơn 450 linh kiện nước ngoài đã được tìm thấy trong các vũ khí Nga tham gia chiến sự Ukraine, mà theo tổ chức Anh là bằng chứng cho thấy Moscow lấy được công nghệ then chốt từ Mỹ, châu Âu và châu Á. Nga sử dụng nhiều vũ khí có linh kiện từ nước ngoài. Ảnh AFP/GETTY Kể từ khi chiến sự...