Trợ lý giọng nói: Đại chiến giữa các hãng công nghệ
Các ứng dụng tương tác bằng giọng nói kết hợp trí tuệ nhân tạo được đánh giá là đang tạo nên cuộc chiến lớn nhất giữa các đại gia công nghệ như Apple, Microsoft, Google, Amazon.
Tạp chí Time cho biết, các “quái kiệt” của làng công nghệ đang nỗ lực xây dựng nền tảng điện toán tương lai, mở ra một cuộc đại chiến trong giới này hiện nay. Đa số người dùng có thể không thấy rõ, nhưng kẻ chiến thắng sẽ có tầm ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của người dùng.
Apple mở màn cuộc chiến khi giới thiệu trợ lý Siri vào năm 2011. Người dùng iPhone có thể sử dụng Siri để tra thông tin, ra lệnh bằng giọng nói mà không cần thao tác nhiều bằng tay. Công nghệ ẩn sau Siri là các thuật toán trí tuệ nhân tạo (AI), xử lý ngôn ngữ tự nhiên và công nghệ học máy (machine learning). Nếu sử dụng Siri một thời gian, người dùng sẽ thấy nó trở nên thông minh hơn khi hiểu người dùng muốn gì, có những thói quen gì…
Tất nhiên, Google không muốn Apple tự do tung hoành trong lĩnh vực đầy tiềm năng như thế. Không lâu sau khi Siri ra đời, họ giới thiệu Google Now, trợ lý AI dành cho thiết bị Android. Microsoft cũng sớm nhập cuộc với Cortana. Gần đây nhất là Amazon với thiết bị Echo cùng trợ lý ảo tương tác bằng giọng nói mang tên Alexa.
Giới công nghệ đang chờ đợi người chiến thắng trên đường đua trợ lý ảo thông minh.
Video đang HOT
Trong khi các phần mềm trí tuệ nhân tạo đã xuất hiện nhiều năm và được ứng dụng trong hàng loạt dịch vụ, những trợ lý ảo kiểu mới hoạt động tốt hơn nhờ cơ chế học máy, xử lý ngôn ngữ nhanh hơn. Trong nhiều tình huống, chúng có thể hiểu nghĩa câu nói mà không đòi hỏi người dùng ra lệnh đúng khuôn mẫu. Bước đột phá này không đơn thuần do khả năng nhận diện giọng nói mà còn nhờ khả năng hiểu thông tin dựa trên ngữ cảnh.
Mục tiêu của bốn đại gia công nghệ kể trên – vốn đã đổ hàng trăm triệu USD cho nghiên cứu, phát triển và sáp nhập – là tạo ra một trợ lý ảo có thể phản hồi tự nhiên với độ chính xác cao tùy theo ngữ cảnh. Hãng nào tiên phong trong việc giới thiệu một trợ lý AI thông minh hơn, chính xác hơn, giao tiếp trơn tru hơn thì hãng đó sẽ thu hút được nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ và sản phẩm hơn.
Mỗi công ty tham gia đều hiểu rằng một khi người dùng đã chấp nhận nền tảng mới, họ sẽ không bỏ đi, bởi trợ lý AI đã trở nên gắn bó với họ. Công nghệ giọng nói kết hợp trí tuệ nhân tạo vì vậy được coi là yếu tố quan trọng nhất giúp một hãng lật ngược thế cờ và vươn lên dẫn đầu thị trường.
Bởi vậy, họ sẵn sàng chi mạnh để đầu tư hoặc mua lại các công ty nhỏ đang sở hữu những bí quyết giúp họ tạo dựng nên nền tảng của tương lai. “Chúng ta đang ở biên giới nơi kết nối giữa sức mạnh của ngôn ngữ tự nhiên với trí tuệ tiên tiến của máy móc. Chúng tôi gọi đây là Hội thoại như một nền tảng (CaaP – Conversations as a Platform)”, Satya Nadella, CEO Microsoft, nhận định.
Châ An
Theo VNE
Google gây sốc khi biết thông tin về người đã chết
Trợ lý giọng nói của Google có thể xem và hiểu thông tin trong email, biết đó là kỷ niệm buồn nên đã chia sẻ lời cảm thông, giống như cảm xúc của con người.
Câu chuyện diễn ra với tài khoản "Barney13" trên mạng xã hội Reddit, khi ông thực hiện ra lệnh bằng giọng nói với "trợ lý ảo" Google Now và trình lưu trữ ảnh Google Photos. Ông sử dụng một chiếc điện thoại Android và ngoài hai dịch vụ trên ông còn dùng Gmail, Drive, YouTube...
Google Now trợ lý giọng nói được Google phát triển.
Đầu tiên, người này "đánh thức" Google Now bằng câu lệnh "OK Google" và yêu cầu lọc cho mình những bức ảnh chụp lại khi đến San Francisco (Mỹ). Dịch vụ của hãng tìm kiếm hàng đầu thế giới nhanh chóng đưa ra câu trả lời cho lệnh trên.
Sau đó, người đàn ông lặp lại yêu cầu nhưng cho địa điểm khác là Nice, Pháp. Tuy nhiên, thay vì hồi đáp theo cách thông thường rằng các bức ảnh mà ông cần là đây, Google Now đã đưa ra cả những lời chia sẻ khiến tài khoản Barney13 bật khóc.
"Trợ lý ảo" của Google nói rằng: "Theo Gmail, trước tiên hãy cho tôi bày tỏ lời cảm thông sâu sắc đến bạn, mẹ của bạn và cả gia đình về sự mất mát. Cha bạn là một người đàn ông tuyệt vời và tôi chắc là bạn rõ điều này".
Cha của người đàn ông này đã qua đời trong một tai nạn ở Nice, Pháp vào năm 2010. Google Now đã đưa ra lời cảm thông về sự ra đi trên, trước khi gợi lại những bức ảnh có thể khiến ông đau buồn.
"Lúc đó tôi buồn xen lẫn sự ngạc nhiên. Thật là một khoảnh khắc tuyệt vời khi robot tự động có cảm xúc và thể hiện sự đồng cảm với mình", ông nói.
Ông cũng giải thích thêm: "Hóa ra cô ấy (Google Now) đã đọc một đoạn trích trong email tôi nhận được từ người bạn ngay sau cái chết của cha tôi. Nhưng rõ ràng điều đó thật đáng kinh ngạc. Thông tin này nằm trong đoạn thứ ba của cả email dài gửi cho tôi hồi tháng 12/2010".
"Câu chuyện này cũng chứng minh một điều: Google biết tất cả mọi thứ về mỗi chúng ta, về các mối quan tâm và cả gia đình", tài khoản Barney13 viết. Nhưng khi trải qua chuyện này, ông nói: "Tôi không sợ nó biết nhiều thứ về mình".
Đình Nam
Theo VNE
Nhận dạng giọng nói không cần internet Trong tương lai không xa, người dùng có thể ra lệnh điều khiển bằng giọng nói trên smartphone chạy Android mà không cần quan tâm đến việc có kết nối internet hay không. Trợ lý ảo trong tương lai có thể không cần kết nối internet - Ảnh: AFP Theo Business Insider, hiện nay các trợ lý ảo thông minh như Siri (iOS),...