Trò lừa tráo giấy tờ đang tái diễn
Người dân cần “thủ” sẵn phương pháp bảo vệ tài sản khi gặp đối tượng giả danh, đánh tráo giấy tờ nhà đất
Ông L.P.T (ngụ quận 2, TP HCM) vừa khởi kiện yêu cầu tòa án tuyên vô hiệu hợp đồng chuyển nhượng một thửa đất giữa ông T. với ông Trần Thanh Sơn (quê ở tỉnh Bến Tre) lập tại Văn phòng Công chứng Trung Tâm (TP HCM). Từ đó, yêu cầu tòa án hủy phần nội dung “chuyển nhượng cho ông Trần Thanh Sơn” cập nhật thông tin trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSD).
Ông T. khẳng định bản thân không hay biết về giao dịch mua bán mảnh đất do mình làm chủ sở hữu. Còn vị đại diện pháp luật của ông T. thì gửi đơn đến Báo Người Lao ộng nhờ báo chí gióng lên hồi chuông cảnh báo, dù vụ việc tương tự đã từng diễn ra trước đây.
Nghe tin… mình đã bán đất!
Ông T. cho biết trước kia, ông có rao bán miếng đất. Một nhóm đến gặp và ngỏ ý muốn mua. “Mấy người đến hỏi mua đất và mượn giấy tờ liên quan (sổ đỏ, hộ khẩu, CMND, giấy đăng ký kết hôn…) đi photocopy. Họ viện lý do xác minh nên tôi đồng ý” – ông T. nhớ lại.
Thế nhưng khi nhận giấy tờ từ tay ông T. thì nhóm người trên đánh tráo giấy tờ. Sau đó, nhóm này cho người đóng giả vợ chồng ông T. đến Văn phòng Công chứng Trung Tâm thực hiện giao dịch mua bán. Tại đây, công chứng viên Phạm Thị Minh Anh dễ dàng thông qua hợp đồng mua bán, xác định mảnh đất trên bán cho ông Sơn.
Nhóm lừa đảo đã kịp đăng ký cập nhật việc thay đổi chủ sử dụng, chủ sở hữu trên giấy chứng nhận sang tên người mua là ông Sơn. Sau đó, ông Sơn rao bán miếng đất. May thay, người mua đi tìm hiểu thì phát hiện giấy tờ là thật nhưng chủ sở hữu là giả. Cơ quan điều tra kết luận giấy chứng nhận QSD cập nhật thay đổi chủ sở hữu tên Trần Thanh Sơn là giấy tờ thật. Song, chữ ký và dấu vân tay bên bán trong hợp đồng chuyển nhượng không phải của ông T. Ông Sơn thừa nhận có người nhờ ông đứng tên giấy tờ.
Vụ việc của ông T. dự kiến sẽ còn mất rất nhiều thời gian để có thể đứng tên lại mảnh đất của mình, vì những kẻ lừa đảo đã cao chạy xa bay. Theo người đại diện pháp luật của ông T., vụ việc của ông T. không phải là hy hữu, bởi trước đây vị này đã không ít lần đại diện pháp luật cho những vụ kiện tương tự nhưng xem ra nhiều người vẫn bị lừa nên báo chí cần gióng lên hồi chuông cảnh báo mạnh mẽ.
Video đang HOT
Tương tự, từ giữa tháng 7-2017, báo chí đã đề cập trường hợp vợ chồng bà V.T.H (ngụ quận 2, TP HCM). Vụ việc của bà H. được tóm lược như sau: Năm 2016, bà bất ngờ nhận thông tin có người làm thủ tục xác nhận hiện trạng vị trí thửa đất của bà. ến UBND phường, bà tá hỏa khi thấy có người giả mạo chữ ký để ủy quyền cho bà Hạnh bán đất của bà. Oái oăm thay, giấy chứng nhận QSD trong hồ sơ bà Hạnh nộp cơ quan chức năng là giấy tờ thật, giấy tờ bà H. đang giữ là giả. Lý do là trước đó, một người đến hỏi mua đất và mượn giấy tờ đất, hộ khẩu, CMND, giấy đăng ký kết hôn đi photocopy. Người này viện lý do xác minh nên bà H. đồng ý.
Thời điểm trên, công an kết luận đám người bán đất của bà H. là đối tượng lừa đảo và hiện vừa có kết luận điều tra. Tuy nhiên, muốn lấy lại mảnh đất mà nhóm người trên đã bán cho người khác, vợ chồng bà H. phải tiến hành thêm thủ tục khởi kiện dân sự yêu cầu tòa án tuyên vô hiệu và hủy giấy ủy quyền giữa vợ chồng bà và bà Hạnh (lập tại Văn phòng Công chứng Phú Nhuận, TP HCM). Từ đó, tuyên hủy hợp đồng chuyển nhượng QSD. Vụ việc kéo dài đến nay vẫn chưa xong, gây khốn khổ và lo lắng cho vợ chồng bà H.
Giấy tờ thật (phía dưới) cập nhật chủ sở hữu mới tên Trần Thanh Sơn và giấy tờ giả bị lừa đảo đánh tráo của ông T.
Người bán nhà, đất nên làm gì?
Thủ đoạn “trộm long tráo phụng” trong mua bán nhà đất đang diễn biến phức tạp, nên trước khi tốn thời gian, công sức cầu cứu cơ quan pháp luật, người dân cần “thủ” sẵn phương pháp bảo vệ tài sản.
Luật sư Lê Quang Vũ, Giám đốc Công ty Luật Công Bình, tư vấn người có ý định bán nhà, đất nên photocopy sẵn tất cả giấy tờ liên quan (giấy chứng nhận QSD, CMND, hộ khẩu…). Khi cần thiết, bên bán giao ngay bản photocopy nếu bên mua muốn tham khảo. Trường hợp người mua đòi xem bản chính, người bán không cho chụp ảnh và lấy lại ngay đề phòng kẻ gian lấy cắp, làm giả rồi mạo danh khi giao dịch hòng chiếm đoạt tài sản. “Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản nhất định phải “đi liền khúc ruột” – luật sư so sánh.
Luật sư Lê Quang Vũ phân tích pháp luật coi hợp đồng có chủ thể, chữ ký, điểm chỉ giả mạo là hợp đồng vô hiệu. Cá nhân, tổ chức liên quan có quyền đề nghị tòa án tuyên bố văn bản công chứng như vậy vô hiệu. Luật sư cho rằng hành vi tráo giấy tờ, giả danh chủ sở hữu thực hiện giao dịch có dấu hiệu phạm pháp hình sự. Cơ quan chức năng có đủ căn cứ khởi tố nếu kết luận giám định chỉ rõ chữ ký, điểm chỉ trên văn bản là giả.
Thiếu tá Lê Hữu Phước, ội trưởng ội CSĐT tội phạm về trật tự xã hội Công an quận 8 (TP HCM), lưu ý nạn nhân tố giác ngay với cơ quan công an. ồng thời, chủ sở hữu thực sự thông báo đề nghị cơ quan chức năng liên quan phong tỏa tài sản. Thiếu tá Lê Hữu Phước nhấn mạnh: “Kết quả trưng cầu giám định chữ ký, dấu vân tay chính là bằng chứng quan trọng chứng minh bản chất vụ việc”.
Công chứng viên có thể đi tù
Xét hai vụ việc trên, thiếu tá Lê Hữu Phước khẳng định công chứng viên phải bồi thường khi nạn nhân yêu cầu hoặc cơ quan điều tra làm rõ trách nhiệm các bên. Nặng hơn, công chứng viên có thể chịu trách nhiệm hình sự nếu không bồi thường hoặc giao dịch giả mạo gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Bài và ảnh: DI LÂM
Theo nld.com.vn
Chó nuôi cắn chết người, chủ chó có đi tù?
Nếu không nuôi chó đúng cách, chó nuôi có thể trở thành mối nguy hại cho người khác. Chủ chó để chó nuôi cắn chết người có thể bị đi tù.
Chó là loại động vật thông minh, từ lâu là người bạn trung thành của con người. Tuy nhiên, nếu không nuôi chó đúng cách, để chó trở thành mối nguy hại cho người khác, thậm chí chó cắn chết người, thì người chủ để chó nuôi cắn chết người có nguy cơ phải đi tù.Nhiều nạn nhân bị chó nuôi cắn chếtNhư Thanh Niên đã đưa tin, ngày 19.8, ông Nguyễn Văn Th. (ngụ TP.Hà Nội) bị con chó giống từ châu Âu cắn vào cổ, phải đi cấp cứu ở Bệnh viện (BV) Việt Đức, rồi tử vong vài ngày sau đó.Theo đó, khoảng 6 giờ ngày 19.8, khi ông B. là hàng xóm và cũng là người nhà ông Th. dắt con chó nặng hơn 30 kg, giống Malinois, giống chó cùng họ với chó sói, thường nuôi để đi săn, nhập về từ châu Âu, được mua từ một trại huấn luyện chó săn, đi ngang qua số nhà 34/358 Bùi Xương Trạch, gặp ông Th. cũng đang thả con chó loại lai giống chó Phú Quốc.Bất chợt, hai con chó lao vào vờn rồi cắn nhau.
Ông Th. dùng cây nạng đang chống (ông Th. bị tai nạn cụt chân) đánh mạnh vào cả hai con chó để can ngăn. Bị đánh đau, bất ngờ con chó giống Malinois chồm lên vồ, cắn vào cổ ông Th. khiến nạn nhân không kịp chống đỡ. Ông Th. bị cắn ở cổ, mất nhiều máu và tử vong.Một người thân của ông B. cho biết, con chó giống Malinois bình thường được nhốt trong nhà, rọ mõm thường xuyên. Nhưng sáng 19.8, ông B. dắt chó ra ngoài không đeo rọ mõm thì xảy ra sự việc đau lòng. Hai gia đình này nuôi nhiều chó.Đây không phải là trường hợp duy nhất bị chó cắn chết, mới đây, ngày 23.8, một người đàn ông ở Hà Nội vừa bị 2 con chó nhà nuôi béc giê cắn chết.
Hay khoảng 2 tháng trước, một bé gái 8 tháng tuổi tại Hà Nội cũng bị tử vong do bị chó nhà tấn công.Sau nhiều vụ việc người bị chó cắn xảy ra trên địa bàn TP Hà Nội, bạn đọc thắc mắc liệu nạn nhân có được bồi thường hay không? Ai sẽ là người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đó? Trách nhiệm của người nuôi chú chó cắn chết người là gì?Án 10 năm tù nếu để chó cắn chết 2 ngườiTrao đổi về vấn đề này, luật sư (LS) Nguyễn Thị Minh Trang (thuộc Đoàn LS TP.HCM) cho rằng theo quy định, người nuôi chó phải đăng ký với UBND xã/phường/thị trấn để địa bàn đó có thể dễ dàng kiểm soát, quản lý.
Ngoài ra, người nuôi chó phải xích, nhốt hoặc giữ chó trong khuôn viên gia đình nhằm bảo đảm vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng xấu tới người xung quanh."Khi đưa chó ra nơi công cộng phải đeo rọ mõm hoặc xích chó và có người trông coi. Nếu chó thả rông cắn người, chủ nuôi không chỉ phải bồi thường cho người bị cắn, mà nếu chó cắn chết người thì chủ nuôi có thể bị chịu trách nhiệm hình sự", LS Trang cho biết.LS Trang phân tích, theo qui định của Điều 625 của Luật dân sự về bồi thường thiệt hại do súc vật gây thì chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác.
Trong trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản cho cá nhân hoặc các tổ chức khác."Theo điều 625, lỗi của họ có thể xuất phát từ nhiều hành vi, động cơ khác nhau. Ví dụ chăn thả súc vật ở những nơi cấm chăn thả gia súc như đường phố, công viên, khu công nghiệp, khu dân cư, trường học.... và việc chăn thả đã đó đã gây chết người; chăm sóc không đúng kỹ thuật các biện pháp quản lý, cầm giữ súc vật dẫn tới súc vật gây thiệt hại...
Chủ sở hữu của chó cắn phải bồi thường thiệt hại cho sức khỏe của người bị cắn như chi phí cứu chữa, phục hồi sức khỏe, chức năng bị mất, bị giảm sút và mức thu nhập bị mất hoặc bị giảm sút của người bị chó cắn", LS Trang nói.Đặc biệt, nếu chó cắn chết người thì người nuôi chó đó phải bồi thường phí cho việc cứu chữa, chi phí mai táng, tiền cấp cấp dưỡng và tiền bù đắp tổn thất tinh thần.
Ngoài việc bồi thường dân sự, thì chủ sở hữu để chó cắn chết người thì sẽ bị xử lí hình sự theo điều 128 BLHS 2015 tội " Vô ý làm chết người", mức hình phạt cao nhất là 5 năm. Nếu việc để chó của mình gây chết 2 người trở lên chủ có thể bị phạt tù đến 10 năm.LS Trang nhấn mạnh nếu không may xảy ra việc chó cắn chết người thì gia đình nạn nhân có thể khởi kiện người nuôi chó ra tòa án để yêu cầu bồi thường thiệt hại và yêu cầu xử lý hình sự đúng quy định.
Theo TNO
Công chứng và đăng ký đất đai: Thuận lợi nếu "2 trong 1" Vai trò của công chứng và đăng ký bất động sản là 2 hoạt động cùng nằm trong cả tiến trình gắn kết với nhau. Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ ra rằng, giữa cơ quan đăng ký với tổ chức hành nghề công chứng chưa có sự kết nối, chia sẻ thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản. Theo...