Trở lại sau 5 năm, “cột sống” của các chú 2PM còn ổn để thực hiện vũ đạo “huyền thoại”?
Với màn comeback sắp tới của 2PM, người hâm mộ cảm thấy “không hy vọng gì” với giả thuyết lịch sử sẽ lặp lại.
Sau 5 năm vắng bóng kể từ album GENTLEMENS GAME (2016), nhóm nhạc thần tượng Gen 2 2PM đã chính thức xác nhận trở lại với full album thứ 7 mang tên MUST dự kiến phát hành vào 28/6 tới. Trong lần trở lại này, visual cuốn hút và thân hình “ngon” đều đặc trưng như ngày nào của “Nhóm nhạc dã thú” vẫn khiến người hâm mộ cảm thán không thôi.
2PM vừa tung trailer The Hottest Origin cho sự trở lại sắp tới
Cùng với sự hào hứng đó, cộng đồng fan Kpop còn hóng chờ xem liệu màn vũ đạo “kim tự tháp” lịch sử trong ca khúc Heartbeat của 2PM có được lặp lại lần nữa sau 5 năm hay không. Heartbeat là một trong những ca khúc làm nên tên tuổi của 2PM và đã trở thành “đặc sản” của các anh chàng khi luôn được tái hiện mỗi năm một lần xuyên suốt từ 2009 đến 2016.
Vũ đạo “kim tự tháp” đặc trưng trong Heartbeat của 2PM
Sân khấu này đã trở thành “đặc sản” của các anh chàng khi luôn được tái hiện mỗi năm một lần
Có thể nói, màn trình diễn Heartbeat luôn là một trong những niềm tự hào của Hottest (tên fandom của 2PM). Tuy nhiên với lần comeback này, các chàng trai 2PM năm nào đã “trưởng thành” thành các “chú” có độ tuổi tầm từ 31 đến 33. Fan cho rằng sẽ chẳng có lịch sử nào lặp lại đâu, bởi vì “cột sống” của các chú không cho phép nữa rồi, thay vào đó, chúng ta nên trông chờ vào một màn “xé áo” thì hơn:
- Cột sống các chú không cho phép xếp cao xếp thấp nữa nha. Có xé áo thì vẫn cứ là oke nha.
- Nụ cười luôn nở trên môi nhưng cột sống của các chú không ổn. Nhưng mà xé áo thì vẫn ổn.
- Không có đâu, mấy anh già rồi!
- Thôi mấy chú comeback là cháu vui gần chớt rồi!
- Vũ đạo còn quên dần đều rồi kim tự tháp cái gì nữa. Tầm này bảo xé áo thì còn suy nghĩ chứ xây kim tự tháp thì xin lỗi nha.
- Thôi, giờ các chú đều đầu 3 cả rồi, không chơi trò xương khớp vậy được đâu.
Nổi tiếng với hình tượng những quý ông mạnh mẽ, sân khấu của 2PM luôn được xây dựng với những động tác khó và yêu cầu kĩ thuật cao. Heartbeat ngày ấy với vũ đạo “kim tự tháp” đặc biệt, xứng đáng là bài hát đại diện của nhóm. Cuối bài hát, các anh chàng nhà JYP luôn phải thực hiện động tác xếp chồng lên nhau có độ khó cao, đòi hỏi sự dứt khoát và gọn gàng nhất có thể. Ấy vậy mà, “trăm lần như một”, 2PM luôn đem đến cho khán giả một Heartbeat mãn nhãn và hoàn chỉnh nhất.
Màn xây kim tự tháp của 2PM
Từ năm nay sang năm khác vẫn rất hoàn chỉnh
Quả là màn vũ đạo lịch sử
Tuy với “cột sống” có thể không ổn bây giờ, nhưng người hâm mộ hoàn toàn có thể hy vọng về một màn trình diễn và tuyệt vời nhất đến từ 2PM sắp tới!
Cùng xem lại MV Heartbeat một thời của 2PM
Muôn hình vạn trạng tên các fandom K-pop: Người thì yêu thích, kẻ lại chê "kì"
Các nhóm nhạc K-pop và công ty chủ quản của họ thường dành nhiều tâm huyết để đặt tên riêng cho người hâm mộ. Tuy nhiên, không phải những cái tên này đều có thể chiều lòng 100% cộng đồng fan của họ.
Dưới đây là những tên fandom được cho là nhận được nhiều ý kiến trái chiều nhất đối với người hâm mộ K-pop.
1. Fineapple (APRIL)
Tên fandom của nhóm nhạc nữ APRIL được đặt với sự kết hợp từ hai từ "Fine" (tốt) và "Apple" (có cách đọc như được rút ngắn từ "April"). Với những ai thông thạo tiếng Anh, cái tên này nghe có chút ngớ ngẩn. Đối với họ, Fineapple mang đến cảm giác là một cụm từ được chơi chữ khá tệ, nghe giống như một câu đùa khiếm nhã của những người đàn ông lớn tuổi. Mặt khác, vẫn có nhiều người lại cảm thấy cái tên này cũng khá dễ thương.
Cái tên Fineapple của người hâm mộ APRIL cũng khiến người ngoài dễ nghe nhầm thành "quả dứa" trong tiếng Anh.
2. BABY (B.A.P)
Thật ra, tên fandom của B.A.P là từ viết tắt của cụm "Baby Always Behind You". Đây đồng thời cũng là ý nghĩa chính thức của cái tên BABY, với thông điệp chỉ những người hâm mộ luôn đứng đằng sau ủng hộ nhóm trên con đường sự nghiệp. Thoạt nghe thì cái tên này thật ra cũng không quá tệ, nhưng bầu không khí sẽ trở nên kì lạ nếu bạn tự giới thiệu bản thân với fan của nhóm khác rằng "Tôi là một BABY", đặc biệt khi từ này trong tiếng Anh còn mang nghĩa là "em bé". Với những ai không biết rõ về K-pop hay tên fandom của B.A.P, những hiểu lầm tai hại sẽ có khả năng xảy ra chỉ với một lời chào hỏi tưởng chừng như rất bình thường.
Tên fandom của B.A.P thật ra mang ý nghĩa chính thức là "Baby Always Behind You", nhưng cách đọc thì lại giống như từ "em bé" trong tiếng Anh.
3. VROCCOLI (VROMANCE)
Cái tên VROCCOLI bắt nguồn từ câu chuyện bông cải xanh (tiếng Anh là "broccoli") có 5 lợi ích và một trong số đó chính là cung cấp năng lượng cho mọi người. Cũng tương tự như vậy, các VROCCOLI chính là nguồn năng lượng để nhóm VROMANCE có thể tiếp tục hoạt động trên con đường sự nghiệp. Tuy nhiên, cái tên này và từ "bông cải" trong tiếng Anh lại có cùng cách đọc và viết trong tiếng Hàn. Điều đó khiến người hâm mộ cảm thấy cái tên này rất kì lạ, nhưng rồi họ cũng đã chấp nhận khi hiểu ý nghĩa đáng yêu được ẩn trong đó.
Tên fandom của VROMANCE làm cho người hâm mộ cảm thấy kì lạ vì khi đọc lẫn khi viết đều giống với một loại rau củ.
4. Hottest (2PM)
Tên cộng đồng fan của 2PM thể hiện rằng người hâm mộ của nhóm là nổi bật nhất. Bên cạnh đó, cái tên này còn đến từ một ý tưởng khác khi 2 giờ chiều (2 PM) là thời điểm nóng nhất (trong tiếng anh có nghĩa là "hottest") trong ngày. Đối với nhiều fan thì cái tên này vô cùng tuyệt vời, tuy nhiên một bộ phận người hâm mộ thì lại cảm thấy khá "ngại" khi giới thiệu bản thân là "Hottest" (nóng nhất).
Tuy là một cái tên khá hay, cụm từ "Hottest" vẫn khiến một số fan của 2PM thì cảm thấy khá mắc cỡ.
5. Ki-Ling (Weki Meki)
Tên gọi Ki-Ling được tạo ra khi ghép từ "Ki" trong tên nhóm Weki Meki với "Ling" trong từ "Darling" - mang ý nghĩa chỉ những người yêu thương nhất. Ngoài ra, Ki-Ling còn có cách đọc tương tự như "Key ring", thể hiện ý nghĩa các thành viên mong muốn người hâm mộ luôn gắn kết bên cạnh nhóm. Người hâm mộ không có bất kì phàn nàn nào về cái tên dễ thương này, ngoại trừ việc đôi khi nó bị đọc nhầm thành "killing" - một từ mang ý nghĩa không hề dễ thương trong tiếng Anh.
Tên gọi Ki-Ling nghe rất đáng yêu, nhưng đôi khi lại bị nhầm lẫn sang từ "killing".
6. E.L.F. (Super Junior)
Tên fandom của các chàng trai Super Junior được giải thích là từ viết tắt của cụm "Ever Lasting Friends", với ý nghĩa thể hiện mong muốn người hâm mộ sẽ mãi mãi là những người bạn thân thiết của nhóm. Tuy nhiên, cái tên này đôi khi vẫn khiến người hâm mộ cảm thấy không ưng ý vì không muốn bị nhầm lẫn với "elf" - từ tiếng Anh chỉ các chú lùn yêu tinh thường thấy trong những câu chuyện thần thoại.
Được làm bạn mãi mãi với Super Junior thì rất tuyệt, nhưng không fan nào muốn trở thành "yêu tinh" cả!
7. Playgirlz/Playboyz (After School)
Tên dành riêng cho các fan của nhóm nhạc nữ After School được chọn bởi người hâm mộ từ một danh sách gợi ý. "Play Girlz" cũng là tên ca khúc chủ đề nằm trong mini album đầu tay của nhóm. Dù là do chính fan của các cô gái chọn lựa, nhưng người ngoài đôi khi lại nhầm cái tên Playgirlz/Playboyz thành tựa một tạp chí người lớn hoặc nhìn nhận ý nghĩa của nó theo hướng tiêu cực.
Cụm từ Playgirlz/Playboyz được cho là khá nhạy cảm để đặt tên cho người hâm mộ.
8. MOA (TXT)
Tên fandom của TXT được diễn giải là "Moments Of Alwaysness" với ý nghĩa rằng các khoảnh khắc mà nhóm tạo ra cùng người hâm mộ sẽ luôn trường tồn mãi mãi. Đồng thời trong tiếng Hàn, từ MOA cũng có nghĩa là "tập hợp". Theo TXT, các fan và nhóm sẽ cùng hợp những ước mơ khác nhau lại để tạo nên một giấc mơ hoàn chỉnh. Tuy nhiên, vẫn có một số người cho rằng ý nghĩa của cụm từ tiếng Anh "Moments Of Alwaysness" quá sến sẩm, hơn nữa MOA còn là tên của một loài chim đã tuyệt chủng tại New Zealand.
Một số fan cho rằng bên cạnh thông điệp ý nghĩa đằng sau thì cái tên MOA có phần không hay khi vừa "sến sẩm" vừa gợi tới một loài vật đã tuyệt chủng.
9. Kiss Me (U-KISS)
Kiss Me là cái tên dành cho người hâm mộ của nhóm nhạc nam U-KISS. Thật ra, tên gọi này nghe khá là lãng mạn và dễ dàng gây chú ý đối với người khác. Nhưng cũng không thể phủ nhận rằng không phải ai cũng cảm thấy thoải mái khi tự giới thiệu mình là Kiss Me vì nghe giống như một lời yêu cầu đối phương hôn mình.
Có thể sẽ có khá nhiều fan không dám hô to cái tên Kiss Me trong đám đông vì không chắc mọi người hiểu mình là fan của U-KISS.
10. AID (DIA)
Tên fandom của nhóm nhạc nữ DIA chính là AID, với ý nghĩa người hâm mộ sẽ luôn hỗ trợ và giúp đỡ cho các cô gái. Đồng thời, khi đảo ngược các kí tự của "DIA" thì chữ "AID" sẽ được tạo ra và ngược lại.
Fan quốc tế của DIA cảm thấy không vui với cái tên AID vì nghe như một căn bệnh truyền nhiễm.
Theo đó, cái tên này thể hiện rằng nhóm và cộng đồng người hâm mộ của mình sẽ luôn dõi theo lẫn nhau. Tuy nhiên, nhiều fan quốc tế của nhóm lại cảm thấy khó chịu khi được gọi là các AIDs, bởi cách đọc lẫn cách viết của từ này đều giống với một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Cú comeback gian nan của 2PM sau 6 năm ngừng hát "Xu hướng âm nhạc đã thay đổi quá nhiều, nó buộc chúng tôi phải suy nghĩ cân nhắc, vô cùng cẩn trọng để tạo ra các ca khúc mới". Trở lại thời điểm tháng 1 năm nay, 2PM bất ngờ tiết lộ về kế hoạch trở lại khi thành viên cuối cùng Junho xuất ngũ trở về vào ngày 20/3/2021. Fandom 2PM đang...