Trợ giúp tiêu hóa
Khi bị rối loạn tiêu hóa, chúng ta có thể dùng khoai tây xay lấy nước cốt để trị, nhờ khoai tây giúp củng cố đường ruột.
Cách làm như sau: khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, đem xay nhuyễn rồi dùng miếng vải thưa vắt lấy nước cốt. Dùng 1 – 2 lần trong ngày lúc bụng đói, mỗi lần 1 – 2 muỗng canh. Nước cốt khoai tây còn có hiệu quả đối với trường hợp viêm loét dạ dày – tá tràng.
Củ cải và trái tắc – Ảnh: K.Vy
Video đang HOT
Củ cải là thực phẩm trợ giúp tiêu hóa, nó giúp tiêu hóa glucid, protid và lipid. Ăn nhiều củ cải xay nhuyễn hay bánh bột làm từ củ cải sẽ giúp cải thiện rối loạn tiêu hóa, dạ dày bất ổn. Lưu ý, củ cải là thức ăn mang tính hàn (lạnh), nên người có tỳ vị hư hàn thì kiêng dùng. Tốt nhất dùng sau khi hấp hay luộc chín.
Trường hợp rối loạn tiêu hóa gây táo bón thì có thể dùng bồ công anh điều trị táo bón. Cách làm: Lấy rễ bồ công anh 15 gr đem nấu lấy nước uống trong ngày, uống sau bữa ăn.
Để giúp thông tiện thì dùng lô hội (nha đam). Lô hội có tác dụng thanh nhiệt, thông tiện. Cách làm: Lấy 10 gr lá lô hội xắt nhuyễn, đem hãm lấy nước uống.
Quả tắc có công hiệu tăng cường chức năng đường ruột. Những người hay bị rối loạn tiêu hóa, hằng ngày có thể dùng 5 – 10 quả tắc đem nấu lấy nước uống.
Theo TNO
Ăn tỏi giảm gần 50% nguy cơ ung thư phổi
Nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rất nhiều công dụng của tỏi. Không chỉ là một loại thực phẩm gia vị, mà nó còn giúp chúng ta tránh được chứng cảm lạnh thông thường, siêu vi bệnh viện và bệnh sốt rét. Mới đây, trong nghiên cứu mới của mình, các nhà khoa học Trung Quốc cho biết, ăn tỏi sống ít nhất 2 lần/tuần có thể làm giảm nguy cơ ung thư phổi lên đến 44%.
Các nhà khoa học tại Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) đã tiến hành nghiên cứu trên 1.424 bệnh nhân ung thư và cũng tìm hiểu trên khoảng 4.500 người hoàn toàn khỏe mạnh. Trong đó, mỗi người tham gia đều được hỏi về thói quen ăn uống và lối sống của họ, bao gồm cả việc họ có ăn tỏi hay không hay thậm chí cả thói quen hút thuốc (nguyên nhân chủ yếu gây bệnh ung thư phổi).
Trước đây, các nhà khoa học trong nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng, khi đập dập hoặc nghiền nhỏ, tỏi sẽ phát huy tác dụng bảo vệ cơ thể chúng ta bằng một hợp chất là allicin. Nó sẽ làm giảm các triệu chứng viêm trong cơ thể và hoạt động như một chất chống ôxy hóa làm giảm các thiệt hại gây ra cho các tế bào bởi các gốc tự do.
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc cho thấy, những người ăn tỏi sống ít nhất 2 lần/tuần ít có khả năng mắc bệnh ung thư phổi (giảm khoảng 44%), ngay cả khi họ hút thuốc (giảm khoảng 30%), hay tiếp xúc quá nhiều với khí đốt trong gia đình, xí nghiệp và khí thải của các động cơ. Ngoài ra, tỏi cũng rất hữu ích khi tham gia bảo vệ và giảm khoảng 1/3 các triệu chứng bệnh đối với các khối u ác tính ở đường ruột. Theo đó, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo, tỏi không chỉ là một loại thực phẩm gia vị mà còn đóng vai trò như một tác nhân phòng ngừa nhiều căn bệnh nguy hiểm như ung thư phổi hay đường ruột.
Theo VNE
Cách bảo vệ hệ tiêu hóa Cách bảo vệ hệ tiêu hóa từ ăn uống đến thói quen sinh hoạt hằng ngày. Muốn bảo vệ hệ tiêu hóa, bạn cần duy trì một chế độ ăn lành mạnh, đủ chất và an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài ra, bạn cần lưu ý một số điểm sau: - Nước và chất xơ: để có một hệ tiêu hóa khỏe...