Trò dẫn người lạ vào trường đấm thầy tím mắt, gãy mũi
Can ngăn 2 học sinh đánh nhau, thầy giáo bị người lạ vào trường đánh đập tím mắt, gãy mũi phải nhập viện cấp cứu.
Hôm nay, thông tin từ Trường THPT Cao Bá Quát, TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) cho biết, đã có báo cáo gửi Sở GD&ĐT và trình báo công an vụ việc nhiều người lạ mặt vào trường đánh một thầy giáo nhập viện.
Thầy giáo bị đánh là Khương Văn Bảo, Phó bí thư Đoàn trường, Tổ trưởng tổ giám thị, giáo viên bộ môn Giáo dục công dân.
Trường THPT Cao Bá Quát, nơi xảy ra sự việc thầy giáo bị người lạ đánh nhập viện
Theo báo cáo của nhà trường, sáng ngày 25/8, tại Văn phòng Đoàn trường, thầy Bảo đang trực một mình thì có 2 người đàn ông khoảng 40 tuổi đi vào, xưng là phụ huynh học sinh Phạm Huy Hoàng, lớp 10A5.
Vừa nói xong, 2 người lạ mặt lao tới đấm, đá liên tiếp vào người thầy Bảo. Bị đánh, thầy tìm cách chạy ra sân trường tri hô, kêu cứu.
Khi lãnh đạo nhà trường và các giáo viên khác đến hỗ trợ thì 2 đối tượng lạ mặt đã bỏ đi.
Thầy Bảo với thương tích bầm tím trên mắt và được chẩn đoán bị gãy mũi
Video đang HOT
Thầy Bảo bị đánh thương tích bầm tím ở mắt và nhiều nơi trên cơ thể, máu chảy ướt đẫm áo được đưa vào BV Đa khoa Thiện Hạnh cấp cứu. Nhà trường cũng nhanh chóng báo sự việc cho Cơ quan Công an địa phương.
Theo chẩn đoán của BV, thầy Bảo bị thương tích, gãy xương mũi chính.
Sau gần một tuần điều trị, sức khỏe đã dần ổn định nhưng thầy Bảo vẫn chưa thể đến trường giảng dạy.
Theo thầy Bảo, sáng ngày 24/6, thầy phát hiện học sinh Phạm Huy Hoàng đánh nhau với một học sinh khác trong trường nên đã mời cả hai lên Văn phòng Đoàn trường nhắc nhở rồi cho về lớp học bình thường.
Bệnh viện chẩn đoán thầy Bảo bị gãy xương chính của mũi
Đến sáng hôm sau, khi đang trực tại Văn phòng Đoàn trường, thầy Bảo thấy Hoàng dẫn 2 người đàn ông lạ mặt vào phòng làm việc. Vừa gặp thầy Bảo, 2 người đàn ông này xông vào đấm, đá túi bụi khiến thầy chỉ biết ôm đầu bỏ chạy, kêu cứu.
Sau khi xảy ra sự việc, gia đình học sinh Phạm Huy Hoàng có tới nhà riêng thầy Bảo để thăm hỏi, xin lỗi.
Bảo vệ nhà trường cho biết buổi sáng đó, có khoảng 5 đối tượng đi xe tới trước cổng trường nhưng chỉ có 2 đối tượng đi cùng học sinh Hoàng vào tìm thầy Bảo.
Sau khi hành hung thầy Bảo, 2 đối tượng này còn đe dọa đánh cả bảo vệ nhà trường.
Trùng Dương
Theo VNN
Đằng sau 'thảm họa' giáo dục là tính hiếu danh và giả dối?
Một loạt sự việc không thể nói khác hai từ "thảm họa" trong ngành giáo dục gần đây khiến ai ai cũng phải đau xót.
Dù là mục đích phòng chống ma túy nhưng liệu có nên ghép "pháo đài" cho gia đình, nhà trường? - Ảnh: C.M.C
Đau lòng vô cùng khi chứng kiến những chuyện không thể tưởng tượng nổi: từ cô giáo - học trò bị bắt quỳ qua quỳ lại, cô giáo mấy tháng lên lớp "tịnh khẩu" với học trò, cô bắt học trò uống nước giẻ lau bảng đến học trò đâm thầy vì thầy nhắc nhở hình xăm của mình; học trò bóp cổ cô, thầy giáo bị đánh gãy xương mũi vì tát học trò...
Rồi giáo viên tố hiệu trưởng ép phá thai để giữ thành tích trường; rồi áp lực học khiến chỉ trong vài ngày, một nam sinh Cao Thắng nhảy lầu, một học sinh giỏi tự tử...
Dù chỉ một số trường hợp nhưng không thể nói đây chỉ là hiện tượng cá biệt. Bởi những thầy đánh trò, trò đánh thầy, bảo mẫu hành hạ các bé, học sinh tự tử vì áp lực học... cũng đã xảy ra nhiều lần, chỉ có điều thời gian này nó nở rộ thôi...
Ngành giáo dục phản ứng ra sao? Có hiệu trưởng bị cho nghỉ, có phụ huynh bị khai trừ Đảng, một số cô giáo bị kiểm điểm, cảnh cáo, đình chỉ hoặc thôi việc...
Còn ở cấp cao nhất, làm việc với Tổ công tác của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Phùng Xuân Nhạ tuyên bố: Sẽ chấn chỉnh, sẽ đẩy mạnh giáo dục đạo đức trong nhà trường, cả với thầy lẫn trò bằng quy tắc đạo đức.
Rồi ngày 5-4, Bộ trưởng Nhạ gửi công văn đề nghị chủ tịch các tỉnh, thành tăng cường đảm bảo an ninh trường học.
Toàn những chủ trương, quy định không mới và có lẽ ít ai tin hiệu quả của nó. Trong khi đó, tại hội thảo "Giải pháp nâng cao chất lượng và uy tín quốc tế của các trường ĐH Việt Nam" do Bộ Giáo dục và đào tạo phối hợp ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức ngày 11-4, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã quyết tâm đưa giáo dục ĐH Việt Nam vào "cuộc chơi toàn cầu" của các bảng xếp hạng uy tín với "nhiệm vụ trọng tâm" là xếp hạng ĐH.
Trước đó, chỉ sau khi Thủ tướng yêu cầu, rà soát một lần và chắc chắn chưa hết, chỉ tính năm 2017, ngành giáo dục lòi ra vài chục ông bà giáo sư, phó giáo sư không đạt chuẩn.
Hiện tượng tranh đoạt thành tích, chức danh tràn lan trong ngành, từ cấp cao nhất cho đến tận các trường tiểu học, mầm non như vậy bảo sao môi trường giáo dục không "sôi sục" được.
"Kẻ nào hiếu danh, việc làm thường giả dối" (Lã Khôn). Sống trong môi trường có nhiều hành vi giả dối, tranh giành như vậy, có lẽ những thảm họa là một tất yếu, không hôm nay thì ngày mai.
Chúng ta không phủ nhận những tác động của bên ngoài, xã hội và gia đình, nhưng môi trường mô phạm, tức khuôn mẫu cho học trò xưa nay phải là khuôn mẫu về nhân cách, trình độ của người thầy - dù cho bên ngoài thế nào chăng nữa.
Trong đó, nhân cách lớn nhất mà nhà trường, ngành giáo dục cần phải xem là nhiệm vụ trọng tâm: đó phải là nơi truyền giảng yêu thương, là môi trường thật sự của yêu thương giữa các thành viên trong đó: thầy với trò, trò với thầy, trò với trò, thầy với thầy...
Khi có thầy trò vẫn còn ít nhiều mất niềm tin và chỗ dựa trong cuộc sống, gia đình thì trường lớp phải là tổ ấm cuối cùng, chứ không phải là "pháo đài" như vô số băngrôn trên đường phố, trước cổng trường, trong sân trường lâu nay.
Chiến tranh đã qua từ lâu trên đất nước ta. Xin đừng mải miết dùng từ ngữ khơi gợi ký ức đau buồn ấy trở lại, nhất là trong môi trường giáo dục. Nhà trường hôm nay hãy là tổ ấm, đừng là pháo đài chiến đấu.
Thầy trò là để dạy và học, yêu thương nhau, không phải để đánh đấm! Càng không phải để khoe danh, giành chức, đoạt quyền...
Theo tuoitre.vn
Giáo viên liên tiếp bị hành hung: Bộ Giáo dục nói gì? Sự việc giáo viên bị ép quỳ, bị học sinh bóp cổ chưa lắng xuống thì mới đây, một thầy giáo ở Nghệ An đã bị người nhà học sinh đấm gãy mũi. Ngay trong đêm 15.3, Bộ GDĐT đã có văn bản gửi Sở GDĐT Nghệ An đề nghị cơ quan này vào cuộc. Cụ thể, ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng...