Trò chuyện cùng mẹ bầu về vấn đề tiêm vắc xin
Không phải ai cũng có thể hiểu được tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin, đặc biệt là trong thời kì mang thai của phụ nữ. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu không muốn tiêm phòng, bạn cần đưa ra những thông tin hữu ích để thuyết phục họ.
Vắc xin có thể bảo vệ cả mẹ bầu và trẻ khỏi các bệnh có thể phòng ngừa vì kháng thể trong vắc xin sẽ truyền từ mẹ sang thai nhi trong quá trình mang thai. Các kháng thể giúp trẻ có miễn dịch chống lại những bệnh nguy hiểm trong khoảng thời gian đầu sau khi sinh. Tất cả mẹ bầu nên tiêm vắc xin để phòng ngừa các bệnh như cúm và ho gà trong thời kì mang thai.
Tuy nhiên, một số phụ nữ mang thai lại không hề coi trọng lời khuyên này cũng như tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin trong quá trình mang thai. Trên cương vị là một chuyên gia chăm sóc sức khỏe, đôi lúc bạn sẽ cảm thấy khó khăn trong việc thuyết phục những mẹ bầu này đi tiêm phòng đúng thời hạn. Một vài bí quyết dưới đây có thể hữu ích cho bạn khi trò chuyện với mẹ bầu về việc tiêm vắc xin trong quá trình mang thai.
Tiêm vắc xin cho mẹ bầu là một phần quan trọng trong kế hoạch chăm sóc thai kì
Đối với các mẹ bầu lần đầu đến khám, bạn hãy cung cấp cho họ thông tin về chủng ngừa và khung thời gian của mỗi lần tiêm chủng. Cần đảm bảo các nhân viên bao gồm y tá, nhân viên bộ phận tiền sảnh, v.v. luôn cung cấp thông tin đầy đủ về tầm quan trọng của việc chủng ngừa cho bà bầu, giúp họ hiểu tiêm phòng là một phần cơ bản trong kế hoạch chăm sóc thai kì. Ví dụ như bạn có thể nói:
“Lần sau tái khám, bạn sẽ được kiểm tra lượng đường trong máu và tiêm phòng ho gà.”"Bởi vì mùa cúm đang đến nên đây là thời điểm tốt nhất để tiêm chủng ngừa bệnh này. Nếu không có gì để hỏi thêm nữa, y tá sẽ mang vắc xin vào và tiêm cho bạn.”Đưa ra lời khuyên đầy sức thuyết phục
Hãy nói rõ rằng bạn muốn mẹ bầu được tiêm vắc xin. Bạn có thể nói: “Tôi thành thật khuyên bạn nên tiêm vắc xin cúm và ho gà vì tiêm chủng là phương pháp bảo vệ tốt nhất cho bạn cùng con thân yêu trước những căn bệnh nghiêm trọng.”
Chia sẻ thêm thông tin nếu cảm thấy cần thiết
Video đang HOT
Một lời khuyên mang tính chắc chắn và đầy sức thuyết phục có thể làm mẹ bầu chấp nhận tiêm chủng. Tuy nhiên, một số khác lại cần thêm thông tin mới có thể đồng ý. Trong trường hợp này, bạn có thể:
Đưa ra lý do tại sao việc tiêm chủng là cần thiết khi đang mang thai. Bạn sẽ nói rằng:”Loại vắc xin này có thể giúp bạn phòng ngừa dịch cúm. Bệnh này có nhiều khả năng gây nên các bệnh nặng khác và biến chứng cho bạn trong quá trình mang thai vì những thay đổi ở hệ miễn dịch, tim hay phổi sẽ khiến bạn nhạy cảm và dễ dàng mắc bệnh hơn rất nhiều.
Ngoài ra, trẻ sau khi sinh còn quá yếu để có thể tiêm phòng nên sẽ phụ thuộc vào miễn dịch truyền từ mẹ đã tiêm chủng để bảo vệ trẻ khỏi dịch cúm trong những tháng đầu đời”.”Ho gà là một mối đe dọa nghiêm trọng cho sức khỏe của cả bạn và trẻ. Vắc xin chống ho gà sẽ bảo vệ hai mẹ con trong quá trình bạn mang thai. Dĩ nhiên, bé sẽ được hưởng khả năng miễn dịch này sau khi chào đời”.
Nói về những trải nghiệm tích cực của bạn (hoặc là kinh nghiệm thực tiễn) với vắc xin và dùng chúng để nhấn mạnh vào những lợi ích tuyệt vời của tiêm chủng trong quá trình mang thai.Lắng nghe và giải đáp các thắc mắc cũng như mối quan tâm của mẹ bầu thật cẩn thận. Các mối quan tâm thường là về tác dụng phụ, sự an toàn và hiệu quả của vắc xin.”Nhiều chuyên gia y khoa và khoa học đã chứng minh vắc xin ho gà an toàn.
Điều đó nghĩa là tiêm chủng trong thời kỳ mang thai sẽ không gây ra bất kỳ rủi ro hoặc biến chứng nào chẳng hạn như sinh non hoặc trẻ bị thiếu cân nặng”.”Hàng triệu mẹ bầu đã được tiêm phòng dịch cúm và họ hoàn toàn khỏe mạnh”.”Các tác dụng phụ của hai loại vắc xin cúm và ho gà này không đáng kể và sẽ biến mất rất nhanh. Các tác dụng phụ thường là nổi đỏ, sưng tấy và gây nhức ở vùng tiêm”.
Nhấn mạnh lại rằng vắc xin có thể bảo vệ mẹ bầu, em bé và những người thân yêu khác khỏi các căn bệnh thông thường và nghiêm trọng.Giải thích về các hậu quả tiềm ẩn của việc mắc phải các căn bệnh này, chẳng hạn như ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe, tiêu tốn thời gian (công việc và hoạt động hàng ngày) cùng chi phí tài chính (bạn phải chi trả khá nhiều cho phương pháp điều trị như thuốc, phẫu thuật hay khám bệnh, v.v.).
Theo hellobacsi.com
Không được tiêm vắc-xin, cậu bé mắc bệnh sởi đã trải qua trận ốm khủng khiếp suốt 6 tuần liền
Bà mẹ đã chia sẻ lại hình ảnh con trai 9 tháng tuổi khi trải qua trận ốm kinh khủng vì mắc bệnh sởi để nhắc nhở các phụ huynh khác tầm quan trọng của việc tiêm vắc-xin cho trẻ.
Emily Jane, bà mẹ có con trai 9 tháng tuổi, vừa chia sẻ lên Facebook câu chuyện con mình bị ốm nghiêm trọng tới mức nào khi bé bị nhiễm bệnh sởi. Cô cũng cảnh báo cho các bậc cha mẹ về mối nguy hiểm khi không tiêm vắc-xin cho trẻ.
" Với những người lựa chọn không làm theo lời khuyên của các cơ quan y tế: không tiêm vắc-xin cho con, đây là thứ mà con trai 9 tháng tuổi của tôi phải chịu đựng khi mắc sởi", Emily viết.
Sau đó, cô mô tả tất cả những triệu chứng kinh khủng mà con mình đang trải qua.
" Con không khỏe từ hôm 22/10. Tôi đã đưa bé tới gặp 8 bác sĩ khác nhau và 2 chuyên gia tư vấn. Con cũng đã vào viện 2 lần. Con hay khóc thét vì đau đớn trong nhiều ngày. Suốt một tuần, con không ăn nổi. Đây là lần đầu tiên, con ngủ được một một giấc ngon lành trong gần 2 ngày. Con bị nhiễm trùng tai rất nặng, tới mức 3 đợt kháng sinh rồi mà vẫn chưa giúp cải thiện tình hình. 6 tuần sau đó, con vẫn cứ phải đi về giữa bệnh viện và nhà bởi căn bệnh khủng khiếp này tái phát nguy hiểm cho cơ thể nhỏ xíu của con".
Emily nhắn nhủ: "Làm ơn, hãy tiêm vắc-xin cho con bạn".
Cuối cùng, Emily muốn gửi lời khuyên tới các bậc cha mẹ về tầm quan trọng của việc tiêm vắc-xin cho trẻ để ngừa bệnh. " Chuyện này hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Con tôi không cần phải trải qua chuyện này. Vắc-xin sởi, quai bị, rubella được thực hiện khi trẻ 13 tháng tuổi. Trẻ em dưới tuổi này phải phụ thuộc vào người khác để đưa ra lựa chọn tiêm vắc-xin ngừa những căn bệnh như bệnh sởi mà con tôi mắc phải. Làm ơn, hãy tiêm vắc-xin cho con bạn", Emily viết.
Chia sẻ của Emily đã nhận được rất nhiều đồng cảm từ cộng đồng mạng, nhất là các bà mẹ. Tới thời điểm này, đã có hơn 7,4 nghìn lượt thích và hơn 11 nghìn lượt chia sẻ. Trong phần bình luận, mọi người đều bày tỏ sự lo lắng, tình thương dành cho em bé và không quên gửi lời chúc con sẽ mau khỏi.
Viêm tai giữa cấp là một trong những biến chứng thường gặp nhất của sởi (Ảnh minh họa).
Bên cạnh đó, một số độc giả cho biết, họ nhất định sẽ thực hiện đúng lịch tiêm chủng cho con mình.
" Thật tiếc vì chuyện này xảy ra với con. Con trai tôi 11 tháng tuổi. Và tôi cũng nóng lòng muốn đưa con đi tiêm chủng. Tôi sẽ cảm thấy thoải mái hơn và con thì được bảo vệ" - Rieke Ha cho biết.
" Tôi rất vui vì đã có rất nhiều người chia sẻ câu chuyện của bạn. Những người khác có thể học hỏi từ chuyện này ngoài việc cầu mong cho bé sẽ sớm bình phục" - Jaye Marie Stammers bày tỏ.
Bênh sởi là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do virus sởi, lây lan cao, có thể gây dịch, thường gặp ở trẻ em. Bệnh thường tự khỏi nhưng có thể xảy ra biến chứng nặng, đặc biệt là biến chứng hô hấp và hệ thần kinh trung ương.
Viêm tai giữa cấp là một trong những biến chứng thường gặp nhất của sởi, gặp ở 7 - 9% trường hợp, nhất là ở trẻ nhỏ (có thể đến 14% ở trẻ dưới 5 tuổi). Ở trẻ nhũ nhi, tử vong do sởi, viêm phổi xảy ra trong 60% trường hợp, trong khi ở trẻ 10 - 14 tuổi, thường tử vong do biến chứng viêm não cấp.
Cách phòng tránh bệnh sởi hiệu quả nhất là tiêm vắc-xin phòng bệnh. Đối với trẻ 9 tháng tuổi tiêm mũi 1 thì hiệu quả bảo vệ đạt được 85%. Tiêm mũi 2 khi trẻ 18 tháng tuổi, hiệu quả bảo vệ tăng lên thành 95%.
Hiện nay ở Việt Nam có 2 loại vắc xin sởi là vắc-xin sởi đơn trong chương trình tiêm chủng mở rộng, được tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi và vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella được tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên.
Theo Helino
Một du khách Anh chết do bị mèo cắn Một du khách Anh đã tử vong sau khi cô bị bệnh dại vì bị mèo cắn trong khi đi du lịch ở Morocco. Ảnh minh họa: ShutterStock Đó là thông tin được Cơ quan Y tế Công cộng Anh công bố để khuyến cáo những người đi du lịch nên tránh tiếp xúc với những động vật ở các nước đang "bị...