‘Trò chơi’ diệt nạn chuột phá hoại mùa màng của nông dân Lào
Giải pháp đơn giản, tiết kiệm và thân thiện với môi trường là “trò chơi kinh tế” kết hợp nỗ lực của người dân làng và thưởng cho những người giết hoặc bắt được nhiều chuột nhất.
Người nông dân Lào đã thử nghiệm phương pháp mới trong xử lý chuột phá hoại mùa màng. Ảnh: EPA
Cách đây hơn một thập niên, Lào phải đối mặt với nạn chuột phá hoại mùa màng nghiêm trọng. Người nông dân miêu tả “biển chuột” đã ăn mòn đến 20% sản lượng gạo thu hoạch mỗi năm của Lào. Điều này gây áp lực nặng nề cho tài chính các hộ gia đình cũng như an ninh lương thực của quốc gia Đông Nam Á này.
Kênh Al Jazeera cho biết ở những quốc gia khá giả, thuốc diệt động vật gặm nhấm như bromadiolone được sử dụng để chống chuột. Nhưng chúng khá đắt đỏ và cũng vô tình gây nhiễm độc đất, nước và cả người nông dân.
Một đội nghiên cứu kết hợp giữa Đại học Quốc gia Lào và Đại học Monash (Australia) đã phát hiện giải pháp đơn giản, tiết kiệm và thân thiện hơn với môi trường đó là “trò chơi kinh tế” kết hợp nỗ lực của người dân làng và thưởng cho những người giết hoặc bắt được nhiều chuột nhất.
Giảng viên Paulo Santos tại Đại học Monash phân tích: “Nếu một người nông dân giết được chuột trong khi những người khác không làm như vậy thì đàn chuột sẽ tiếp tục sinh sôi ở những cánh đồng lân cận. Chúng tôi biết rằng có thể thu được kết quả tốt hơn nếu họ hợp tác cùng nhau. Do vậy trò chơi được thiết kế để tạo cảm hứng về hành động tập thể và được coi là hành động kiểm soát động vật gây hại, hiệu quả của việc này dựa trên quyết định của nhiều người”.
Chương trình thí điểm được tiến hành vào năm 2018 và 2019 tại 36 ngôi làng thuộc tỉnh Luang Prabang. Nhà nghiên cứu Fue Yang tại Đại học Quốc gia Lào, người đứng đầu đội thực địa giám sát thử nghiệm cho biết: “Thông thường, người nông dân kết hợp thuốc bảo vệ thực vật, gậy và bẫy tự làm để lùa chuột. Nhưng các phương pháp này không hiệu quả trong việc giảm số lượng chuột”.
Nông dân tại các ngôi làng cùng tụ tập một ngày mỗi tháng trong quá trình thử nghiệm để triệt hạ chuột trong những khu vực đặc biệt. Hành động này bắt chước hành vi của cá voi sát thủ và nhiều loài động vật hoang dã khác cùng phối hợp để cô lập, gây kiệt sức và làm bất động con mồi.
Những “thợ săn” thành công nhất ở mỗi ngôi làng sẽ được thưởng một khoản tiền nhỏ do Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp quốc tế Australia đóng góp.
Người nông dân và các quan chức địa phương trong cuộc họp về vấn đề liên quan đến chuột phá hoại mùa màng. Ảnh: Đại học Monash
Kết quả thử nghiệm được đăng tải trên tạp chí PNAS của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ. Theo đó, số gạo thu hoạch được trong mùa thực hiện thử nghiệm đã cao hơn 30% so với mùa trước đó. Ngoài ra, có thêm 20% cây lúa được trồng ở các ngôi làng. Điều này bổ sung trung bình 80 kg gạo chưa xay cám trên mỗi hộ gia đình mỗi năm.
Nhà nghiên cứu Fue Yang nhận định: “Trò chơi này cho thấy người nông dân có thể đóng góp một cách tập thể trong việc kiểm soát động vật phá hoại mùa màng, tạo lợi ích cho họ về mặt dài hạn”.
Câu hỏi hiện nay là liệu kết quả khả quan này có thể được duy trì ngay cả khi không có hỗ trợ tài chính và liệu phương pháp này có thể được nhân rộng ở những nơi khác tại Lào và các quốc gia đang phát triển.
Giáo sư Silinthone Sacklokham tại Trung tâm vì phát triển giáo dục cộng đồng khu vực SEAMEO ở Lào tin rằng phương pháp này là bền vững. Bà nói: “Cuộc đua săn chuột khá đơn giản và không tốn kém. Nó cũng không phức tạp và chỉ cần đầu tư tài chính nhỏ. Chúng tôi hy vọng rằng trong tương lai, người dân làng sẽ duy trì hình thức săn chuột này”.
Ông Paulo Santos tin rằng thử nghiệm này có khả năng mở rộng được ở nhiều cộng đồng trên khắp thế giới và không chỉ dùng để kiểm soát chuột. Ông đánh giá: “Trò chơi này có thể áp dụng ở những khu vực khác hoặc giải quyết các vấn đề cần sự hợp tác như xử lý nước, quản lý rừng, rác thải và thu lượm rác”.
Nông dân đi bắt rắn đêm thì bất ngờ đụng trúng "thú dữ" độc hơn cả hổ mang chúa: Đó là gì?
Đây là loài rắn gì?
Sau cơn mưa, một người đàn ông đã soi đèn đi vào khu có cây cối rậm rạp để tìm rắn ráo (danh pháp hai phần: Ptyas korros) hay còn gọi là rắn lải. Đây là một loài rắn hiền lành, không có nọc độc với mắt tương đối lớn.
Rắn ráo bơi lội và leo trèo rất giỏi. Chúng kiếm ăn vào ban ngày và ngủ trên các cành cây khi đêm xuống, chỉ cần bắt nhẹ nhàng thì những con rắn này sẽ không cắn con người. Tuy nhiên trong lúc bắt, người đàn ông đã phát hiện ra một con rắn cực độc có vẻ ngoài khá giống rắn ráo.
Ông cho biết khi mới vào nghề thì mình cũng thường vồ phải loại rắn hoa cỏ cổ đỏ (tên khoa học là: Rhabdophis subminiatus). Đây là loài rắn có đôi mắt to và ngoại hình khá giống rắn ráo (ngoại trừ màu sắc hoa văn sặc sỡ hơn, nhất là chiếc cổ màu đỏ).
Rắn cổ đỏ khá giống rắn ráo.
Tuy nhiên trong đêm tối thì việc phân biệt hai loài rắn này không phải dễ dàng mà những người thiếu kinh nghiệm hoàn toàn có thể bắt nhầm. Rắn cổ đỏ thường bị nhầm là loài rắn vô hại vì không phải ai bị cắn cũng bị nguy hiểm.
Lý do là chúng có răng nanh mọc sau thay vì mọc trước như các loài rắn độc khác, do đó nọc độc chỉ thực sự được tiêm vào người nạn nhân khi con rắn cắn vào những vị trí mà chúng có thể ngoạm cả hàm như ngón tay, hổ khẩu (kẽ giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ)...
Nọc độc của chúng tuy không mạnh bằng cạp nia hay hổ mang chúa nhưng nếu xét về độ nguy hiểm thì rắn cổ đỏ có thể xem là loài rắn nguy hiểm bậc nhất ở Việt Nam nói riêng và các quốc gia mà loại rắn này phân bố nói chung.
Rắn cổ đỏ có răng nanh sau. (Ảnh: Thành Luân)
Nọc độc của rắn cổ đỏ sẽ khiến nạn nhân chảy máu không ngừng và hiện chưa có huyết thanh kháng độc cho loài rắn này (trong khi các loài rắn độc phổ biến như hổ mang chúa, cạp nong, cạp nia, rắn lục... đều có huyết thanh và pháp đồ điệu trị).
Nọc độc của rắn cổ đỏ gây xuất huyết toàn thân rất nguy hiểm, nặng hơn có thể gây xuất huyết não (mà ngay cả việc lọc máu cũng không có hiệu quả) dẫn đến tử vong.
Quăng chài tóm gọn cá khủng Chỉ một pha quăng chài, người đàn ông đã bắt được 3 con cá to.