Trò chơi cân bằng
Cuộc bầu cử lần này có ý nghĩa quyết định không chỉ ai là người lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên NATO với 85 triệu dân, mà còn cả cách thức điều hành đất nước, trong bối cảnh nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đang đối mặt với cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt ngày càng tăng, cũng như định hình chính sách đối ngoại của nước này trong những năm tới…
Một chiến thắng không tuyệt đối
Không khác với dự đoán của nhiều người, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, ông Recep Tayyip Erdogan đã tái đắc cử nhiệm kỳ 3 với 52,14% số phiếu ủng hộ trong vòng 2 cuộc bầu cử Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, vượt qua đối thủ là ông Kemal Kilicdaroglu, lãnh đạo đảng Nhân dân Cộng hòa (CHP) đối lập và cũng là ứng cử viên của Liên minh quốc gia đối lập gồm 6 đảng. Ông Kilicdaroglu đã thừa nhận thất bại và chấp nhận kết quả bỏ phiếu.
Trong suốt 20 năm cầm quyền, làm Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn 2003-2014 và tổng thống từ năm 2014, ông Erdogan đã không ít lần vượt qua những thách thức ghê gớm từ phía các lực lượng đối lập, thậm chí kể cả những âm mưu đảo chính. Cuộc bầu cử lần này đánh dấu một trong những thách thức lớn nhất mà ông Erdogan phải đối mặt khi lần đầu tiên trong lịch sử bầu cử của Thổ Nhĩ Kỳ, phe đối lập gồm các chính trị gia theo đường lối thế tục, dân tộc, Hồi giáo và người Kurd có các quan điểm thống nhất với nhau!
Ông Erdogan phát biểu với những người ủng hộ bên ngoài Phủ Tổng thống ở thủ đô Ankara sau chiến thắng.
Sự thống nhất của các lực lượng đối lập, những khó khăn trong đời sống người dân cùng các thách thức mà nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đang phải đối mặt đã làm phân rã các đối tượng cử tri, khiến cho số phiếu bị phân tán. Lần đầu tiên trong lịch sử, Thổ Nhĩ Kỳ đã phải tổ chức bầu cử tổng thống vòng 2 khi hai ứng cử viên là Tổng thống đương nhiệm Erdogan và đối thủ là ông Kilicdaroglu không đạt được quá bán số phiếu bầu. Trong vòng bỏ phiếu đầu tiên, ông Erdogan tuy giành được nhiều phiếu ủng hộ nhất nhưng chưa vượt quá 50% để chiến thắng. Ở vòng 2, kết quả cho thấy ông hơn đối thủ khoảng 2 triệu phiếu nhưng cũng không phải là một chiến thắng tuyệt đối như những lần trước.
Cuộc bầu cử lần này có ý nghĩa quyết định không chỉ ai là người lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên NATO với 85 triệu dân, mà còn cả cách thức điều hành đất nước, trong bối cảnh nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đang đối mặt với cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt ngày càng tăng, cũng như định hình chính sách đối ngoại của nước này trong những năm tới.
“Không phải chúng tôi là người chiến thắng. Người chiến thắng là đất nước Thổ Nhĩ Kỳ, là mọi tầng lớp trong xã hội chúng ta, là nền dân chủ của chúng ta” – ông Erdogan tuyên bố. Theo ông Erdogan, một trong những mục tiêu ưu tiên của chính phủ là giải quyết lạm phát, hàn gắn những vết thương mà thảm họa động đất ngày 6/2/2023 gây ra cái chết của hơn 50.000 người sống ở Thổ Nhĩ Kỳ và trên đất Syria láng giềng, hàng triệu người bị mất nhà cửa.
Như vậy là cử tri đã tin tưởng, trao quyền lực cho ông Erdogan thêm 5 năm nữa, đến 2028, để giải quyết các vấn đề đối nội và đối ngoại mà Thổ Nhĩ Kỳ đang phải đối mặt.
“Quyền tự quyết” và tính “độc lập”
Trong chính sách đối ngoại, ông Erdogan sẽ đưa Thổ Nhĩ Kỳ theo hướng nào trong mối quan hệ rắc rối giữa một bên là Nga, bên kia là Mỹ và phương Tây, bao gồm cả NATO và EU?
Video đang HOT
Những phản ứng đầu tiên của các nước trước tin ông Erdogan tái cử thêm một nhiệm kỳ nữa nói lên nhiều điều. Tổng thống Nga là một trong những người đầu tiên chúc mừng ông Erdogan, cùng với lãnh đạo một số nước khác như Qatar, Libya, Algeria, Hungary, Iran và vùng lãnh thổ Palestine.
Trong một tuyên bố đăng trên trang web của điện Kremlin, Tổng thống Nga Putin nói rằng cuộc bầu cử “là bằng chứng rõ ràng cho thấy người dân Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ” những nỗ lực của ông Erdogan nhằm “củng cố quyền tự quyết quốc gia và thực hiện một chính sách đối ngoại độc lập”. Chẳng phải vô cớ mà Tổng thống Nga nhắc đến “quyền tự quyết” cũng như tính “độc lập” khi chúc mừng ông Erdogan tiếp tục nắm quyền lực tối cao ở Thổ Nhĩ Kỳ thêm 5 năm nữa.
Người ủng hộ ông Erdogan đổ ra đường mừng chiến thắng.
Là một thành viên NATO ngay trong những năm đầu tiên, trước khi hàng loạt các nước Đông Âu gia nhập NATO sau sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991, trong một thời gian dài, Thổ Nhĩ Kỳ là một tiền đồn của NATO, đảm bảo an ninh ở sườn Đông Nam của khối này.
Thổ Nhĩ Kỳ là một trong 5 nước châu Âu cho phép Mỹ đặt vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của mình, 4 nước còn lại là Đức, Italy, Bỉ, Hà Lan. (Mỹ có cơ sở lưu trữ vũ khí hạt nhân tại Hy Lạp dưới dạng đạn pháo, bom và một số tên lửa Lance. Năm 2001, sau khi Hy Lạp rút khỏi thỏa thuận chia sẻ hạt nhân của NATO, Mỹ đã di chuyển đầu đạn hạt nhân cuối cùng ra khỏi lãnh thổ nước này). Từng tồn tại câu chuyện về việc lãnh đạo Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh Nikita Khroushchev trong một lần đến thăm Bulgaria, đứng bên bờ Biển Đen nhìn sang Thổ Nhĩ Kỳ được báo cáo các tên lửa hạt nhân của Mỹ triển khai ở đó, đã đi đến quyết định triển khai các tên lửa đạn đạo ở Cuba, dẫn tới cuộc khủng hoảng tên lửa năm 1962…
Thế nên cũng dễ hiểu là trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, liên minh chiến lược với Mỹ là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của Ankara, đồng thời không có quan hệ thân tình với Moscow. Tuy nhiên, kể từ khi ông Erdogan lên nắm quyền ở Thổ Nhĩ Kỳ, chính sách đối với Nga của Ankara đã có những thay đổi rõ rệt. Cho dù vấp phải không ít những trục trặc (chẳng hạn như vụ máy bay chiến đấu Su-24 Nga bị tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ vào tháng 11/2015 ở khu vực gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ – Syria. Tổng thống Erdogan sau đó phải gửi thư xin lỗi), quan hệ giữa hai nước đã ấm lên đầy bất ngờ.
Kịch tính hơn cả là bất chấp mọi sự phản đối dữ dội từ Washington, Ankara vẫn mua hệ thống tên lửa phòng không hiện đại S-400 của Nga, một quyết định gây nên cuộc khủng hoảng ngoại giao trong nội bộ NATO.
Trước cuộc chiến giữa Nga với Ukraine, năm 2019, Thổ Nhĩ Kỳ từng cung cấp vũ khí cho Ukraine (máy bay không người lái Bayraktar TB2) và khi xung đột nổ ra, Thổ Nhĩ Kỳ đóng cửa eo biển Bosphorus với các tàu chiến của Nga. Tuy nhiên, Tổng thống Erdogan cũng duy trì quan hệ cá nhân với Tổng thống Nga Putin, đề xuất Thổ Nhĩ Kỳ trở thành địa điểm tổ chức hàng loạt cuộc gặp cấp cao giữa các quan chức Nga với các quan chức phương Tây và Ukraine. Chính vị thế này đã khiến Thổ Nhĩ Kỳ đảm nhiệm thành công vai trò trung gian, giúp đạt được thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc Biển Đen cho Ukraine tháng 7/2022.
Việc giữ được Ankara, nếu không trực tiếp ủng hộ Ukraine thì cũng đứng ở vai trò trung gian, là một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga đối với phương Tây và dường như Moscow đã làm được rất tốt điều này.
Tiếng thở dài từ Stockholm
Sự kiện ông Erdogan tái cử thêm một nhiệm kỳ nữa làm dấy lên những phản ứng khác nhau từ các nước phương Tây.
Không phải ngẫu nhiên khi trong số những người đầu tiên chúc mừng ông Erdogan có Thủ tướng Hungary, ông Viktor Orban. Trên Twitter, ông Orban ca ngợi “chiến thắng không thể nghi ngờ” của đương kim Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Orban có lý do để vui mừng khi người đồng cấp ở Ankara tái cử thêm nhiệm kỳ 5 năm nữa. Trong cuộc xung đột Nga – Ukraine, ngoài Thổ Nhĩ Kỳ tỏ ra cứng đầu khi không tham gia các biện pháp trừng phạt Nga, Hungary là thành viên NATO thứ hai làm điều tương tự, từ chối cung cấp vũ khí và huấn luyện binh sĩ cho Ukraine. Một khi ông Erdogan tiếp tục nắm quyền ở Thổ Nhĩ Kỳ, Budapest sẽ có thêm đồng minh để phối hợp trên nhiều hướng chính sách ngay trong khuôn khổ của NATO.
Có thể nghe thấy tiếng thở dài kín đáo vọng tới từ Stockholm khi tin ông Erdogan tái đắc cử Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ được công bố rộng rãi. Trong số các thành viên NATO, chỉ có Thổ Nhĩ Kỳ dưới chính quyền ông Erdogan là phản đối quyết liệt việc Thụy Điển gia nhập NATO trong khi một láng giềng là Phần Lan đã dễ dàng trở thành thành viên chỉ sau 1 năm nộp đơn xin gia nhập liên minh quân sự này.
Những khác biệt giữa Ankara và Stockholm nằm ở việc xử lý đảng Công nhân người Kurd (PKK), tổ chức chính trị có vũ trang bị Thổ Nhĩ Kỳ coi là tổ chức khủng bố cũng như một số người theo giáo sĩ Fethullah Gulen, người bị Tổng thống Erdogan quy kết đứng sau vụ đảo chính bất thành ở Thổ Nhĩ Kỳ năm 2016. Ông Erdogan từng công khai tuyên bố rằng “chừng nào Thụy Điển còn tiếp tục cho phép các nhánh của các nhóm khủng bố ở Thổ Nhĩ Kỳ tự do đi lang thang trên đường phố Stockholm thì chúng tôi không thể có cái nhìn thiện cảm với tư cách thành viên của Thụy Điển trong NATO”. Chắc rằng, với việc ông Erdogan tiếp tục tại vị, con đường vào NATO của Thụy Điển sẽ còn lắm chông gai.
Và tất nhiên, sự quan tâm chú ý nhiều nhất hướng về thái độ của Washington trước việc ông Erdogan tái cử. Trên trang Twitter, Tổng thống Biden viết: “Tôi mong đợi tiếp tục phối hợp (với ông Erdogan) với tư cách là những đồng minh trong NATO về các vấn đề song phương và những thách thức toàn cầu chung”.
Tuyên bố của Tổng thống Mỹ không đề cập tới những căng thẳng chính trị gần đây giữa hai nước nhưng khó có thể phủ nhận một thực tế là chính quyền của ông Erdogan từng nhiều lần là cái gai trong mắt các chính trị gia ở Washington. Vừa là một đồng minh then chốt của Mỹ ở châu Âu nhưng ông Erdogan lại giữ quan hệ cá nhân rất tốt với ông Putin, đẩy mạnh quan hệ kinh tế với Moscow, không chỉ mua dầu mà còn mua cả hệ thống tên lửa S-400 của Nga, cản trở Thụy Điển gia nhập NATO…
Níu giữ để Thổ Nhĩ Kỳ không xích lại gần Nga trong nhiệm kỳ tiếp theo của ông Erdogan là nhiệm vụ hàng đầu của Washington. Trong trò chơi cân bằng quan hệ giữa Nga với phương Tây, ông Erdogan là một bậc thầy.
Recep Tayyip Erdogan: 2 thập kỷ định hình Thổ Nhĩ Kỳ
Kết quả của cuộc bầu cử lần 2 ngày 28/5 đã giúp ông Recep Tayyip Erdogan tiếp tục là Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, đất nước có vị trí địa lý giáp giới giữa 2 lục địa Á-Âu và có ảnh hưởng quan trọng đến cục diện chính trị tại Trung Đông, Ukraine và NATO.
"Người khổng lồ" chính trị
Từ những khởi đầu khiêm tốn, ông Recep Tayyip Erdogan đã trở thành một "người khổng lồ" về chính trị, lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ trong suốt 2 thập niên qua và được đánh giá là người định hình lại đất nước của mình. Sinh tháng 2/1954, ông Erdogan là con trai của một cảnh sát biển bên bờ Biển Đen. Khi 13 tuổi, cha ông quyết định chuyển đến Istanbul với hy vọng sẽ cho 5 đứa con của mình một nền giáo dục tốt hơn. Chàng trai trẻ Erdogan bán nước chanh và bánh vừng để kiếm thêm tiền. Anh theo học một trường Hồi giáo trước khi tốt nghiệp Đại học Marmara của Istanbul và cũng từng là cầu thủ chơi bóng đá bán chuyên nghiệp.
Từ những khởi đầu khiêm tốn, ông Recep Tayyip Erdogan đã trở thành một "người khổng lồ" về chính trị.
Trong những năm 1970 và 1980, ông Erdogan hoạt động tích cực trong giới Hồi giáo, tham gia đảng Phúc lợi ủng hộ Hồi giáo của Necmettin Erbakan. Khi đảng ngày càng nổi tiếng vào những năm 1990, ông Erdogan được bầu làm ứng cử viên cho chức Thị trưởng Istanbul năm 1994 và điều hành thành phố trong 4 năm tiếp theo. Nhưng, nhiệm kỳ kết thúc khi ông bị kết tội kích động hận thù chủng tộc vì đã đọc công khai một bài thơ theo chủ nghĩa dân tộc. Sau khi ngồi tù 4 tháng, ông trở lại chính trường nhưng đảng của ông đã bị cấm vì vi phạm các nguyên tắc thế tục nghiêm ngặt của nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại.
Tháng 8/2001, ông thành lập đảng Công lý và Phát triển (AKP) có nguồn gốc Hồi giáo với đồng minh Abdullah Gul. Năm 2002, AKP giành đa số trong cuộc bầu cử quốc hội và năm sau, ông Erdogan được bổ nhiệm làm thủ tướng. Ông vẫn là Chủ tịch của AKP cho đến ngày nay.
Xây dựng đất nước
Từ năm 2003, ông trải qua 3 nhiệm kỳ thủ tướng, chủ trì một thời kỳ tăng trưởng kinh tế ổn định và được quốc tế ca ngợi là một nhà cải cách. Tầng lớp trung lưu gia tăng và hàng triệu người đã thoát nghèo khi ông Erdogan ưu tiên các dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ để hiện đại hóa Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng, những người chỉ trích nói ông ngày càng trở nên chuyên quyền.
Đến năm 2013, những người biểu tình đã xuống đường, một phần vì chính phủ của ông có kế hoạch chuyển đổi một công viên được nhiều người yêu thích ở trung tâm Istanbul, nhưng cũng là một thách thức đối với cách lãnh đạo của ông. Các cuộc biểu tình ở công viên Gezi đã đánh dấu bước ngoặt trong sự nghiệp cầm quyền của ông Erdogan. Đối với những người gièm pha, ông đã hành động rất quyết đoán. Ông Erdogan cũng bất hòa với một học giả Hồi giáo sống ở Mỹ tên là Fethullah Gulen, người từng có phong trào văn hóa - xã hội đã giúp ông giành chiến thắng trong 3 cuộc bầu cử liên tiếp và đã tích cực loại bỏ quân đội khỏi chính trị. Sự bất hòa này có hậu quả nghiêm trọng đối với xã hội Thổ Nhĩ Kỳ về sau.
Sau 1 thập kỷ cầm quyền, đảng của ông Erdogan cũng tiến tới dỡ bỏ lệnh cấm phụ nữ đội khăn trùm đầu trong các dịch vụ công vốn được đưa ra sau cuộc đảo chính quân sự năm 1980. Lệnh cấm này được dỡ bỏ với phụ nữ trong ngành cảnh sát, quân đội và tư pháp. Những người chỉ trích phàn nàn ông đã làm sứt mẻ những trụ cột nền cộng hòa thế tục của người cha lập quốc Mustafa Kemal Ataturk. Bản thân là người theo đạo nhưng ông Erdogan luôn phủ nhận việc muốn áp đặt các giá trị Hồi giáo, khẳng định ông ủng hộ quyền của người Thổ Nhĩ Kỳ thể hiện tôn giáo của họ một cách cởi mở hơn. Tuy nhiên, ông đã nhiều lần ủng hộ việc hình sự hóa tội ngoại tình. Ông ca ngợi tình mẫu tử nhưng lên án các nhà nữ quyền và nói rằng đàn ông và phụ nữ không thể được đối xử bình đẳng.
Cải cách chức vụ
Bị cấm tái tranh cử chức thủ tướng, vào năm 2014, ông Erdogan đã ứng cử vào vai trò tổng thống, vốn chủ yếu mang tính nghi thức khi đó. Nhưng, ông đã có những kế hoạch lớn để cải cách chức vụ, tạo ra một hiến pháp mới có lợi cho tất cả người Thổ Nhĩ Kỳ và đưa đất nước của họ nằm trong số 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới. Nhưng, ngay từ đầu nhiệm kỳ tổng thống của mình, ông đã phải đối mặt với 2 cú sốc quyền lực. Đảng của ông đã mất thế đa số trong quốc hội ở cuộc bỏ phiếu năm 2015 và vào năm 2016, Thổ Nhĩ Kỳ chứng kiến cuộc đảo chính bạo lực đầu tiên trong nhiều thập kỷ.
Những người nổi dậy đã suýt bắt được ông khi đang đi nghỉ tại một khu nghỉ mát ven biển, nhưng ông đã được đưa đến nơi an toàn bằng máy bay. Sau đó, ông trở lại Istanbul trước sự cổ vũ của những người ủng hộ. Âm mưu đảo chính bị đổ lỗi cho phong trào Gulen, dẫn đến khoảng 150.000 công chức bị sa thải và hơn 50.000 người bị giam giữ, bao gồm binh lính, nhà báo, luật sư, cảnh sát, học giả và các chính trị gia người Kurd.
Giống như các nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ trước đây, Tổng thống Erdogan vẫn không công nhận đảng Công nhân người Kurd (PKK, vốn đã bị đặt ngoài vòng pháp luật). Ông Erdogan từ lâu đã có mối quan hệ chặt chẽ với Tổng thống Nga Vladimir Putin và đã tìm kiếm vai trò trung gian hòa giải trong cuộc xung đột ở Ukraine. Dù là lãnh đạo của một quốc gia NATO, ông đã mua một hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Nga và chọn Nga để xây dựng lò phản ứng hạt nhân đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ.
Với việc ông Erdogan tái đắc cử, dự báo Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục căng thẳng với phương Tây và khó nồng ấm với Mỹ. Nước này cũng khó gia nhập Liên minh châu Âu, đối tác thương mại lớn nhất của mình, vì EU ngày càng chỉ trích cách lãnh đạo của ông Erdogan. Trong khi đó, việc ông Erdogan tái cử sẽ khó xoay chuyển cục diện ở Syria, vì ông không chấp nhận rút quân khỏi miền Bắc Syria
Ông R. T. Erdogan tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nhiệm kỳ thứ ba Ngày 3/6, ông Recep Tayyip Erdogan đã tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nhiệm kỳ 5 năm mới. Đây là nhiệm kỳ Tổng thống thứ ba của ông. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan phát biểu trước những người ủng hộ tại Istanbul ngày 28/5/2023. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu tại lễ nhậm chức tại Quốc hội, ông Erdogan tuyên...
![Trung Quốc tung chatbot đấu ChatGPT, cổ phiếu Phố Wall chao đảo bốc hơi 1.000 tỉ](https://t.vietgiaitri.com/2025/1/10/trung-quoc-tung-chatbot-dau-chatgpt-co-phieu-pho-wall-chao-dao-boc-hoi-1000-ti-600x432-0a6-7368245-250x180.webp)
![Ý tưởng gây sốc của Tổng thống Trump về Dải Gaza](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/y-tuong-gay-soc-cua-tong-thong-trump-ve-dai-gaza-600x432-f7b-7372962-250x180.webp)
![Tàu vận tải Nga cập cảng Syria, chuẩn bị cho cuộc rút quân](https://t.vietgiaitri.com/2025/1/8/tau-van-tai-nga-cap-cang-syria-chuan-bi-cho-cuoc-rut-quan-600x432-062-7366207-250x180.webp)
![Hé lộ kế hoạch mới của ông Trump về xung đột Nga-Ukraine](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/he-lo-ke-hoach-moi-cua-ong-trump-ve-xung-dot-nga-ukraine-600x432-ff5-7370647-250x180.webp)
![Ông Trump nói muốn gặp ông Putin ngay lập tức](https://t.vietgiaitri.com/2025/1/8/ong-trump-noi-muon-gap-ong-putin-ngay-lap-tuc-600x432-3d1-7366202-250x180.webp)
![Tổng thống Trump lên tiếng về 'thảm kịch' hàng không ở thủ đô Washington DC](https://t.vietgiaitri.com/2025/1/11/tong-thong-trump-len-tieng-ve-tham-kich-hang-khong-o-thu-do-washington-dc-600x432-fe8-7369318-250x180.webp)
![Iran công bố tên lửa đạn đạo mới nhất](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/nghien-cuu-chien-ham-trung-quoc-cung-luoi-tieu-diet-co-the-danh-bai-ham-doi-my-600x432-026-7371520-250x180.webp)
![Nga xác nhận có cơ hội đàm phán với chính quyền Tổng thống Trump](https://t.vietgiaitri.com/2025/1/8/nga-xac-nhan-co-co-hoi-dam-phan-voi-chinh-quyen-tong-thong-trump-600x432-ea7-7365960-250x180.webp)
![Phương Tây đang học hỏi từ chiến sự Ukraine](https://t.vietgiaitri.com/2025/1/8/phuong-tay-dang-hoc-hoi-tu-chien-su-ukraine-600x432-1ff-7366132-250x180.webp)
![Hamas vừa thả 4 nữ binh sĩ Israel, sẽ nhận lại được gì?](https://t.vietgiaitri.com/2025/1/9/hamas-vua-tha-4-nu-binh-si-israel-se-nhan-lai-duoc-gi-600x432-255-7366774-250x180.webp)
![CIA có đánh giá mới về nguồn gốc Covid-19](https://t.vietgiaitri.com/2025/1/9/cia-co-danh-gia-moi-ve-nguon-goc-covid-19-600x432-68a-7367289-250x180.webp)
Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất
![Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh trừng phạt Tòa án Hình sự quốc tế](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/tong-thong-my-ky-sac-lenh-trung-phat-toa-an-hinh-su-quoc-te-600x432-5eb-7373421-250x180.webp)
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh trừng phạt Tòa án Hình sự quốc tế
![Ukraine sắp cạn viện trợ vũ khí Mỹ](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/ukraine-sap-can-vien-tro-vu-khi-my-600x432-aa7-7373417-250x180.webp)
Ukraine sắp cạn viện trợ vũ khí Mỹ
![Anh tiết lộ kế hoạch xây dựng hàng loạt lò phản ứng hạt nhân mới](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/anh-tiet-lo-ke-hoach-xay-dung-hang-loat-lo-phan-ung-hat-nhan-moi-600x432-035-7373413-250x180.webp)
Anh tiết lộ kế hoạch xây dựng hàng loạt lò phản ứng hạt nhân mới
![Nga sắp cho chạy thử 'chiến hạm mạnh nhất thế giới' sau cuộc đại tu?](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/nga-sap-cho-chay-thu-chien-ham-manh-nhat-the-gioi-sau-cuoc-dai-tu-600x432-d1c-7373414-250x180.webp)
Nga sắp cho chạy thử 'chiến hạm mạnh nhất thế giới' sau cuộc đại tu?
![Nga bác phương án ngừng bắn tạm thời tại Ukraine](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/nga-bac-phuong-an-ngung-ban-tam-thoi-tai-ukraine-600x432-8c8-7373402-250x180.webp)
Nga bác phương án ngừng bắn tạm thời tại Ukraine
![Tổng thống CH Chad công bố Nội các mới](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/tong-thong-ch-chad-cong-bo-noi-cac-moi-600x432-7d4-7373406-250x180.webp)
Tổng thống CH Chad công bố Nội các mới
![Lãnh đạo quốc gia EU đầu tiên điện đàm với Tổng thống lâm thời Syria](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/lanh-dao-quoc-gia-eu-dau-tien-dien-dam-voi-tong-thong-lam-thoi-syria-600x432-0a9-7373396-250x180.webp)
Lãnh đạo quốc gia EU đầu tiên điện đàm với Tổng thống lâm thời Syria
![Ngân hàng trung ương Mexico tiếp tục hạ lãi suất cơ bản](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/ngan-hang-trung-uong-mexico-tiep-tuc-ha-lai-suat-co-ban-600x432-74c-7373391-250x180.webp)
Ngân hàng trung ương Mexico tiếp tục hạ lãi suất cơ bản
![Tổng thống Cyril Ramaphosa khẳng định Nam Phi 'sẽ không bị bắt nạt'](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/tong-thong-cyril-ramaphosa-khang-dinh-nam-phi-se-khong-bi-bat-nat-600x432-982-7373363-250x180.webp)
Tổng thống Cyril Ramaphosa khẳng định Nam Phi 'sẽ không bị bắt nạt'
![Nghị sỹ Mỹ thúc đẩy dự luật đổi tên Bờ Tây thành "Judea và Samaria"](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/nghi-sy-my-thuc-day-du-luat-doi-ten-bo-tay-thanh-judea-va-samaria-600x432-c5f-7373367-250x180.webp)
Nghị sỹ Mỹ thúc đẩy dự luật đổi tên Bờ Tây thành "Judea và Samaria"
![Anh trục xuất nhà ngoại giao Nga, trả đũa vụ cáo buộc gián điệp](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/anh-truc-xuat-nha-ngoai-giao-nga-tra-dua-vu-cao-buoc-gian-diep-600x432-f4b-7373358-250x180.webp)
Anh trục xuất nhà ngoại giao Nga, trả đũa vụ cáo buộc gián điệp
![IMF đánh giá thận trọng về các biện pháp thuế quan của Mỹ](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/imf-danh-gia-than-trong-ve-cac-bien-phap-thue-quan-cua-my-600x432-e71-7373355-250x180.webp)
IMF đánh giá thận trọng về các biện pháp thuế quan của Mỹ
Có thể bạn quan tâm
![Ốc Thanh Vân hé lộ điểm khó tin khi về Việt Nam, phản pháo đúng 3 từ khi bị đá xéo](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/oc-thanh-van-he-lo-diem-kho-tin-khi-ve-viet-nam-phan-phao-dung-3-tu-khi-bi-da-xeo-600x432-2c4-7373418-250x180.webp)
Ốc Thanh Vân hé lộ điểm khó tin khi về Việt Nam, phản pháo đúng 3 từ khi bị đá xéo
Sao việt
13:11:16 07/02/2025![Lật tẩy "tiểu phẩm" chồng cũ doanh nhân dầm mưa 30 phút, quỳ gối khóc than thương tiếc Từ Hy Viên](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/lat-tay-tieu-pham-chong-cu-doanh-nhan-dam-mua-30-phut-quy-goi-khoc-than-thuong-tiec-tu-hy-vien-600x432-554-7373412-250x180.webp)
Lật tẩy "tiểu phẩm" chồng cũ doanh nhân dầm mưa 30 phút, quỳ gối khóc than thương tiếc Từ Hy Viên
Sao châu á
13:03:49 07/02/2025![Không thời gian - Tập 37: Cuộc chia tay định mệnh của Hồi và Cường](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/khong-thoi-gian-tap-37-cuoc-chia-tay-dinh-menh-cua-hoi-va-cuong-600x432-bb5-7373409-250x180.webp)
Không thời gian - Tập 37: Cuộc chia tay định mệnh của Hồi và Cường
Phim việt
12:56:59 07/02/2025![Khởi tố nhóm thanh niên "đụng ai cũng đánh" trên quốc lộ](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/khoi-to-nhom-thanh-nien-dung-ai-cung-danh-tren-quoc-lo-600x432-d6f-7373400-250x180.webp)
Khởi tố nhóm thanh niên "đụng ai cũng đánh" trên quốc lộ
Pháp luật
12:43:35 07/02/2025![Năm 2025, có 5 con giáp là phúc tinh của gia đình, hút hết tài lộc và may mắn trời ban về nhà](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/nam-2025-co-5-con-giap-la-phuc-tinh-cua-gia-dinh-hut-het-tai-loc-va-may-man-troi-ban-ve-nha-600x432-76a-7373392-250x180.webp)
Năm 2025, có 5 con giáp là phúc tinh của gia đình, hút hết tài lộc và may mắn trời ban về nhà
Trắc nghiệm
12:09:22 07/02/2025![X-Wukong: Đại Chiến Tam Giới ra mắt toàn ĐNÁ, tặng Code độc quyền cho game thủ Việt Nam](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/x-wukong-dai-chien-tam-gioi-ra-mat-toan-dna-tang-code-doc-quyen-cho-game-thu-viet-nam-600x432-cea-7373373-250x180.webp)
X-Wukong: Đại Chiến Tam Giới ra mắt toàn ĐNÁ, tặng Code độc quyền cho game thủ Việt Nam
Mọt game
11:13:33 07/02/2025![Thủ môn Indonesia gọi Quang Hải là huyền thoại](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/thu-mon-indonesia-goi-quang-hai-la-huyen-thoai-600x432-377-7373356-250x180.webp)
Thủ môn Indonesia gọi Quang Hải là huyền thoại
Sao thể thao
11:06:17 07/02/2025![8 thói quen tưởng rất tốt nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ gây hại: Hóa ra lười một chút lại khỏe thân!](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/8-thoi-quen-tuong-rat-tot-nhung-lai-tiem-an-nguy-co-gay-hai-hoa-ra-luoi-mot-chut-lai-khoe-than-600x432-c24-7373351-250x180.webp)
8 thói quen tưởng rất tốt nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ gây hại: Hóa ra lười một chút lại khỏe thân!
Sáng tạo
11:00:47 07/02/2025![Cận cảnh loài chim nguy hiểm nhất thế giới](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/can-canh-loai-chim-nguy-hiem-nhat-the-gioi-600x432-731-7373348-250x180.webp)
Cận cảnh loài chim nguy hiểm nhất thế giới
Lạ vui
10:58:21 07/02/2025![Các bước cấp ẩm cho da khô](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/cac-buoc-cap-am-cho-da-kho-600x432-dd4-7373331-250x180.webp)
Các bước cấp ẩm cho da khô
Làm đẹp
10:51:10 07/02/2025![Thể hiện phong thái tự tin, thời thượng cùng áo hoa, váy voan hoa](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/the-hien-phong-thai-tu-tin-thoi-thuong-cung-ao-hoa-vay-voan-hoa-600x432-574-7373325-250x180.webp)