Trình diễn ánh sáng để phát triển kinh tế đêm cho Tuần Châu
Quảng Ninh – Ngày 6.10, tại TP Hạ Long, Tập đoàn Tuần Châu đã báo cáo tiến độ xây dựng Đề án phát triển kinh tế đêm tại Tuần Châu tại cuộc họp với UBND tỉnh Quảng Ninh.
Công viên King Kong, Tập đoàn Tuần Châu nhộn nhịp những ngày cuối tuần. Ảnh: Trần Tuấn (Tập đoàn Tuần Châu)
Tập đoàn Tuần Châu định hướng phát triển 5 mô hình áp dụng cho khu kinh tế ban đêm là: Du lịch kết hợp thăm Vịnh Hạ Long, giải trí; mua sắm; ẩm thực; chăm sóc sức khỏe. Tập đoàn đã thuê đơn vị tư vấn là Công ty Thiết kế Kume Design Asia (Nhật Bản) để xây dựng Đề án.
Các hạng mục, hoạt động kinh tế đêm gồm, khu hỗn hợp dịch vụ khách sạn và nhà ở, tổ hợp giải trí về đêm. Các vùng hoạt động 24/7 dự kiến gồm có: Biểu diễn ngoài trời, rạp chiếu phim ngoài trời, tổ hợp nhà hàng dọc bãi biển, câu lạc bộ bãi biển, khu mua sắm, phố đêm đi bộ, công viên thử thách…
Đặc biệt, tổ hợp giải trí về đêm sẽ gồm các hoạt động như: Tiệc trên bãi biển, hoạt động trình diễn đường phố, triển lãm, trình diễn nghệ thuật, trình diễn ánh sáng, thể thao mạo hiểm… Xây dựng một số công trình điểm nhấn như: Đài quan sát kết hợp bảo tàng nghệ thuật, nhà trình diễn đa năng, nhà hát lớn. Các vùng hoạt động được phân thành từng khu vực cụ thể, kết nối với nhau qua hệ thống giao thông đồng bộ.
Video đang HOT
Cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu cửa ngõ lớn từ đất liền ra Vịnh Hạ Long. Ảnh: Trần Tuấn
Tại cuộc họp, đại diện Tập đoàn Tuần Châu cũng đề xuất tỉnh Quảng Ninh sớm phê duyệt chủ trương đầu tư và các thủ tục pháp lý khác để đẩy nhanh tiến độ dự án; mong muốn tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, các chương trình kích cầu du lịch Quảng Ninh; xem xét miễn, giảm tiền thuê đất trong thời gian thực hiện đầu tư dự án.
Sau khi nghe Đề án phát triển kinh tế ban đêm của Tập đoàn Tuần Châu, ông Bùi Văn Khắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, đề nghị Tập đoàn tiếp tục hoàn thiện Đề án, tập trung vào việc phát triển tầm nhìn lâu dài cho đề án, tạo sức lan tỏa và là động lực để phát triển ngành du lịch nói riêng, kinh tế – xã hội của tỉnh nói chung.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cũng yêu cầu đơn vị tư vấn và Tập đoàn cần bám sát các cơ sở pháp lý, nhất là Đề án phát triển kinh tế ban đêm của Thủ tướng Chính phủ; xây dựng kế hoạch, đề án bài bản, trong đó tổ chức thiết kế, xây dựng các công trình điểm nhấn, sản phẩm độc đáo riêng có của du lịch Quảng Ninh để thu hút du khách; quan tâm phát triển mạnh mẽ các dịch vụ đi kèm như khu nghỉ dưỡng, mua sắm, nhà hàng… Đồng thời đề nghị các sở, ngành đóng góp ý kiến vào Đề án phát triển kinh tế đêm của Tập đoàn Tuần Châu; tiếp tục đẩy nhanh tiến độ Đề án phát triển kinh tế ban đêm của tỉnh để sớm đưa vào triển khai, thực hiện.
Tàu cao tốc từ TP.HCM đi Côn Đảo sẽ không xuất phát từ bến Bạch Đằng
Khai thác vận tải hành khách công cộng bằng tàu cao tốc từ TP.HCM đi Côn Đảo sẽ góp phần thúc đẩy phát triển vận tải thủy nội địa, vận tải ven biển và phát triển du lịch đường thủy.
Trao đổi với Thanh Niên ngày 3.10, ông Trần Song Hải, Tổng giám đốc Công ty TNHH công nghệ xanh DP (Greenlines DP), chủ đầu tư tuyến tàu cao tốc TP.HCM - Côn Đảo, cho biết đơn vị này đang chờ huyện Côn Đảo và các đơn vị liên quan sắp xếp, hỗ trợ bố trí cảng, bến để thuận tiện điều động phương tiện thủy.
Dự kiến, tuyến tàu cao tốc này sẽ phục vụ người dân và du khách vào đầu năm 2023, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Các tàu của DP đang neo đậu tại bến Bạch Đằng
Về phía TP.HCM, ông Trần Song Hải thông tin lãnh đạo thành phố và lãnh đạo Sở GTVT ủng hộ tuyến cao tốc TP.HCM - Côn Đảo và cho phép doanh nghiệp chọn bến cho phù hợp với đặc điểm của phương tiện. Sau khi cân nhắc, chạy thử tàu, Greenlines DP dự kiến sẽ chuyển địa điểm xuất bến sang cảng Hiệp Phước (huyện Nhà Bè) hoặc từ cảng Cần Giờ, thay vì đón khách từ bến Bạch Đằng như phương án trước đây.
Nguyên nhân, đội tàu được đóng có sức chuyên chở lớn tới 600 khách, khi chạy song song có thể ảnh hưởng tới các phương tiện đường thủy khác xuất phát cùng bến Bạch Đằng.
Trước đó, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cũng đã ký văn bản gửi UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đề nghị phối hợp mở tuyến tàu cao tốc từ TP.HCM đi Côn Đảo và ngược lại.
Hiện nay, người dân TP.HCM muốn đi du lịch ở Côn Đảo chủ yếu bằng đường hàng không. Tuy nhiên, chỉ có 2 hãng hàng không khai thác đường bay này và chủ yếu máy bay nhỏ chở được ít khách, giá vé đắt. UBND TP.HCM đánh giá việc mở tuyến tàu cao tốc từ TP đi Côn Đảo sẽ thúc đẩy vận tải ven biển và du lịch đường thủy phát triển, đáp ứng nhu cầu đi lại, du lịch của người dân hai địa phương.
Tuyến tàu cao tốc TP.HCM đi Côn Đảo và ngược lại sẽ được Greenlines DP và Công ty CP Tàu cao tốc Phú Quốc khai thác. Tàu dự kiến có hành trình từ 5 - 6 giờ, giá vé khoảng 900.000 đồng/lượt.
Bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái đất ngập nước Tràm Chim Ngày 3-10, UBND tỉnh Đồng Tháp đã phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững Vườn quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2021 - 2030, theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Đồng Tháp. Theo đó, mục tiêu cụ thể của phương án về kinh tế đạt doanh thu khoảng 10 tỉ đồng/năm từ các hoạt động chi trả dịch vụ môi...