Triều Tiên xem ngăn viêm phổi Vũ Hán là ‘chuyện tồn vong của quốc gia’
Một bài báo nói nỗ lực ngăn chặn vi rút corona mới gây bệnh viêm phổi Vũ Hán là một vấn đề liên quan đến sự tồn vong của quốc gia
Chương trình đặc biệt của truyền hình Triều Tiên về vi rút corona gây viêm phổi Vũ Hán Ảnh chụp màn hình Yonhap
Tờ Rodong Sinmun của CHDCND Triều Tiên ngày 29.1 đăng bài kêu gọi toàn quốc ngăn chặn sự lây lan của dịch viêm phổi Vũ Hán do vi rút corona mới (2019-nCoV), trong khi nước này chưa xác nhận ca nhiễm nào.
“Mọi tổ chức đảng cần xem nỗ lực ngăn chặn vi rút corona mới là một vấn đề chính trị quan trọng liên quan đến sự tồn vong của quốc gia, và tăng cường các hoạt động chính trị liên quan”, bài báo viết.
Các tổ chức đảng được kêu gọi “chủ động nỗ lực” giám sát y tế, chẩn đoán, nghiên cứu và phát triển thuốc điều trị.
Trong một bài viết khác, tờ báo nhấn mạnh mối lo ngại đối với vi rút mới và cho hay Trung Quốc đã giải thích rằng vi rút có thể lan truyền từ người chưa có triệu chứng, trong khi khoảng 5 triệu người đã rời khỏi tâm dịch Vũ Hán trước lệnh phong tỏa.
“Virus Vũ Hán” gây viêm phổi lạ đang “biến đổi và thích nghi”?
Trong những ngày qua, truyền thông Triều Tiên hầu như đăng bài hằng ngày về dịch bệnh đang bùng phát ở Trung Quốc và lây lan tại một số nước khác, cũng như biện pháp của Bình Nhưỡng nhằm ngăn chặn vi rút xâm nhận từ nước ngoài.
Trang Naenara cho hay Triều Tiên tuyên bố chuyển hệ thống cách ly thành “hệ thống cách ly khẩn cấp quốc gia” và chủ động tiến hành các biện pháp đề phòng.
Vi rút corona gây viêm phổi Vũ Hán có khả năng lây nhiễm mạnh
Theo Yonhap, Triều Tiên quyết định cách ly lên đến 1 tháng đối với tất cả những người nước ngoài nhập cảnh từ Trung Quốc.
Số liệu do tờ South China Morning Post tổng hợp cho thấy vi rút corona mới (2019-nCoV) đã lây nhiễm cho 6.053 người trên thế giới tính đến ngày 29.1, trong đó có 132 người tại Trung Quốc đã tử vong.
Theo Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc, tổng số ca nghi nhiễm viêm phổi Vũ Hán tính đến hết ngày 28.1 là 9.239.
Theo thanhnien.vn
Tin giả trên mạng xã hội gieo rắc nỗi sợ về viêm phổi Vũ Hán
Những tin đồn thất thiệt về dịch viêm phổi Vũ Hán do vi rút corona mới (2019-nCoV) đang lan truyền với tốc độ chóng mặt và gây nhiều hoang mang trong dư luận.
Nhân viên kiểm tra thân nhiệt hành khách tại một ga tàu ở Vũ Hán.
Người dân đổ gục khi đang đi trên đường ở Vũ Hán, chính quyền Trung Quốc che đậy số người chết thật sự, nhiều người tìm cách đào thoát khỏi khu cách ly... là những tin đồn được lan truyền đầy rẫy trên mạng xã hội từ khi dịch viêm phổi do vi rút corona mới bùng phát ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc từ cuối năm 2019.
Theo giáo sư truyền thông báo chí Alfred Hermida tại đại học British Columbia (Canada), mạng xã hội đã làm thay đổi cách thức thông tin được lan truyền và việc thiếu thông tin về loại vi rút mới, cộng với nỗi sợ khiến người ta nhạy cảm đối với những tin đồn.
Nỗi sợ là tác nhân chính
Ông Hermida theo dõi lượng thông tin về vi rút corona mới được chia sẻ trên mạng Twitter từ khi dịch bệnh bùng phát và phát hiện số bài viết tăng đột biến từ khi Mỹ xác nhận ca nhiễm đầu tiên vào ngày 21.1.
"Nỗi sợ đóng vai trò rất lớn trong việc này và rất dễ được vũ khí hóa. Đối với nhiều người, việc phân biệt đâu là thông tin đúng trên mạng xã hội là điều rất khó khăn", giáo sư Hermida giải thích trên đài CBC.
Thông tin thất thiệt, chưa kiểm chứng được chia sẻ nhiều hơn thông tin đã được xác minh. Trong ảnh là một người đi tàu ở Bắc Kinh đeo khẩu trang trong đợt dịch viêm phổi Vũ Hán.
Nhà báo Ramona Pringle, giảng viên về truyền thông tại Đại học Ryerson (Canada) nhận định: "Bất cứ điều gì liên quan đến sức khỏe đều gây những phản ứng rất cảm tính trên mạng, vì sinh tồn là bản năng chính của con người".
Bên cạnh đó, bà Pringle cho biết những thông tin được xác minh, chính thống lại không được chú ý như những tin đồn.
Ví dụ như trường hợp tại Philippines, một tài khoản Twitter ngày 20.1 tung tin rằng một đứa trẻ Trung Quốc tại tỉnh Cebu bị nhiễm vi rút gây viêm phổi Vũ Hán.
Dòng tweet được đăng tải lại hàng ngàn lần. Tuy nhiên, vài giờ sau, tài khoản này đăng thông báo đính chính rằng căn bệnh mà đứa trẻ nhiễm không phải là do vi rút viêm phổi Vũ Hán, nhưng chỉ có vài người đăng lại, theo BBC.
Nguy hiểm từ thông tin sai lệch
Giáo sư xã hội học Fuyuki Kurasawa tại Đại học York (Canada) nói rằng mạng xã hội có thể làm gia tăng nỗi sợ của người dân trong thời điểm khủng hoảng vì bệnh dịch và làm suy giảm khả năng sàng lọc thông tin của họ.
Điều này có thể khiến cho một số người dễ trở thành nạn nhân của việc thông tin sai lệch và bị kỳ thị, công kích ngoài đời. Như sự việc tại Canada mới đây, một tài khoản Twitter tung tin rằng có một người vừa trốn thoát khỏi Vũ Hán và đang về Toronto.
Tài khoản chính thức của sân bay sau đó cảm ơn tài khoản tung tin và cho biết sẽ thông báo với cơ quan di trú. Ngay sau đó, nhiều người khác nhảy vào bình luận và kêu gọi cách ly người đàn ông khả nghi cùng toàn bộ người trên chuyến bay đó (?), theo CBC.
Theo giáo sư Kurasawa, nỗi sợ vô căn cứ này làm gia tăng những hành vi phân biệt đối xử hoặc xâm phạm nhân quyền, quyền được đối xử công bằng khi nhập cảnh vào Canada.
Bác bỏ thông tin đã có vắc xin
Theo trang FactCheck.org, một trong những tổ chức phối hợp với mạng xã hội Facebook để vạch trần những thông tin sai lệch trên mạng xã hội, hiện chưa có loại vắc xin nào giúp phòng ngừa bệnh viêm phổi Vũ Hán do vi rút corona mới (2019-nCoV) gây ra.
Trước đó, hàng loạt thông tin xuất hiện trên mạng xã hội cho rằng loại vi rút này được tạo ra tại một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán và các nhà khoa học đã được cấp bằng sáng chế vào năm 2015 cho nghiên cứu này. Bên cạnh đó, cũng có những đồn đoán rằng vắc xin phòng chống loại vi rút này đã được sản xuất.
Theo FactCheck.org, những bằng sáng chế được nhắc đến trên thực tế liên quan đến 2 loại vi rút khác thuộc dòng vi rút corona.
Giáo sư nghiên cứu vi rút corona Matthew Frieman tại Đại học Maryland (Mỹ) cho biết một bằng sáng chế liên quan đến loại vi rút được tạo ra trong thời điểm bùng phát dịch SARS năm 2003. Bằng còn lại liên quan đến loại vi rút viêm phế quản chỉ lây nhiễm ở gia cầm.
Malaysia phạt nặng việc tung tin giả
Uỷ ban Truyền thông đa phương tiện Malaysia và Cảnh sát hoàng gia nước này ngày 27.1 thông báo sẽ giám sát chặt chẽ việc tung tin thất thiệt về đợt dịch viêm phổi Vũ Hán do vi rút corona mới 2019-nCoV gây ra.
Những người bị phát hiện tung tin giả nhằm gây hoang mang, sợ hãi trong người dân, làm đất nước bất ổn, có thể bị phạt tù 2 năm và nộp phạt 100.000 RM (570 triệu đồng), tờ Malay Mail trích thông báo đưa tin. Hiện có 4 ca nhiễm vi rút 2019-nCoV tại Malaysia và toàn bộ đang được theo dõi nghiêm ngặt để điều trị.
Hồng Anh (Theo Reuters)
Theo canhco.net
Người Úc về từ ổ dịch viêm phổi Vũ Hán được đưa thẳng ra 'đảo tị nạn' Chính phủ Úc công bố kế hoạch sơ tán công dân khỏi ổ dịch viêm phổi chết người là thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) và cách ly họ trên một hòn đảo nơi từng cầm giữ "thuyền nhân" xin tị nạn. Lối vào trung tâm giam giữ "thuyền nhân" ở đảo Giáng sinh, Úc Ảnh AFP Thủ tướng Úc Scott Morrison cho...