Triều Tiên vừa bị mất mùa nghiêm trọng
Sản lượng lương thực của Triều Tiên năm 2018 rơi xuống mức thấp nhất trong hơn chục năm qua, đẩy hàng triệu người vào cảnh thiếu lương thực, Liên Hợp quốc cho biết.
Quang cảnh trên một cánh đồng Triều Tiên năm 2011. (Ảnh: CNN)
Khoảng 11 triệu dân triều Tiên, tương đương gần 44% dân số, đang bị suy dinh dưỡng, theo báo cáo năm 2019 về các nhu cầu và ưu tiên của Triều Tiên do LHQ soạn thảo.
Sản lượng lương thực năm 2019 giảm hơn 9% so với năm trước, xuống mức 4,95 triệu tấn, một phần do “thiếu đất canh tác được, thiếu máy móc nông nghiệp hiện đại và phân bón, kèm theo thiên tai liên tiếp”, theo báo cáo.
Video đang HOT
Phác thảo tình trạng khó khăn của hàng triệu người Triều Tiên, LHQ kêu gọi cần viện trợ lượng hàng trị giá 120 triệu USD cho quốc gia này.
“Tình trạng suy dinh dưỡng phổ biến đang đe dọa cả một thế hệ trẻ em” ông Tapan Mishra, điều phối viên LHQ về Triều Tiên, nói trong một thông báo. Ông Mishra cho biết năm ngoái LHQ không thể đến với hàng trăm ngàn người cần giúp đỡ.
“Khoảng 1,4 triệu người không được hỗ trợ lương thực. Gần 800.000 người không thể tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản. Khoảng 190.000 trẻ mẫu giáo và 85.000 trẻ suy dinh dưỡng không được hỗ trợ dinh dưỡng cần thiết”, ông Mishra nói.
Triều Tiên trải qua một số nạn đói trong những năm gần đây. Nạn đói tồi tệ nhất xảy ra trong những năm 1990, do mùa màng thất bát và kinh tế suy giảm. Dù con số chính thức không được công bố ra bên ngoài, ước tính 10% dân số của nước này không qua khỏi.
Các nhà đàm phán Triều Tiên gần đây nói rằng nước này chọn cách đối thoại với Tổng thống Mỹ Donald Trump về vấn đề phi hạt nhân hóa là một nỗ lực nhằm vực dậy kinh tế và cải thiện đời sống của người dân.
Nhưng hội nghị thượng đỉnh giữa lãnh đạo hai nước kết thúc tuần trước tại Hà Nội mà không đạt được thỏa thuận nào. Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ri Yong Ho nói rằng đất nước ông đã đề nghị chính quyền Trump dỡ bỏ “các biện pháp trừng phạt kìm hãm nền kinh tế và đời sống của người dân”, nhưng Mỹ nói Triều Tiên chưa sẵn sàng để thực hiện thỏa thuận với họ.
Về lý thuyết, các biện pháp cấm vận không được áp dụng với hỗ trợ nhân đạo, nhưng đã có sự trì hoãn và “những hậu quả khôn lường khác”, ông Mishra nói.
BÌNH GIANG
Theo TPO/CNN
Triều Tiên chỉ trích về báo cáo của một tổ chức nhân quyền Mỹ
Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 4/11 đã chỉ trích báo cáo của một tổ chức giám sát nhân quyền của Mỹ cho rằng tình trạng bạo hành tình dục đối với phụ nữ đang lan tràn ở Triều Tiên.
Ông Kenneth Roth, Giám đốc điều hành tổ chức Giám sát Nhân quyền. (Nguồn: getty images)
Phản ứng này được đưa ra sau khi Kenneth Roth, Giám đốc điều hành tổ chức Giám sát Nhân quyền, phát biểu trong một cuộc họp báo ở Seoul tuần trước rằng bạo lực tình dục là một trong những tình trạng vi phạm nhân quyền nghiêm trọng nhất ở Triều Tiên và vấn đề này không thu hút sự chú ý nhiều như các vụ vi phạm nhân quyền ở trại giam và những vụ lạm dụng khác.
Tuy nhiên, báo cáo này cũng cho rằng vấn đề bạo hành tình dục này có thể dễ giải quyết.
Hiệp hội Nghiên cứu Nhân quyền ở Triều Tiên cho rằng báo cáo "phi lý" này là "một phần trong kế hoạch chính trị do các thế lực thù địch - những kẻ phản đối hòa bình và sự ổn định trên bán đảo Triều Tiên - thêu dệt nhằm bôi nhọ hình ảnh của Triều Tiên.
Theo KCNA, đây cũng là một sự khiêu khích cực kỳ nguy hiểm nhằm đảo ngược lại làn sóng hòa bình và thịnh vượng trên bán đảo này".
Theo vietnamplus
Triều Tiên đe dọa sẽ tiếp tục thử nghiệm hạt nhân Triều Tiên cảnh báo rằng họ có thể phục hồi chính sách nhằm tăng cường kho vũ khí hạt nhân nếu Hoa Kỳ không dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với nước này. Tuyên bố được đưa ra bởi Bộ Ngoại giao Triều Tiên tối ngày 2/11, bắt nguồn từ sự lo lắng việc Washington và Seoul sử dụng...