Triều Tiên và Iran: Đối tác hoàn hảo?
Quan hệ Iran – Triều Tiên ngày càng phát triển là một sự thật dù cho trên thực tế hai quốc gia này có khá nhiều điểm khác biệt. Cơ sở của mối quan hệ giữa hai quốc gia này không phải nằm ở lịch sử hay văn hóa, mà là vấn đề có chung một kẻ thù.
Tiếng dữ đồn xa?
Sau khi một tờ báo của Israel cho đăng bài: “Tại sao Iran có bom?”, và đưa ra lập luận rằng Triều Tiên và Iran đang cùng làm việc để phát triển vũ khí hạt nhân, thì một quan chức cấp cao của Mỹ đã nói với tờ New York Times: “Có nhiều khả năng Triều Tiên đang thử nghiệm hạt nhân cho cả hai quốc gia”- quốc gia thứ 2 được đề cập ở đây chính là Iran. Điều này có nghĩa là, nếu Triều Tiên thử nghiệm thành công vũ khí hạt nhân cũng có nghĩa là Iran đã có được vũ khí hạt nhân như đúng như ý định và mục đích của mình”.
Một người lính canh gác ở phía trước của tên lửa Unha-3 (Milky Way 3)
ở phía tây bắc của Bình Nhưỡng ngày 8-4-2012
Những người Iran có mặt tại hầu hết các vụ thử hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên. Các kỹ sư Iran đã tham dự buổi phóng thử tên lửa tầm xa Unha-3 vào 4/2012 và giúp Triều Tiền phân tích nguyên nhân thử nghiệm thất bại, hỗ trợ nước này giải quyết các vấn đề còn tồn tại. “Trong hơn một thập kỷ, Bình Nhưỡng và Tehran đã cùng nhau tham gia phát triển một chương trình tên lửa chung” và “Triều Tiên chắc chắn đã cung cấp những dữ liệu bắn thử cho Iran” , Gordon Chang của tờ New York Times nói.
Cho đến này chưa có bất kì bằng chứng cụ thể nào, nhưng khi móc nối các vấn đề lại với nhau dễ dàng thấy Triều Tiên hoàn toàn có thể đã chuyển giao công nghệ hạt nhân cho Iran, đổi lại nhà nước Hồi giáo sẽ cung cấp cho Bình Nhưỡng những hỗ trợ về kinh tế và cả chính trị.
Iran hợp tác Bắc Triều Tiên để hiện thực hóa tham vọng hạt nhân?
Mặc dù thời gian gần đây vấn đề sở hữu vũ khí hạt nhân của Iran không làm Mỹ quá đau đầu, nhưng nếu Triều Tiên – quốc gia đang sở hữu và làm chủ công nghệ này chuyển giao những nghiên cứu cho phái Iran thì những nỗ lực của Mỹ nhằm hạn chế các chương trình phát triển “vũ khí hủy diệt hàng loạt” của Iran sẽ bỗng chốc tan thành mây khói.
Video đang HOT
Một điểm rất đáng lưu ý là: Mỹ luôn phản đối những quan hệ kiểu này giữa các nước xoay quanh trục Nga – Trung do lo ngại những liên minh này sẽ đe dọa vị trí lãnh đạo thế giới và quyền lợi của nước Mỹ.
Tổng thống Obama và Phó Tổng thống Biden
Năm 2011, tờ Al Jazeera đưa tin về một báo cáo bị rò rỉ của Liên Hợp Quốc cho thấy “Triều Tiên và Iran đã vi phạm lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc khi trao đổi công nghệ tên lửa đạn đạo với nhau”. Bản báo cáo cho biết, hai nước đã chuyển những giao công nghệ bị cấm “trên lịch trình các chuyến bay của hai hãng hàng không Air Koryo và Iran Air”. “Thậm chí trong bản báo cáo, một số nhà ngoại giao giấu tên ám chỉ Trung Quốc chính là quốc gia thứ ba tham gia trung chuyển cho những giao dịch này”.
Quan hệ Iran – Triều Tiên ngày càng phát triển là một sự thật dù cho trên thực tế hai quốc gia này có khá nhiều điểm khác biệt. Trong khi Triều Tiên là nước Xã hội Chủ nghĩa, còn nghèo ở khu vực Đông Á, thì Iran là một nhà nước Hồi giáo nằm ở khu vực Trung Đông với tầng lớp trung lưu ngày càng tăng.
Các cơ sở của mối quan hệ giữa hai quốc gia không phải nằm ở lịch sử hay văn hóa, mà là vấn đề có chung một kẻ thù, chính vì vậy, hai nước sẵn sàng hợp với nhau bất chấp sự bao vây, cấm vận của Mỹ và các nước đồng minh. Iran có thừa ngoại tệ cung cấp cho Triều Tiên từ việc bán dầu, trong khi đó Triều Tiên sẵn sàng trao cho Iran công nghệ tên lửa và vũ khí mà nhà nước Hồi giáo này khó mà mua được ở nơi khác.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un quan sát một vụ phóng thử tên lửa
Mối quan hệ này được Claudia Rosett được cập đến như là “axis of proliferation” (tạm dịch: trục phổ biến vũ khí). Cũng theo Rosett, Iran và Triều Tiên gần như sẽ là các đối tác hoàn hảo vì:
- Iran có tiền từ việc bán dầu. Triều Tiên có công nghệ hạt nhân nhưng thiếu tiền mặt. Vì vậy một cuộc trao đổi nằm ngoài tầm kiểm soát của Mỹ và đồng minh hoàn toàn có thể xảy ra.
- Cả hai nước đều rất giỏi trong việc né tránh các lệnh trừng phạt để làm giàu uranium. Và theo kịch bản soạn sẵn, Triều Tiên sẽ mua sắm những tên lửa tinh vi hơn từ Iran để hoàn thiện những đầu đạn tấn công của họ.
Điều Rosett lo ngại hơn cả là sự gia tăng nhanh chóng của những trang web bất hợp pháp mà hai quốc gia này cùng tham gia như “mạng hạt nhân” của nhà khoa học hạt nhân A.Q.Khan người Pakistan. Việc gia tăng nhanh những website này phụ thuộc nhiều vào sự ủng hộ của Bắc Kinh khi họ trực tiếp cung cấp hay chỉ đúng ra làm trung gian cho những trao đổi kiểu này. Cần phải nhắc lại ở đây rằng, Trung Quốc chính là cửa ra internet thế giới duy nhất của Triều Tiên.
Không chỉ có hạt nhân
Năm 1974, Quân đội Hàn Quốc đã phát hiện ra một hệ thống đường hầm khổng lồ rất phức tạp nằm dưới khu phi quân sự (DMZ) giữa hai miền Nam – Bắc. Đường hầm này được trang bị đường sắt, điện, xe vận chuyển và dài đến hơn 35 km.
Bản đồ biên giới hai miền Triều Tiên
Sau này, trong cuộc chiến tranh giữa Israel và Hezbollah năm 2006, quân đội Israel đã phát hiện ra mạng lưới lớn các đường hầm gần biên giới Israel tương tự như những đường hầm được xây dựng dưới vùng phi quân sự ở Hàn Quốc.
Ronen Bergman, một sĩ quan cao cấp trong đội Vệ binh Cách mạng Iran đã đào tẩu, cho biết: “Nhờ sự hiện diện của hàng trăm kỹ sư Iran và các chuyên gia từ Triều Tiên, những người được đưa về bởi các nhà ngoại giao Iran. . . Hezbollah đã thành công trong việc xây dựng 25 km dường ngầm ở Nam Lebanon”. Các quan chức Beirut tin rằng, có thể Iran đã chi tiết kế hoạch xây dựng đường hầm mà họ có được từ Triều Tiên cho Hezbollah.
Một tay buôn lậu Palestine leo xuống một đường hầm của lực lượng Hamas,
bên dưới biên giới Ai Cập-Gaza vào ngày 14-4-2010
Sự trùng hợp gần như là không thể, rõ ràng những đường hầm ở Lebanon được dựa trên các sơ đồ thiết kế của Triều Tiên hoặc chínhTriều Tiên đã xây dựng đường hầm này hoặc Iran đã gửi thiết kế cho Hezbollah. Dù thế nào đi nữa, công nghệ xây dựng đường hầm mà Triều Tiên chia sẻ cho Iran đã quá đủ nguy hiểm, không hiểu chuyện gì sẽ xảy ra nếu công nghệ vũ khí hạt nhân rơi vào tay nhà nước Hồi giáo này?
Theo_An ninh thủ đô
Mỹ sắp giao lô xe Humvee đầu tiên cho Ukraine
Mỹ sẽ tăng cường hoạt động viện trợ vũ khí phi sát thương cho Ukraine, trong đó có cả việc chuyển giao lô xe quân sự đầu tiên Humvee.
Mỹ sẽ tăng cường hoạt động viện trợ vũ khí phi sát thương cho Ukraine, trong đó có cả việc chuyển giao lô xe quân sự đầu tiên Humvee.
Theo đó, việc tăng cường viện trợ phi sát thương cho Ukraine (một phần nhằm phục vụ trong cuộc chiến chống lại lực lượng đòi ly khai thân Nga) đã được công bố vào ngày 20/11 trong chuyến thăm tới Kiev của Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Ảnh minh họa.
Các quan chức Mỹ, những người trao đổi với hãng thông tấn Reuters xin đề nghị giấu tên, miêu tả động thái trên là một sự mở rộng hoạt động hỗ trợ của Mỹ dành cho lực lượng vũ trang Ukraine. Tuy nhiên, họ cho rằng, việc làm này khó có thể làm thay đổi đáng kể cục diện cuộc xung đột kéo dài nhiều tháng qua ở miền đông Ukraine.
Theo tiết lộ của các quan chức này, trong chuyến thăm tới Kiev của Phó Tổng thống Biden, phía Mỹ sẽ chuyển giao cho Kiev đợt xe quân sự Humvee đầu tiên cũng như hệ thống radar có khả năng phát hiện vị trí súng cối của địch.
Trong đợt viện trợ vũ khí phi sát thương trước đó, Mỹ đã chuyển giao lô hàng trị giá 53 triệu USD cho Ukraine bao gồm áo giáp, ống nhòm, thuyền nhỏ và các thiết bị khác dành cho lực lượng an ninh và lính biên phòng nước này.
Theo_Kiến Thức
Vì Nga, phương Tây "bán đứng" Ukraine? Phương Tây ra sức chỉ trích Nga về cuộc khủng hoảng ở Ukraine và thậm chí được cho là đã gây sức ép để Kiev ngừng xuất khẩu thiết bị quân sự sang cho Nga. Tuy nhiên, trên thực tế, một loạt nước phương Tây vẫn đang cung cấp vũ khí cho Nga. Phải chăng, Châu Âu đang "bán đứng" Ukraine ? Tàu...