Triều Tiên ủng hộ kết quả cuộc trưng cầu dân ý sáp nhập 4 khu vực Ukraine vào Nga
Hãng thông tấn trung ương (KCNA) dẫn nguồn Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho biết giới chức nước này ủng hộ kết quả của cuộc trưng cầu dân ý về việc sáp nhập 4 vùng lãnh thổ của Ukraine vào Nga.
“Chúng tôi tôn trọng nguyện vọng của những người dân mong muốn sáp nhập vào Nga và ủng hộ quan điển của Chính phủ Nga trong việc đưa các vùng lãnh thổ trên trở thành một phần của Nga”, ông Jo Chol Su, Vụ trưởng Vụ các Tổ chức quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Triều Tiên, tuyên bố.
Theo nhà ngoại giao này, các cuộc trưng cầu dân ý về việc sáp nhập các vùng lãnh thổ của Ukraine (bao gồm 2 nước cộng hòa tự xưng Donetsk, Lugansk và 2 tỉnh Zaporozhye và Kherson) được tổ chức phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc, dựa trên các nguyên tắc về quyền bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc, cũng như theo các thủ tục hợp pháp, phản ánh đầy đủ nguyện vọng của người dân.
Bộ trưởng Su cũng cho rằng Mỹ đang “lạm dụng Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc” và can thiệp vào công việc nội bộ của các nước độc lập, xâm phạm quyền hợp pháp của các quốc gia này khi cố tìm cách duy trì thế giới đơn cực.
Video đang HOT
“Ngày mà Mỹ có thể lợi dụng Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc làm lá chắn và phương tiện gây hấn để duy trì vị thế tối cao của mình sẽ không bao giờ trở lại”, nhà ngoại giao Triều Tiên nhấn mạnh.
Bốn vùng lãnh thổ của Ukraine đã tiến hành trưng cầu dân ý về việc sáp nhập vào Nga từ ngày 23 đến 27/9. Kết quả bỏ phiếu cho thấy đại đa số người dân ủng hộ sáp nhập vào Nga. Moskva cũng khẳng định các cuộc trưng cầu dân ý này là hợp lệ, hợp pháp.
Về phần mình, Ukraine và các đồng minh đã chỉ trích và không công nhận kết quả các cuộc trưng cầu ý dân tổ chức tại Donetsk, Lugansk, Zaporizhzhia và Kherson. Ukraine và phương Tây xem tất cả lãnh thổ của Ukraine do lực lượng Nga kiểm soát đều là “ chiếm đóng bất hợp pháp”.
Trong diễn biến liên quan, hôm 2/10, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan đã gặp ông Andriy Yermak, chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine, tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, tức hai ngày sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sáp nhập 4 khu vực Ukraine.
Ông Sullivan nhấn mạnh Mỹ ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Vị quan chức này cũng cảnh báo Mỹ, các đồng minh, đối tác sẽ khiến các cá nhân, thực thể, quốc gia phải trả giá đắt nếu ủng hộ Nga sáp nhập lãnh thổ của Ukraine.
Nga sẽ theo sát nỗ lực gia nhập NATO của Ukraine
Hôm 3/10, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Moskva đang theo dõi sát sao tình hình xung quanh nỗ lực gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Kiev.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. TASS/TTXVN
Theo hãng thông tấn TASS, ông Peskov đồng thời cũng nhắc lại nguyện vọng gia nhập liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu là một trong những lý do khiến Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
"Chúng tôi đang theo dõi rất sát sao bước đi này. Chúng tôi nhớ rằng nguyện vọng gia nhập NATO của Ukraine và việc xác nhận tư cách thành viên của NATO trong tương lai là một trong những lý do khiến Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt", ông Peskov nhấn mạnh.
Người phát ngôn Điện Kremlin cũng lưu ý hiện các quốc gia thành viên NATO có những phản ứng khác nhau trước tuyên bố của Ukraine muốn gia nhập liên minh quân sự này theo cơ chế nhanh chóng. Ông bình luận: "Có những quốc gia ủng hộ phương án gia nhập nhanh chóng, có quốc gia thì không. Với bất kỳ trường hợp nào, tất cả đều phải dựa trên quy tắc đồng thuận".
Hôm 30/9, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã ký thông qua đơn xin gia nhập nhanh để nước này có thể trở thành thành viên NATO trong thời gian ngắn nhất. Tuyên bố của ông Zelensky được đưa ra sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 30/9 ký sắc lệnh sáp nhập 4 khu vực ở Ukraine - gồm Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia vào Nga.
Phản ứng trước động thái của Ukraine, một số nước thành viên NATO, đặc biệt là các nước Baltic - gồm Estonia, Latvia và Litva bày tỏ ủng hộ việc Ukraine nộp đơn xin gia nhập NATO và mong muốn quá trình này diễn ra "càng sớm càng tốt".
Tuy nhiên, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã không trả lời trực tiếp khi được hỏi liệu liên minh quân sự này đã sẵn sàng để xem xét đơn xin gia nhập của Ukraine. Ông nhấn mạnh NATO vẫn kiên định với việc cởi mở đón nhận thành viên mới, nhưng lại không tỏ ý trực tiếp ủng hộ đề nghị của Ukraine. Vị lãnh đạo này nói rằng vấn đề này cần có sự đồng thuận của tất cả 30 thành viên trong liên minh.
Về phần mình, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan đã nói rằng Washington cam kết thực hiện chính sách mở cửa về việc kết nạp các thành viên mới vào NATO, nhưng giờ chưa phải lúc thích hợp để xem xét đơn xin gia nhập của Ukraine.
"Trong vài thập kỷ qua, chúng tôi luôn ủng hộ chính sách mở cửa của NATO. Bất cứ quyết định về tư cách thành viên của NATO đều phải có sự đồng thuận giữa 30 quốc gia thành viên và quốc gia muốn gia nhập. Ở thời điểm hiện tại, chúng tôi nghĩ rằng cách tốt nhất để giúp Ukraine là thông qua hỗ trợ thực tế, còn quá trình gia nhập NATO nên được thực hiện vào một thời điểm khác", ông Sullivan nói.
Tình hình bỏ phiếu sáp nhập Nga ở 4 vùng tại Ukraine Kết quả sơ bộ cho đến ngày thứ 3 trong 5 ngày trưng cầu dân ý, cho thấy 3 vùng ở Ukraine đã đạt tỉ lệ tối thiểu là hơn 50% số cử tri bỏ phiếu và tỉ lệ này đã gần đạt được ở Kherson. Người tị nạn đến từ vùng ly khai đi bỏ phiếu tại một địa điểm ở bán...