Triều Tiên tuyên bố phóng thử thành công tên lửa siêu thanh
Triều Tiên tuyên bố, nước này vừa lần đầu tiên thử nghiệm thành công tên lửa siêu thanh nhằm tăng năng lực phòng vệ.
Hình ảnh được cho là vụ phóng thử tên lửa siêu thanh đầu tiên của Triều Tiên hôm 28/9 (Ảnh: KCNA).
Hãng thông tấn KCNA ngày 29/9 đưa tin, Học viện Khoa học Quốc phòng Triều Tiên hôm qua đã phóng thử thành công tên lửa Hwasong-8 từ Toyang-ri, tỉnh Jagang.
“Việc phát triển tên lửa siêu thanh là một trong 5 nhiệm vụ ưu tiên trong kế hoạch 5 năm đối với lĩnh vực vũ khí chiến lược nhằm phát triển khoa học quốc phòng và hệ thống vũ khí được đề ra tại Đại hội Đảng lần thứ VIII”, KCNA cho biết.
KCNA nhấn mạnh, việc phát triển loại vũ khí này có ý nghĩa chiến lược to lớn nhằm thúc đẩy khoa học công nghệ cũng như nâng cao năng lực phòng vệ của Triều Tiên.
Video đang HOT
Truyền thông Triều Tiên cũng nói rằng, các nhà khoa học quốc phòng của nước này đã xác nhận “khả năng bay cơ động và ổn định của tên lửa”. “Kết quả thử nghiệm cho thấy, tất cả các yếu tố kỹ thuật đều thỏa mãn các yêu cầu thiết kế”, KCNA cho biết. Theo KCNA, vụ thử nghiệm có sự giám sát của ông Park Jeong-cheon, một thành viên cấp cao Bộ Chính trị Triều Tiên cùng với một số quan chức quốc phòng.
Thông tin được đưa ra một ngày sau khi giới chức quân đội Hàn Quốc và Nhật Bản cho biết, Triều Tiên đã phóng một vật thể không xác định, dường như là tên lửa đạn đạo, từ vùng biển phía đông vào rạng sáng 28/9. Hàn Quốc cho biết, các cơ quan tình báo của nước này và Mỹ đang phân tích để làm rõ bản chất vũ khí mới thử nghiệm của Bình Nhưỡng.
Vụ thử đánh dấu lần thử nghiệm vũ khí chiến lược thứ 6 của Triều Tiên trong năm nay. Trong tháng này, Bình Nhưỡng liên tiếp phóng thử tên lửa trong một động thái được cho là nhằm gây sức ép đàm phán với Mỹ và Hàn Quốc.
Đại sứ Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc Kim Song ngày 27/9 tuyên bố, mối quan hệ tốt đẹp giữa Mỹ và Triều Tiên có thể được thiết lập nếu Washington từ bỏ chính sách thù địch với Bình Nhưỡng. “Nếu Mỹ muốn thấy chiến tranh Triều Tiên, cuộc chiến kéo dài nhất trên thế giới, đi đến hồi kết, và nếu Mỹ thực sự mong muốn hòa bình và hòa giải trên bán đảo Triều Tiên, họ nên thực hiện bước đi đầu tiên, đó là từ bỏ chính sách thù địch chống lại Triều Tiên, bằng cách ngừng vĩnh viễn các cuộc tập trận chung cũng như triển khai tất cả các loại vũ khí chiến lược”, ông Kim nói.
Trước đó, bà Kim Yo-jong, Phó chủ nhiệm thứ nhất của Ủy ban Trung ương đảng Lao động Triều Tiên và là em gái nhà lãnh đạo Kim Jong-un, cũng kêu gọi Hàn Quốc từ bỏ chính sách mà bà mô tả là “tiêu chuẩn kép không công bằng”. Bà Kim Yo-jong nhấn mạnh, hội nghị thượng đỉnh, cũng như các cuộc trao đổi về việc kết thúc tình trạng chiến tranh liên Triều, có thể “được tổ chức sớm thông qua các cuộc đối thoại có tính xây dựng”.
WHO: Vẫn còn 3 nước chưa tiêm liều vắc xin Covid-19 nào
Thế giới đã tiêm hơn 6 tỉ mũi vắc xin Covid-19, trong khi vẫn còn một số quốc gia chưa tiêm mũi nào.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhiều lần kêu gọi chia sẻ vắc xin trên thế giới. Ảnh AFP
Theo tờ The Times of Israel dẫn thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện vẫn còn 3 quốc gia chưa tiêm mũi vắc xin Covid-19 nào là Burundi, Eritrea và CHDCND Triều Tiên.
Thế giới đã tiêm tổng cộng hơn 6 tỉ mũi vắc xin Covid-19, trong đó các nước thu nhập cao đã tiêm trung bình 124 mũi/100 người, so với chỉ 4 mũi/100 người tại các nước thu nhập thấp.
Về số lượng, gần 2,18 tỉ mũi vắc xin, tương đương 40% trên toàn cầu, đã được tiêm ở Trung Quốc, tiếp theo là Ấn Độ (826,5 triệu liều) và Mỹ (386,8 triệu liều).
Về tỷ lệ tính trên đầu người, trong số các nước có dân số trên 1 triệu người, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) dẫn đầu với 198 mũi/100 người, với hơn 81% dân số đã tiêm 2 mũi.
Xếp thứ 2 là Uruguay với 175 mũi/100 người, tiếp theo lần lượt là Israel (171), Cuba (163), Qatar (162) và Bồ Đào Nha (154). Một số nước như UAE, Uruguay và Israel đã bắt đầu tiêm mũi thứ 3 nhằm tăng cường miễn dịch ở những người đã tiêm 2 mũi.
Trong khi đó, số ca Covid-19 trên toàn cầu tiếp tục giảm, với 3,6 triệu ca nhiễm từ ngày 13-19.9, so với 4 triệu ca nhiễm vào tuần trước đó, nâng tổng số lên gần 228 triệu ca nhiễm và hơn 4,6 triệu ca tử vong.
Đây cũng là lần giảm đầu tiên sau hơn 2 tháng, với số ca nhiễm mới giảm tại hầu như tất cả các khu vực, trong đó Trung Đông giảm 22% và Đông Nam Á giảm 16%.
Cũng trong tuần từ 13-19.9, số ca tử vong được ghi nhận dưới 60.000, giảm 7% so với tuần trước đó, trong đó Đông Nam Á giảm 30% và khu vực Tây Thái Bình Dương giảm 7%.
Các nước ghi nhận thêm nhiều ca nhiễm Covid-19 gồm Mỹ, Ấn Độ, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ và Philippines. Theo WHO, biến chủng Delta đã xuất hiện tại 185 nước ở tất cả cá khu vực.
Vụ phóng của Triều Tiên: Hàn Quốc khẳng định tiếp tục thúc đẩy quan hệ liên Triều Ngày 28/9, Bộ Thống nhất Hàn Quốc khẳng định nước này sẽ tiếp tục nỗ lực ổn định tình hình trên Bán đảo Triều Tiên và thúc đẩy các mối quan hệ liên Triều thông qua đối thoại và hợp tác, bất chấp vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên trước đó cùng ngày. Người dân theo dõi một vụ phóng...