Triều Tiên, Trung Quốc nối lại chuyến tàu chở hàng xuyên biên giới
Ngày 26/9, các đoàn tàu chở hàng xuyên biên giới giữa Triều Tiên và Trung Quốc đã nối lại sau 5 tháng tạm ngừng.
Cây cầu hữu nghị bắc qua sông Yalu, biên giới Triều Tiên – Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Hãng thông tấn Yonhap đưa tin một đoàn tàu chở hàng từ thành phố Đan Đông của Trung Quốc đã băng qua cây cầu hữu nghị ở biên giới để đến thành phố Sinuiju của Triều Tiên.
Hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường sắt qua biên giới hai nước đã bị đình chỉ từ ngày 29/4, do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Tại thời điểm đó, Bình Nhưỡng thông báo về đợt bùng phát virus SARS-CoV-2 đầu tiên trong nước.
Các tổ chức viện trợ quốc tế cho rằng chính sách đóng cửa biên giới là nguyên nhân khiến nền kinh tế Triều Tiên bị suy giảm, cũng như dẫn đến việc hàng triệu người dân khó tiếp cận với nguồn cấp cung lương thực.
Video đang HOT
Tháng trước, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tuyên bố quốc gia Đông Bắc Á này đã chiến thắng dịch COVID-19, đồng thời ra lệnh dỡ bỏ các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt nhất được áp dụng vào tháng 5. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng Triều Tiên phải duy trì một “hàng rào thép” chống dịch.
Động thái bất ngờ của Triều Tiên sau 2 năm đóng cửa biên giới
Đoàn tàu chở hàng của Triều Tiên được cho là đã đến thành phố biên giới của Trung Quốc, đánh dấu chuyến đi đầu tiên kể từ khi nước này đóng cửa biên giới vì Covid-19.
Cầu hữu nghị nối Trung Quốc - Triều Tiên bắc qua sông Áp Lục (Ảnh: Yonhap).
Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc dẫn nhiều nguồn tin giấu tên cho biết, một đoàn tàu chở hàng của Triều Tiên đã băng qua cầu đường sắt trên sông Áp Lục để đến thành phố Đan Đông của Trung Quốc hôm nay 16/1.
Theo Yonhap, đây là lần đầu tiên Triều Tiên chính thức mở biên giới trên bộ với Trung Quốc, kể từ khi nước này áp lệnh phong tỏa ngăn đại dịch Covid-19 từ đầu năm ngoái.
Các nguồn tin nói với Yonhap rằng, hiện vẫn chưa rõ liệu đoàn tàu có chở bất kỳ hàng hóa nào vào Trung Quốc hay không, nhưng có khả năng sẽ quay trở lại Triều Tiên vào ngày 17/1 với một lượng "vật liệu khẩn cấp".
Hãng thông tấn Kyodo của Nhật Bản cũng trích dẫn một nguồn tin tiết lộ về chuyến tàu của Triều Tiên đến Trung Quốc.
Dữ liệu từ Trung Quốc cho thấy một số hạn chế về thương mại vẫn được duy trì. Hầu hết chuyến hàng dường như đang sử dụng cảng biển của Triều Tiên, không phải các chuyến tàu qua biên giới nước này.
Các quan chức ở Seoul vào cuối năm ngoái cho biết, họ đang theo dõi chặt chẽ hoạt động nối lại giao thông đường sắt xuyên biên giới như một tín hiệu cho thấy các biện pháp hạn chế có thể được nới lỏng.
Sau gần hai năm đóng cửa biên giới, một số viện trợ nhân đạo đang tới Triều Tiên, mặc dù các chuyến hàng cung cấp nhu yếu phẩm, trong đó có thực phẩm, vẫn bị chặn, theo các tổ chức của Liên Hợp Quốc.
Các lô hàng dinh dưỡng và viện trợ y tế đã được nhập cảnh vào Triều Tiên sau 3 tháng kiểm dịch tại cảng biển Nampo, nhưng vẫn chưa có xác nhận nào về một số lô hàng chính được vận chuyển bằng tàu hỏa.
Triều Tiên đã đóng cửa biên giới từ tháng 1/2020 và cho đến nay không ghi nhận bất kỳ ca mắc Covid-19 nào - một kỷ lục khiến giới quan sát nghi ngờ do nước này có chung đường biên giới rộng lớn với Trung Quốc và Hàn Quốc. Trung Quốc là nơi ghi nhận các ca nhiễm đầu tiên trên thế giới, trong khi Hàn Quốc từng bùng phát nhiều ổ dịch lớn trong 2 năm qua.
Coi các nỗ lực chống dịch là "vấn đề sống còn của đất nước", Triều Tiên đã hạn chế khách du lịch, đồng thời kiểm soát nghiêm ngặt hoạt động đi lại và thương mại xuyên biên giới.
Việc áp lệnh phong tỏa đã gây thêm sức ép cho nền kinh tế vốn gặp nhiều khó khăn của Triều Tiên, đặc biệt trong bối cảnh Mỹ và cộng đồng quốc tế vẫn chưa dỡ bỏ các lệnh trừng phạt Bình Nhưỡng do chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này.
Tuy chưa ghi nhận ca mắc Covid-19 nào, nhưng việc đóng cửa biên giới cùng với các biện pháp phòng dịch khác được cho là ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế của Triều Tiên do hoạt động giao thương với Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất của Bình Nhưỡng - bị gián đoạn.
Ấn Độ, Trung Quốc rút quân sau 2 năm đụng độ ở biên giới Quân đội Ấn Độ và Trung Quốc đã bắt đầu rút quân khỏi khu vực biên giới Gogra-Hotsprings phía tây dãy Himalaya vào ngày 8-9, hai năm sau các cuộc đụng độ ở biên giới khiến quan hệ ngoại giao lao dốc. Binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ di chuyển cạnh nhau trong một cuộc gặp giữa các tướng lĩnh hai nước...