Triều Tiên tố tàu Hàn Quốc đâm tàu cá, đòi bồi thường
Hãng thông tấn KCNA ngày 5.10 loan tin một tàu Hàn Quốc đã cố tình đâm một tàu cá Triều Tiên ở vùng biển nằm giữa bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản rồi bỏ chạy nên Bình Nhưỡng đòi Seoul bồi thường thiệt hại.
Một tàu cá Triều Tiên – Ảnh: AFP
Vụ việc xảy ra vào lúc 1 giờ 25 phút sáng 1.10, tàu Hàn Quốc đã đâm tàu Turubong-3 của Triều Tiên đang đánh bắt tại vùng biển nói trên, khiến 5 thủy thủ bị thương và thân tàu bị hư hỏng, theo KCNA.
Hãng thông tấn Triều Tiên khẳng định tàu Hàn Quốc đã cố tình đâm vào Turubong-3 rồi bỏ chạy, lập luận rằng khi đó xung quanh tàu Turubong-3 rất sáng vì có nhiều đèn được mở lên.
Nhiều người chứng kiến vụ việc kể rằng trên thân tàu Hàn Quốc có tên “HIGHNY” và chữ “Jeju”, có thể là nơi tàu được đăng ký, theo KCNA.
Khi vụ việc xảy ra, thuyền trưởng tàu Turubong-3 liên lạc với tàu Hàn Quốc để nói chuyện với thuyền trưởng. Theo KCNA, phía tàu Hàn Quốc đáp lại là sẽ chuyển lời tới thuyền trưởng và yêu cầu thuyền trưởng tàu Triều Tiên chờ, nhưng sau đó tàu Hàn Quốc lại bỏ chạy với tốc độ cao.
KCNA khẳng định đó là hành vi vi phạm những yêu cầu bắt buộc của Luật hàng hải LHQ là kêu gọi những tàu gây ra vụ va chạm ở vùng biển mở phải hỗ trợ tàu còn lại. Từ đó, KCNA yêu cầu giới chức Hàn Quốc điều tra chiếc tàu nói trên cùng những người “chủ mưu”, xin lỗi về vụ việc và bồi thường cho những thiệt hại đã gây ra cho thủy thủ cũng như chiếc tàu bị đâm.
Chưa có thông tin về phản ứng từ Hàn Quốc đối với yêu cầu của Triều Tiên.
Văn Khoa
Video đang HOT
Theo Thanhnien
Nghĩa vụ cấp dưỡng khi gây ra thiệt hại về tính mạng?
Bồi thường thiệt hại, trong đó có bồi thường tiền cấp dưỡng là một nghĩa vụ tài sản của người có hành vi xâm phạm tính mạng.
Nhằm tôn trọng quyền tự do thoả thuận của các bên, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho người gây thiệt hại có điều kiện thực hiện nghĩa vụ bồi thường, các bên có thể thoả thuận phương thức bồi thường toàn bộ một lần hoặc theo định kỳ.
Nghĩa vụ cấp dưỡng khi gây ra thiệt hại về tính mạng?
Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005 quy định về bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm như sau:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.
Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Nghĩa vụ cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại về tính mạng có nghĩa vụ cấp dưỡng là một trong những nghĩa vụ chủ yếu của người đã gây ra thiệt hại.
Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn chi tiết phần nghĩa vụ này như sau:
Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết.
a) Chỉ xem xét khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng, nếu trước khi tính mạng bị xâm phạm người bị thiệt hại thực tế đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Những người đang được người bị thiệt hại cấp dưỡng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng, tương ứng đó. Đối với những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng sau khi người bị thiệt hại bị xâm phạm tính mạng, thì những người này được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng hợp lý phù hợp với thu nhập và khả năng thực tế của người phải bồi thường, nhu cầu thiết yếu của người được bồi thường.
Thời điểm cấp dưỡng được xác định kể từ thời điểm tính mạng bị xâm phạm.
b) Đối tượng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng.
- Vợ hoặc chồng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và được chồng hoặc vợ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng;
- Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà cha, mẹ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng;
- Cha, mẹ là người không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà con là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Vợ hoặc chồng sau khi ly hôn đang được bên kia (chồng hoặc vợ trước khi ly hôn) là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động không có tài sản để cấp dưỡng cho con được anh, chị đã thành niên không sống chung với em là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Anh, chị không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà em đã thành niên không sống chung với anh, chị là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không còn người khác cấp dưỡng mà ông bà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Ông bà nội, ông bà ngoại không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng mà cháu đã thành niên không sống chung với ông bà nội, ông bà ngoại là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
Bản chất của cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Do đó, việc người thân có nghĩa vụ cấp dưỡng, nhưng không phải là thay người bị thiệt hại nuôi dưỡng con của họ, mà chỉ là việc đóng góp tiền bạc cùng những người trực tiếp nuôi dưỡng những người con chưa thành niên này mà thôi.
Cũng theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 03/2006 khoản tiền cấp dưỡng hợp lý phù hợp với thu nhập và khả năng thực tế của người phải bồi thường, nhu cầu thiết yếu của người được bồi thường.
Luật gia Đồng xuân Thuận
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Tử hình kẻ tưới xăng phóng hỏa thiêu chết 3 người trong nhà Ngày 24.9, tại trụ sở UBND xã Trung Thành Tây (huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long), TAND tỉnh Vĩnh Long mở phiên tòa lưu động xét xử vụ án phóng hỏa đốt chết 3 người cùng một gia đình làm xôn xao dư luận nhiều tháng qua. Bị cáo Trần Quốc gia trước vành móng ngựa Kẻ thủ ác là bị cáo Trần...