Triều Tiên “tố” Mỹ đe dọa hạt nhân khi triển khai máy bay ném bom
Triều Tiên hôm nay 30/5 đã cáo buộc Mỹ triển khai máy bay ném bom chiến lược B1-B tới sát lãnh thổ nước này và khơi mào cuộc khủng hoảng chiến tranh hạt nhân.
Các máy bay ném bom B-1 của Mỹ (Ảnh: Aviationist)
Hãng thông tấn quốc gia Triều Tiên (KCNA) hôm nay cho biết một phi đội máy bay ném bom chiến lược B-1B của Mỹ đã cất cánh từ Guam và bay trên bầu trời bán đảo Triều Tiên vào ngày 29/5 khi tham gia một cuộc diễn tập ném bom hạt nhân.
KCNA nói rằng các máy bay B1-B thậm chí chỉ bay cách thành phố Gangneung ở phía đông, khu vực nằm gần Đường Phân định quân sự ở biên giới hai nước, khoảng 80 km. Bình Nhưỡng cho biết nhiều máy bay chiến đấu cũng xuất phát từ tàu sân bay USS Carl Vinson, hiện đang hoạt động tại biển Hoa Đông, và tham gia tập trận cùng phi đội máy bay ném bom B1-B.
Trong khi đó, một nguồn tin chính phủ Hàn Quốc xác nhận 2 máy bay B-1B đã xuất hiện trên bầu trời ở khu vực biển Hoa Đông vào khoảng 10h30 sáng 29/5, tức chỉ 5 giờ sau khi Triều tiên phóng thử một tên lửa đạn đạo tầm ngắn. Các máy bay Mỹ được hộ tống bởi các máy bay chiến đấu F-15 của Hàn Quốc trong chuyến bay kéo dài 2 giờ đồng hồ ở khu vực bán đảo Triều Tiên, nguồn tin cho biết thêm.
“Những động thái khiêu khích quân sự của đế quốc Mỹ là một mưu đồ liều lĩnh nguy hiểm, đẩy tình hình bán đảo Triều Tiên tới bờ vực chiến tranh. Hành động quân sự này càng chứng tỏ rằng việc họ (Mỹ) nói về các cuộc đối thoại (với Triều Tiên) chỉ là thái độ đạo đức giả hòng tước đoạt vũ khí của Triều Tiên. Trong khi đó, tham vọng của họ nhằm hủy diệt Triều Tiên bằng vũ khí hạt nhân vẫn không hề thay đổi”, KCNA nhấn mạnh.
Theo Yonhap, B-1B Lancer là máy bay ném bom đa nhiệm tầm xa của Mỹ, có khả năng thực hiện các sứ mệnh xuyên lục địa mà không cần tiếp nhiên liệu. B-1B có thể chỉ mất 2,5 giờ đồng hồ bay từ căn cứ không quân của Mỹ tại Guam để tới bán đảo Triều Tiên.
Video đang HOT
Thành Đạt
Theo Yonhap
Mỹ khoe đòn đánh của AGM-86 hậu Tomahawk tại Syria
Mỹ vừa công bố hình ảnh máy bay B-52 thử nghiệm với AGM-86 - loại tên lửa có thể thực hiện đòn đánh trước sự bất lực của phòng không đối phương.
Đòn đánh tầm xa
Dù công bố hình ảnh cuộc thử nghiệm nhưng Mỹ không tiết lộ thời điểm thử nghiệm cũng như kết quả của cú đánh này. Tuy nhiên, theo thông tin được Mỹ công bố, AGM-86 có tầm bắn lên đến 1.200 km cho phép oanh tạc cơ B-52 diệt mục tiêu ngoài tầm của mọi hệ thống phòng không.
Theo Military Today, AGM-86 được lựa chọn làm vũ khí tấn công ngoài tầm phòng không điểm tiêu chuẩn cho máy bay ném bom chiến lược B-52H. Tên lửa được đưa vào trang bị từ năm 1987 đưa nó trở thành vũ khí tấn công tầm xa mạnh nhất của Không quân Mỹ.
Thân tên lửa được thiết kế với khả năng tàng hình cao, cánh ổn định và vây lái có thể gập lại để tiện cho việc lắp đặt bên trong khoang vũ khí. Tên lửa có trọng lượng 1,9 tấn. Để đưa quả tên lửa này linh hoạt khi tấn công mục tiêu, AGM-86 được trang bị động cơ phản lực F107, tốc độ hành trình 800 km/h.
Máy bay B-52 phóng tên lửa AGM-86.
AGM-86 được dẫn hướng đến mục tiêu kết hợp quán tính, định vị toàn cầu GPS, tính năng bay men theo địa hình TERCOM. Tên lửa có thể đánh trúng mục tiêu với sai số chỉ khoảng 3 m dù ở cự ly tới 1.200 km.
Tên lửa được cấu hình để lắp trên máy bay ném bom chiến lược B-52H trong chương trình chuyển đổi vai trò của B-52 Stratofortress. Pháo đài bay được chuyển từ máy bay ném bom thông thường thành phương tiện mang vũ khí tấn công ngoài tầm phòng không điểm.
Mỗi máy bay B-52 có thể mang theo 20 tên lửa AGM-86. Tên lửa có thể mang theo 3 loại đầu đạn khác nhau nặng từ 450 đến 680 kg đủ khả năng hủy diệt mọi mục tiêu.
AGM-86 xung trận lần đầu trong chiến dịch Bão táp Sa mạc năm 1991. Bảy máy bay B-52 mang theo 39 tên lửa đã thực hiện đợt xuất kích dài nhất lịch sử quân sự với quãng đường lên đến 22.000 km. Những tên lửa AGM-86 đã được phóng đi, tiêu diệt nhiều mục tiêu giá trị cao của Iraq.
Trong chiến dịch Tự do Iraq năm 2003, khoảng 100 tên lửa AGM-86 đã được phóng vào Iraq chỉ trong vài phút, kết hợp với hàng trăm tên lửa Tomahawk phóng đi từ các tàu chiến tạo nên một trong những đợt tập kích đường không khủng khiếp nhất lịch sử.
"Tên lửa AGM-86 lắp trên B-52 là một giải pháp tấn công cực kỳ lợi hại. Nó cho phép Mỹ tiêu diệt những mục tiêu quan trọng mà đối phương gần như bất lực trong việc đáp trả", Tướng Jack Weinstein, thuộc Không quân Mỹ chia sẻ.
Thừa nhận của Nga
Dù không nêu lý do cho cuộc thử nghiệm nhưng việc máy bay B-52 phóng AGM-86 được thực hiện sau đòn tấn công bằng tên lửa hành trình Tomahawk vào Syria cùng với việc Nga thừa nhận về năng lực đánh chặn của mình, cho thấy dụng ý của Mỹ.
"Với cả hệ thống tên lửa Nga và Syria cộng lại vẫn không đủ để đối phó trước cuộc tấn công quy mô lớn của Mỹ bằng Tomahawk vào căn cứ Shayrat", hãng thông tấn Sputnik dẫn tuyên bố của chuyên gia quân sự Vasily Kashin người Nga cho biết.
Theo vị chuyên gia này, với số lượng lớn các tên lửa hành trình Tomahawk như vậy thì không thể bảo vệ căn cứ Shayrat bằng những phương tiện phòng không mà Nga và Syria đang triển khai. Khoảng cách từ các tổ hợp tên lửa phòng không S-300VM và S-400 của Nga đặt tại hai căn cứ Tartus và Hmeymim đến Shayrat là đáng kể, khoảng 100 km.
Ngoài ra, đặc tính của tên lửa hành trình Mỹ lại bay rất thấp nên gây khó cho hệ thống tên lửa phòng không muốn đánh chặn. Cùng với đó là khả năng của lực lượng chiến đấu cơ Nga có mặt ở Syria không đủ để đánh chặn cuộc tấn công lớn như vậy, tên lửa phòng không Syria lại yếu.
Chính vì vậy, người Mỹ biết họ có thể đánh Shayrat bằng tên lửa hành trình vào bất cứ lúc nào và sẽ không có gì chống lại được họ, chuyên gia Nga thừa nhận và cho biết thêm rằng đây chính là nguyên nhân khiến lưới lửa phòng không Syria và Nga bất động dù phát hiện ra cuộc tấn công.
Theo chuyên gia quân sự Nga, trước đây người ta thường nói nhiều đến nguyên nhân Nga không đánh chặn máy bay Israel và đến nay là Mỹ khi tấn công mục tiêu trong lãnh thổ Syria là vì những cuộc tấn công này không động đến quyền lợi và cơ sở của Nga tại Syria.
Nhưng với cuộc tấn công bằng Tomahawk của Mỹ vào căn cứ Shayrat lại khác, AlMasdar News cho biết, binh lính tại căn cứ Không quân Shayrat ở Đông Homs thông báo, khi cuộc tấn công của quân đội Mỹ nhằm về phía căn cứ này, các nhân viên quân sự Nga cũng có mặt tại đây.
Theo Tuấn Hưng
Đất Việt
Cả phi đội chiến đấu cơ Nga áp sát biên giới Mỹ Hai tiêm kích tàng hình F-22 Mỹ mới đây đã xuất kích chặn tới 4 chiến đấu cơ Nga trong vùng nhận dạng phòng không của bang Alaska. Tiêm kích F-22 Mỹ từng nhiều lần ngăn chặn máy bay ném bom Tu-95 Nga ở Vùng nhận dạng phòng không Alaska. Theo Daily Star, đây là lần đầu tiên Mỹ ghi nhận một phi...