Triều Tiên tố Mỹ ‘chạy đua tên lửa’
Bình Nhưỡng tố Washington đang châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ trang, và nói rằng Triều Tiên hiển nhiên phải củng cố tên lửa để đối phó với một cuộc xâm lược của Mỹ.
Tên lửa Triều Tiên trong cuộc diễu hành ở Bình Nhưỡng hồi tháng 4 năm nay. Ảnh: AP
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA dẫn lời một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao lên án Mỹ là nguyên nhân chính cho một cuộc chạy đua tên lửa mới ở Đông Bắc Á, khi mở đường cho Hàn Quốc nâng cấp phạm vi tên lửa lên 800 km. Với phạm vi này, tên lửa của Hàn Quốc hoàn toàn có khả năng tiến hành một cuộc tấn công phủ đầu với láng giềng phía bắc, và vươn đến một số vùng của Trung Quốc, Nhật Bản.
“Mỹ đã dội một gáo nước lạnh vào nỗ lực ổn định bán đảo Triều Tiên và những khu vực xung quanh, phá hủy nền tảng đối thoại và đàm phán”, phát ngôn viên trên nói.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 9/10, Triều Tiên tuyên bố đang sở hữu các lực lượng tên lửa chiến lược có khả năng vươn tới “không chỉ các căn cứ của Mỹ và Hàn Quốc trên bán đảo Triều Tiên, mà còn cả Nhật Bản, đảo Guam và vùng lục địa chính của Mỹ”.
Tuyên bố trên được xem chỉ là sự đáp trả trước việc Seoul và Washington nhất trí tăng gần gấp ba tầm bắn của các tên lửa Hàn Quốc. Các nhà phân tích Seoul cho rằng không có bằng chứng nào khẳng định Triều Tiên đã thành công trong việc thử nghiệm một tên lửa có phạm vi đủ rộng để vươn tới lục địa chính của Mỹ.
Nhà Trắng bảo vệ chính sách tên lửa của đồng minh và cho rằng điều này “hoàn toàn hợp pháp để đối phó với mối đe dọa từ chương trình tên lửa của Triều Tiên”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, Victoria Nuland, cũng cho rằng Bình Nhưỡng nên ngừng những tuyên bố mang tính “khoe khoang” về khả năng tên lửa, để tập trung nâng cao đời sống của người dân trong nước.
Hàn Quốc tin rằng Triều Tiên có khoảng 1.000 tên lửa các loại, phần lớn trong số này nhắm vào Seoul và những địa điểm khác của Hàn Quốc.
Theo VNE
Ấn Độ phát triển chiến đấu cơ T-50 xuất khẩu từ năm 2020
Chiến đấu cơ T-50 dự kiến được đưa vào sử dụng từ năm 2016 - Ảnh: AFP
Ấn Độ sẽ bắt đầu sản xuất phiên bản xuất khẩu của chiến đấu cơ T-50 của Nga từ năm 2020.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov đưa ra tuyên bố trên ngày 10.10 khi đang ở New Delhi, theo hãng tin RIA Novosti.
Chiến đấu cơ T-50 do hãng sản xuất máy bay Sukhoi của Nga chế tạo và là kết quả hợp tác giữa Nga - Ấn Độ, với vốn đầu tư lên đến 10 tỉ USD.
Chiến đấu cơ này kết hợp các khả năng của máy bay ném bom và máy bay đánh chặn, đồng thời sử dụng công nghệ tàng hình, giúp nó có thể không bị các hệ thống cảnh báo sớm của đối phương phát hiện.
Dự kiến, T-50 sẽ chính thức phục vụ từ năm 2016 và Ấn Độ có kế hoạch trang bị 200 chiếc, còn Nga mua 150 chiếc, theo AFP.
Bộ trưởng Serdyuko cho biết thêm Nga cũng hy vọng sẽ ký hợp đồng bán thêm 42 chiếc Su-30MKI được cải tiến cho Ấn Độ vào cuối năm nay.
Su-30MKI mới được trang bị hệ thống radar tiên tiến, hệ thống tác chiến điện tử được bổ sung và có khả năng phóng phiên bản tấn công mặt đất của tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos do Nga và Ấn Độ hợp tác sản xuất, theo báo Defence Industry Daily.
Theo TNO
Iraq chi 4,2 tỉ USD mua vũ khí của Nga Iraq vừa ký nhiều hợp đồng mua vũ khí từ Nga, với tổng trị giá hơn 4,2 tỉ USD. Số liệu này nằm trong tài liệu của Chính phủ Nga được công bố trong cuộc gặp giữa Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev và người đồng cấp Nuri al-Maliki của Iraq tại Moscow ngày 9.10, theo hãng tin Reuters. Các hợp đồng nói trên...