Triều Tiên thay bộ trưởng ngoại giao
Triều Tiên bổ nhiệm một nhà ngoại giao cấp cao có nhiều kinh nghiệm trong đàm phán với Hàn Quốc và Mỹ làm bộ trưởng ngoại giao mới.
Tân Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ri Yong-ho. Ảnh: AP.
Đại sứ quán Triều Tiên tại London hôm qua gửi thư thông báo đến chính phủ Anh rằng cựu thứ trưởng ngoại giao Triều Tiên Ri Yong-ho đã được bổ nhiệm làm bộ trưởng ngoại giao, theo AP.
Ri Yong-ho từng là phái viên cấp cao Triều Tiên tham gia đàm phán 6 bên về chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng và đàm phán với Mỹ vào những năm 1990. Ông còn là đại sứ Triều Tiên tại Anh.
Năm 2011, ông gặp phái viên cấp cao Hàn Quốc về hạt nhân ở Bali, Indonesia, bên lề hội nghị an ninh khu vực và nhất trí nối lại các vòng đàm phán hạt nhân. Quyết định này được coi là bước đột phá vào thời điểm đó nhưng quá trình đàm phán vẫn bị gián đoạn từ cuối năm 2008.
Một số nhà phân tích Hàn Quốc nhận định Triều Tiên bổ nhiệm Ri Yong-ho nhằm khôi phục lại hoạt động ngoại giao, vốn bị gián đoạn từ lâu, và cải thiện quan hệ với các quốc gia khác sau khi Bình Nhưỡng thử hạt nhân lần 4 hồi tháng 1, khiến cộng đồng quốc tế chỉ trích và áp đặt thêm lệnh trừng phạt.
Nội dung thư không cho biết thông tin về người tiền nhiệm Ri Su-yong. Cơ quan tình báo Hàn Quốc hôm nay cho biết ông Ri Su-yong có thể đã được bổ nhiệm làm phó chủ tịch đảng Lao động Triều Tiên (WPK) nhưng không cung cấp thêm chi tiết.
Video đang HOT
Ri Su-yong và Ri Yong-ho đều được thăng chức trong thời gian diễn ra đại hội WPK, lần đầu trong 36 năm.
Nếu việc Ri Su-yong được thăng chức là chính xác, ông sẽ thay thế Kang Sok-ju, chuyên gia chính sách đối ngoại, người từng đàm phán với Mỹ năm 1994 về thỏa thuận đóng băng, tiến tới phá dỡ lò phản ứng hạt nhân của Triều Tiên để đổi lấy viện trợ kinh tế.
Như Tâm
Theo VNE
Khẩu súng chứa 100 viên đạn của cận vệ Kim Jong-un
Lực lượng đặc nhiệm Triều Tiên bảo vệ ông Kim Jong-un dùng khẩu súng có băng đạn xoắn chứa tới 100 viên do nước này tự chế tạo.
Một lính đặc nhiệm Triều Tiên đeo khẩu súng đặc biệt đứng gác tại thủ đô Bình Nhưỡng trong dịp nước này tổ chức Đại hội đảng Lao động lần thứ 7. Vũ khí đặc biệt này có vẻ ngoài khá giống súng AK, nhưng dùng băng đạn hoàn toàn khác. Trang Sina dẫn lời các chuyên gia quân sự Trung Quốc cho biết đây là loại băng đạn xoắn, chứa được nhiều đạn hơn so với băng đạn AK truyền thống.
Trong ảnh là các cận vệ mặc quân phục rằn ri của ông Kim Jong-un khi nhà lãnh đạo Triều Tiên tới thăm một đơn vị quân đội. Trên vai họ là khẩu súng đặc biệt, rất ít khi xuất hiện trên các bức ảnh về quân đội Triều Tiên. Súng sử dụng băng đạn xoắn chỉ được trang bị cho đặc nhiệm và lực lượng cận vệ của ông Kim Jong-un. Triều Tiên hiện chưa công bố bất cứ tài liệu nào về băng đạn đặc biệt này. Theo phỏng đoán trên các trang tin quân sự, băng đạn xoắn xuất hiện lần đầu năm 1998, chứa được 75-100 viên đạn.
Hai biến thể súng trường tấn công sử dụng băng đạn xoắn của Triều Tiên được cho là mô phỏng công nghệ súng Calico M960 của Mỹ.
Mô hình hoạt động của băng đạn xoắn do Triều Tiên sản xuất.
Súng sử dụng băng đạn xoắn thường dùng loại đạn cỡ nhỏ, thích hợp cho chiến đấu tầm gần trong đô thị, cần hỏa lực áp đảo bằng việc bắn nhanh, bắn nhiều đạn.
Một khẩu súng trường tấn công do Triều Tiên sản xuất. Súng sử dụng cả hai hộp tiếp đạn kiểu dạng xoắn và dạng truyền thống. Băng đạn xoắn được lắp phía trên thân súng, giữa khe ngắm và đầu ruồi. Băng đạn truyền thống được lắp ở tay cầm sát với bộ phận cò súng.
Hiện tại, quân đội Triều Tiên chủ yếu sử dụng súng AK do Trung Quốc sản xuất.
Mẫu súng được sử dụng phổ biến nhất trong quân đội Triều Tiên là AK-74 model 1988 và 1998 do Trung Quốc sản xuất. Ngoài ra, lính Triều Tiên cũng dùng súng AKS-74, biến thể thu nhỏ của AK-74, cũng do Trung Quốc sản xuất dựa trên công nghệ của Nga.
Văn Việt
Ảnh: Sina
Theo VNE
Triều Tiên có thể đã chi 200 triệu USD cho Đại hội đảng Chuyên gia Hàn Quốc dự đoán Triều Tiên đã chi 200 triệu USD cho các hoạt động của Đại hội đảng Lao động lần thứ 7. Phụ nữ Triều Tiên biểu diễn văn nghệ mừng thành công Đại hội đảng lần thứ 7. Ảnh: KCNA Giáo sư Nam Sung-wook, chuyên gia nghiên cứu các vấn đề Triều Tiên của Đại học Hàn Quốc...