Triều Tiên thận trọng trước thềm lễ nhậm chức của ông Trump
Trong phiên họp toàn thể cuối năm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên, Triều Tiên đã tái khẳng định chính sách cứng rắn đối với Mỹ nhưng không đề cập nhiều đến đ.e dọ.a hạt nhân.
Theo các chuyên gia, Triều Tiên dường như lựa chọn giữ thái độ “kiềm chế” trước lễ nhậm chức sắp tới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un chủ trì phiên họp toàn thể của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên tại Bình Nhưỡng. Ảnh: KCNA/TTXVN
Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 29/12 đưa tin, trong phiên họp diễn ra từ ngày 23-27/12 dưới sự chủ trì của nhà lãnh đạo Kim Jong Un, Triều Tiên tuyên bố chiến lược đáp trả “cứng rắn nhất” đối với Mỹ. Triều Tiên cũng ch.ỉ tríc.h rằng hợp tác quân sự giữa Seoul, Washington và Tokyo đang mở rộng thành một khối quân sự hạt nhân.
KCNA đưa tin rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã ra lệnh tăng cường khả năng chiến đấu của quân đội để đáp ứng các yêu cầu từ chiến tranh hiện đại.
Tuy nhiên, hãng thông tấn Yonhap ( Hàn Quốc) nhận định, Triều Tiên đã không nêu rõ chiến lược “cứng rắn nhất” đối với Mỹ là gì. Triều Tiên cũng không tái khẳng định việc thúc đẩy phát triển vũ khí hạt nhân hoặc đưa ra lời cảnh báo hạt nhân như trong các phiên họp trước đây.
Video đang HOT
Tại phiên họp tương tự vào cuối năm 2023, nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã đưa ra thông điệp sắc sảo đối với Mỹ, cam kết lập trường “công kích và cực kỳ mạnh mẽ”. Ông còn quả quyết: “Chúng tôi sẽ không ngần ngại hành động quan trọng… với khả năng răn đe hạt nhân của mình để đáp trả động thái khiêu khích quân sự từ Seoul và Washington”.
Các chuyên gia phân tích rằng thông điệp từ cuộc họp cuối năm nay được đưa ra thận trọng hơn so với các cuộc họp trước, vì Triều Tiên dường như đang lựa chọn duy trì kiềm chế cho đến khi chính sách đối với Bình Nhưỡng của chính quyền ông Trump rõ ràng hơn. Việc ông Trump quay trở lại Nhà Trắng đã dấy lên suy đoán rằng ông có thể khôi phục lại hoạt động ngoại giao cá nhân cấp hội nghị thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Kim Jong Un để giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên.
Các chuyên gia dự đoán rằng Triều Tiên có thể sẽ chờ chính quyền Trump làm rõ chính sách đối với Bình Nhưỡng trước khi quyết định lập trường của mình.
Nhà nghiên cứu Hong Min tại Viện Thống nhất Quốc gia Hàn Quốc bình luận: “Triều Tiên có thể đưa ra lập trường đầu tiên đối với Mỹ dưới nhiệm kỳ mới của ông Trump tại kỳ họp tiếp theo của Hội đồng Nhân dân Tối cao (dự kiến diễn ra vào ngày 22/1), sau bài phát biểu nhậm chức của Tổng thống đắc cử”. Ông Hong Min cho biết cuộc họp vừa qua cũng không bao gồm các thông điệp trực tiếp hướng đến Hàn Quốc.
Các chuyên gia lưu ý rằng Bình Nhưỡng có thể đã kết luận không cần phải leo thang căng thẳng hơn nữa với Seoul trong bối cảnh chính trường Hàn Quốc nhiều biến động liên quan đến việc luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol vì thiết quân luật.
"Sóng ngầm" trên bán đảo Triều Tiên
Mỹ và Hàn Quốc đã nhất trí điều chỉnh chiến lược răn đe chung đối với Triều Tiên, một ngày sau khi hai nước này cùng Nhật Bản đạt được đồng thuận trong việc chia sẻ dữ liệu cảnh báo tên lửa.
Bình Nhưỡng cũng bắt đầu phản ứng trước loạt động thái này, dấy lên lo ngại về những đợt sóng ngầm có thể làm gia tăng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.
Yonhap đưa tin, tại Hội nghị Tham vấn An ninh (SCM) lần thứ 55 diễn ra ngày 13/11, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Shin Won-sik và người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin đã ký văn bản điều chỉnh về "Chiến lược răn đe phù hợp" (TDS). TDS ra đời vào năm 2010 và được sửa đổi lần đầu tiên vào năm 2013 sau khi Triều Tiên thử hạt nhân lần 3. Theo thỏa thuận, Mỹ được phép sử dụng các tài sản quân sự chiến lược, bao gồm cả lực lượng hạt nhân, để bảo vệ các đồng minh của mình. Mặc dù nội dung bản cập nhật không được công bố, nhưng những điều chỉnh này được cho là phản ánh rõ nét hơn các mối đ.e dọ.a hạt nhân và tên lửa đang gia tăng của Triều Tiên.
Tại hội nghị, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã nhấn mạnh "cam kết răn đe mở rộng của Mỹ đối với Hàn Quốc vẫn vững vàng", trong đó bao gồm việc sử dụng toàn bộ khả năng quân sự của Mỹ để bảo vệ Hàn Quốc. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc cho rằng việc Mỹ tăng cường triển khai các khí tài chiến lược tới Seoul trong năm nay đã nâng cao độ tin cậy của cam kết răn đe mở rộng mà Washington đưa ra.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Shin Won-sik. Ảnh: Reuters
Trước đó, hôm 12/11, theo Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS), Tướng Kim Seung-kyum, lãnh đạo JSC và người đồng cấp Mỹ, Tướng Charles Q. Brown Jr., đã tổ chức cuộc họp Ủy ban Quân sự thường niên tại trụ sở JCS Hàn Quốc ở Thủ đô Seoul. Tại cuộc họp, hai bên đã nhất trí về tầm quan trọng của việc phát triển mối quan hệ phòng thủ chung ngày càng bền chặt và tái khẳng định một cách mạnh mẽ cam kết đối với thế trận phòng thủ chung theo Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ - Hàn. Hai bên cũng đã thảo luận về các vụ phóng tên lửa và chương trình hạt nhân, cũng như các vấn đề an ninh liên quan Triều Tiên. Ngoài ra, hai bên cũng công nhận tiến bộ "có ý nghĩa" trong kế hoạch chuyển giao kiểm soát hoạt động thời chiến từ Washington cho Seoul, như việc hoàn thành đán.h giá song phương hằng năm về năng lực và hệ thống trong năm 2023.
Trong một diễn biến có liên quan, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ tại cuộc họp cùng ngày cũng vừa nhất trí bắt đầu kế hoạch chia sẻ dữ liệu theo thời gian thực về tên lửa của Triều Tiên từ tháng 12 tới. Theo đó, các bộ trưởng đã thảo luận việc tăng cường hợp tác 3 bên trong bối cảnh "môi trường an ninh nghiêm trọng". Bên cạnh đó, các quan chức Mỹ - Nhật - Hàn cũng nhất trí đề ra kế hoạch tập trận 3 bên vào cuối năm nay để thực hiện huấn luyện chung một cách có hệ thống và hiệu quả hơn từ tháng 1/2024.
Trên thực tế, Mỹ và hai nước đồng minh Đông Bắc Á đã tích cực tăng cường hợp tác an ninh 3 bên trong thời gian gần đây. Tháng trước, 3 nước đã cùng triển khai cuộc tập trên không đầu tiên và nối lại tập trận hàng hải gần Bán đảo Triều Tiên sau 7 năm. Triều Tiên liên tục phản đối các cuộc tập trận chung Mỹ_Hàn, coi đây là động thái khiêu khích quân sự, chuẩn bị cho các cuộc tấ.n côn.g nhằm vào nước này. Trong khi đó, các cuộc gặp của quan chức quốc phòng ba nước Mỹ - Nhật - Hàn cũng diễn ra trong bối cảnh Triều Tiên đang nỗ lực phóng thành công vệ tinh do thám sau hai lần gặp trục trặc. Đây cũng được cho là một phần nỗ lực của Bình Nhưỡng nhằm tăng cường năng lực quân sự, bao gồm cả việc phát triển tên lửa đạn đạo tầm xa, tàu ngầm mang tên lửa. Đáng chú ý, hôm 9/11 vừa qua, Triều Tiên đã lên tiếng cảnh báo về nguy cơ bùng phát xung đột với Hàn Quốc, liên quan đến việc tòa án Hàn Quốc bãi bỏ luật cấm các nhà hoạt động gửi truyền đơn chống Bình Nhưỡng qua biên giới.
"Trong tình hình hiện nay, một tia lửa cũng có thể dẫn đến phát nổ, không có gì đảm bảo rằng các cuộc xung đột quân sự như ở châu Âu và Trung Đông sẽ không nổ ra trên bán đảo Triều Tiên", Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) cho hay, dấy lên những lo ngại về việc Bán đảo Triều Tiên sẽ lại đối diện làn sóng căng thẳng mới.
Những đợt "sóng ngầm" lại càng xuất hiện nhiều hơn khi ngày 14/11, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ dự cuộc họp cấp Bộ trưởng quốc phòng lần đầu giữa Hàn Quốc và các nước thành viên Bộ Tư lệnh Liên hiệp quốc (UNC). UNC, do Mỹ đứng đầu, được thành lập vào năm 1950 và đã giám sát việc thực thi hiệp định đình chiến giúp kết thúc Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), hiện giám sát các hoạt động trong khu phi quân sự (DMZ). Tuy nhiên, động thái này tiếp tục vấp phải phản ứng gay gắt từ Triều Tiên, với việc kêu gọi giải tán UNC và gọi đây là "tổ chức chiến tranh bất hợp pháp".
Triều Tiên cho biết cuộc họp của UNC sắp tới là một "kế hoạch nguy hiểm nhằm khơi mào một cuộc chiến tranh xâm lược mới" chống lại Bình Nhưỡng, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trầm trọng hơn khi Washington triển khai các khí tài chiến lược hạt nhân và các cuộc tập trận quân sự chung quy mô lớn với Hàn Quốc.
Giới quan sát lo ngại rằng các cuộc họp hay nỗ lực hợp tác giữa Mỹ và Hàn Quốc cũng như Nhật Bản, cùng với nỗ lực tăng cường quân sự của Triều Tiên, sẽ càng đẩy mâu thuẫn trên Bán đảo Triều Tiên lên cao trào, thay vì đạt được những đồng thuận hay cơ hội đàm phán mà các bên từng kỳ vọng.
Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo để đáp trả cuộc tập trận Hàn-Mỹ? Quân đội Hàn Quốc vừa khẳng định CHDCND Triều Tiên đã phóng một tên lửa đạn đạo không xác định về phía vùng biển nằm giữa bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản hôm nay 15.6. Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc nói rằng họ đã phát hiện cuộc phóng tên lửa mới của Triều Tiên, nhưng không cung cấp...