Triều Tiên tập trận đề phòng lãnh đạo Kim Jong-un bị ám sát
Triều Tiên đã tiến hành các cuộc tập trận để giả định một âm mưu ám sát nhằm vào lãnh đạo tối cao Kim Jong-un, giữa lúc có các thông tin nói rằng cố Chủ tịch Kim Jong-il từng 2 lần thoát chết trong các vụ mưu sát, tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc đưa tin.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Hai nguồn tin riêng rẽ tiết lộ với tờ Thời báo Hoàn cầu rằng Bình Nhưỡng đã tiến hành một “cuộc tập trận ám sát” vào ngày 15/3 với sự tham gia của bộ an ninh, quân đội, giới chức trung ương và lãnh đạo các bộ.
Một trong số các nguồn tin cho hay, cuộc tập trận nhằm giả định những phương án mà chính phủ có thể thực hiện trong trường hợp mạng sống của nhà lãnh đạo tối cao bị đe dọa và cách thức đảm bảo cho việc dòng họ Kim tiếp tục nắm quyền. Nguồn tin nói thêm rằng cuộc tập trận này không phải là bất thường và tương tự các cuộc diễn tập của các quốc gia khác.
Một cựu quan chức Triều Tiên có biệt danh là “Ông K” từng tiết lộ với tờTelegraph của Anh rằng một tay súng mang theo các vũ khí hạng nặng đã bị bắt trước khi định ám sát ông Kim Jong-il. Trong một âm mưu khác, một kẻ chống đối đã lái chiếc xe tải 20 tấn và đâm vào đoàn xe của ông Kim Jong-il nhưng đâm phải chiếc xe không chở lãnh đạo Triều Tiên trong đoàn gồm những chiếc limousine giống hệt nhau.
Ông K cũng cho hay, ông từng chứng kiến 2 âm mưu đảo chính nhằm vào chính quyền của cố Chủ tịch Kim Jong-il. Trong vụ việc đầu tiên, các binh sĩ đã âm mưu cho nổ tung lãnh sự quán Nga tại thành phố Chongjin nhằm kích động sự trả đũa từ Mátxcơva. Trong vụ việc thứ 2, một đơn vị quân đội đã lên kế hoạch một cuộc tấn công tên lửa nhằm vào Bình Nhưỡng. Cả hai âm mưu đã bị lật tẩy trước khi các vụ tấn công được tiến hành.
Bộ ngoại giao Triều Tiên đã bác bỏ các khẳng định của ông K, gọi những tiết lộ đó là “dối trá và hư cấu do các lực lượng thù địch và những kẻ vô dụng cố tình bịa ra”.
Video đang HOT
Trong khi đó, một nguồn tin thân cận với Bình Nhưỡng nói với tờ Thời báo Hoàn cầu rằng Triều Tiên sẽ tiếp tục các vụ thử nghiệm rocket liên quan tới các vũ khí hạt nhân và tên lửa tầm xa nhằm chứng tỏ sức mạnh với cộng đồng quốc tế và để phản đối các cuộc tập trận chung của Mỹ và Hàn Quốc.
Một nguồn tin khác khẳng định Triều Tiên đã nâng cao cảnh giác với người ngoài để ngăn chặn “các phần tử lệch lạc” gây ảnh hưởng tới các vấn đề nội bộ của Triều Tiên.
Sau khi lên nắm quyền, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã tiếp tục tăng cường sự kiểm soát và củng cố các biện pháp phòng thủ dọc các đường biên giới quốc gia. Số lượng các binh sĩ được triển khai để ngăn chặn các công dân Triều Tiên chạy trốn khỏi nước này đã tăng lên ít nhất 30%.
An Bình
Theo Thời báo Hoàn cầu
Anh trai Kim Jong-un chạy sang Malaysia sau vụ xử tử chú dượng
Kim Jong-nam, người anh trai cùng cha khác mẹ của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, đã được nhìn thấy tại Malaysia sau thời gian "bặt tăm" kể từ vụ xử tử người chú dượng Jang Song-thaek.
Ông Kim Jong-nam là anh trai cùng cha khác mẹ với nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Tờ Yomiuri Shimbun của Nhật Bản ngày 21/1 dẫn các nguồn tin cho biết ông Kim Jong-nam đã rời nhà ở Singapore hồi đầu tháng này và được nhìn thấy tại một nhà hàng Hàn Quốc ở Kuala Lumpur, Malaysia mới đây.
Trước tháng 12/2011 khi Chủ tịch Kim Jong-il còn sống, ông Kim Jong-nam thường đi về giữa Bắc Kinh và Macao, nơi người vợ đầu và vợ thứ 2 của ông sinh sống. Ông này cũng từng đến Thái Lan, Áo, Nga và có lần dừng chân tại Bình Nhưỡng.
Nhưng sau cái chết của ông Kim Jong-il hồi cuối năm 2011, ông Kim Jong-nam đã hoàn toàn biến mất. Ông này dường như đã chuyển tới sống tại Đông Nam Á, chủ yếu là Singapore và Malaysia.
Một nguồn tin cho biết, theo lời khuyên của người chú dượng Jang Song-thaek, ông Kim Jong-nam chủ yếu sống tại Malaysia kể từ sau cái chết của người cha, và thỉnh thoảng tới Singapore và Trung Quốc. Hồi năm ngoái, ông này cũng bị đồn là đã bí mật thăm Pháp, nơi người con trai Kim Han-sol đang học đại học.
Theo một nguồn tin khác, một mật vụ Triều Tiên từng cố gắng loại bỏ ông Kim Jong-nam tại Macao nhưng bất thành. Vụ việc đã khiến ông phải rời Macao và chuyển tới một quốc gia Đông Nam Á.
Theo Yomiuri, cháu của ông Jang Song-thaek và cũng là đại sứ Triều Tiên tại Malaysia, Jang Yong-chol, người bị triệu hồi về Bình Nhưỡng hồi tháng 12/2013, dường như đã bảo vệ ông Kim Jong-nam tại Malaysia.
Có vài doanh nghiệp Triều Tiên tại Singapore và Malaysia đang cố gắng kiếm ngoại tệ cho Bình Nhưỡng, hầu hết trong số đó đều từng chịu sự quản lý của ông jang, Một trong số các công ty, từng tham gia xây dựng ở nước ngoài và tuyển dụng 1.000 lao động, do một quan chức - vốn được chính ông Jang tuyển chọn - điều hành. Công ty này đã gửi về cho ông Jang hàng triệu USD mỗi năm.
Ông Jang đã đưa cháu trai lên làm đại sứ tại Malaysia để giám sát các doanh nghiệp đó. Một nguồn tin cho biết các công ty thương mại Triều Tiên ở Malaysia đã bao chi phí hoạt động của đại sứ quán và ông Jang Yong-chol thường xuyên chi tiền cho Kim Jong-nam.
Tờ Yomiuri cho hay, ông Kim Jong-nam thường coi Singapore là nhà dù đi khắp khu vực nhưng đã sống ẩn dật sau vụ xử tử ông Jang hồi tháng 12 năm ngoái. Ông Kim Jong-nam giờ đây có thể nhận định rằng ông không nằm trong mục tiêu của cuộc thanh trừng đổ máu, vốn diễn ra sau vụ phế truất chú dượng.
Một số nhà học giả tin rằng ông Kim Jong-nam vẫn sống tốt và đi lại tự do vì ông được con cháu các quan chức cấp cao Trung Quốc bảo vệ.
Malaysia và Singapore có thể an toàn đối với Kim Jong-nam vì Bắc Kinh có ảnh hưởng lớn ở đó. Cũng có các tin đồn nói rằng Trung Quốc thường tăng cường an ninh gấp đôi bất kể nơi nào ông Kim Jong-nam tới thăm và rằng ông thường di chuyển qua lại trên 2 chiếc xe giống hệt nhau để tránh bị bắt.
Cũng có đồn đoán rằng Bắc Kinh đang bảo vệ Kim Jong-nam để có thể đưa ông trở thành nhà lãnh đạo của Triều Tiên trong trường hợp chính quyền Kim Jong-un không trụ được. Nhưng ông Kim Jong-nam đã bác bỏ điều này, nói rằng việc Trung Quốc đối xử với ông như vậy chỉ đơn thuần là phép lịch sử ngoại giao.
Kim Jong-nam là con trai cả của cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il và từng được xem là người có thể kế nhiệm cha mình. Tuy nhiên, Kim Jong-nam đã bị thất sủng sau khi bị trục xuất khỏi Nhật Bản vào năm 2001 do cố gắng vào nước này bằng tấm hộ chiếu giả. Kể từ đó, Kim Jong-nam đã sống lưu vong ở nước ngoài, chủ yếu tại Macao.
Chủ tịch Kim Jong-il qua đời ngày 17/12/2011 ở tuổi 69 sau một cơn đau tim. Người em cùng cha khác mẹ của Kim Jong-nam là Kim Jong-un đã được tuyên bố là nhà lãnh đạo mới của Triều Tiên.
Theo Dantri
Triều Tiên lần đầu công bố ảnh ông Kim Jong-un đi máy bay Truyền thông nhà nước Triều Tiên đã đăng tải một bức ảnh chụp cảnh ông Kim Jong-un đang bước xuống từ một máy bay, chứng tỏ nhà lãnh đạo trẻ dường như không bị bệnh ám ảnh sợ bay giống cha mình. Ông Kim Jong-un đang bước xuống từ một máy bay. Rodong Sinmun, tờ báo chính thức của Triều Tiên, hôm 2/4...