Triều Tiên sử dụng diễn đàn ARF nghe ngóng, Trung-Nhật có thể tiếp xúc
Rất có thể những tiến bộ đạt được tại diễn đàn An ninh khu vực ASEAN (ARF) năm nay sẽ đạt được từ các cuộc tiếp xúc hậu trường và bên lề hội nghị.
Tân Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Su-yong lần đầu tiên tham dự diễn đàn ARF.
Bưu điện Hoa Nam ngày 8/8 dẫn lời giới phân tích nhận định, rất có thể những tiến bộ đạt được tại diễn đàn An ninh khu vực ASEAN (ARF) năm nay sẽ đạt được từ các cuộc tiếp xúc hậu trường và bên lề hội nghị. Các hoạt động ngoại giao trong khuôn khổ diễn đàn có thể cung cấp gợi ý về cách giải quyết các vấn đề an ninh trong khu vực.
Trong khi Biển Đông sẽ tiếp tục chiếm vị trí trung tâm trong diễn đàn này, các nhà phân tích cũng đang tìm hiểu về sự xuất hiện lần đầu tiên của tân Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Su-yong và khả năng tiếp xúc song phương giữa Ngoại trưởng 2 nước Nhật Bản, Trung Quốc.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry dự kiến sẽ kêu gọi đóng băng tự nguyện tất cả các hành động leo thang khiêu khích ở Biển Đông, động thái mà một số nhà phân tích cho rằng sẽ gây ra phản ứng kịch liệt từ Trung Quốc.
Tuy nhiên theo giáo sư Carl Thayer từ học viện Quốc phòng Úc, diễn đàn ARF hàng năm giữa ASEAN và các đối tác quan trọng khác sẽ rất ít khả ăng để giải quyết các tranh chấp. Các Ngoại trưởng ASEAN vẫn có thể ra một tuyên bố nhấn mạnh mối quan tâm, kêu gọi giải quyết với sự nồng nhiệt lặp đi lặp lại mỗi kỳ họp và không có hiệu lực ràng buộc.
Nhưng với Myanmar đảm nhiệm Chủ tịch luân phiên ASEAN năm nay có thể gặp phải vấn đề, theo Rodolfo Severino, cựu Tổng thư ký ASEAN và đang là một nhà nghiên cứu cao cấp thỉnh giảng tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á. Trung Quốc là nước láng giềng sát nách của họ và tiếp tục là một nguồn đầu tư lớn. Myanmar đang phải tự cân bằng trước sự canh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ trong khu vực.
Video đang HOT
Oh Ei Sun, một nhà phân tích từ trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajartnam cho biết, nỗ lực để kiềm chế Trung Quốc cũng sẽ bị cắt xén do thiếu ảnh hưởng của Myanmar. Các nhà ngoại giao khác sẽ sử dụng cuộc đối thoại kéo dài 2 ngày để thúc đẩy các lợi ích của đất nước họ.
Phái đoàn Bắc Triều Tiên được dự kiến là sẽ thu thập thông tin và “có được cảm giác về những gì đang xảy ra” vì Bình Nhưỡng tiếp tục xem xét việc giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, theo Adam Cathcart, một nhà phân tích đại học Leeds cho biết.
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida được cho là cũng đã lên kế hoạch tìm kiếm một cuộc tiếp xúc vói người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị trong ngày mai, theo Kyodo News. Bắc Kinh đã tỏ ra miễn cưỡng để sắp xếp một cuộc gặp với phía Nhật Bản vì 2 bên vẫn chưa tạo ra môi trường đối thoại.
Theo Giáo Dục
Triều Tiên đang dần 'tránh xa' Trung Quốc?
Dường như mối quan hệ giữa Triều Tiên - Trung Quốc đang có những trục trặc nghiêm trọng. Kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc đã giảm tới hơn 50% trong nửa đầu năm nay.
Khu công nghiệp Keasong - biểu tượng của sự hợp tác 2 miền Triều Tiên. Mới đây, có thông tin cho rằng Triều Tiên đã quyết định mở thêm 14 khu công nghiệp để tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển kinh tế.
Theo số liệu của Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc (KITA), trong nửa đầu năm 2014, Triều Tiên mới chỉ nhập khẩu 58.387 tấn ngũ cốc các loại từ Trung Quốc, giảm 53% so với mức 124.228 tấn của năm trước đó.
Theo đó, đứng đầu danh sách nhập khẩu là bột mỳ với 40.142 tấn, tương đương 68,8%, tiếp theo là gạo và ngô với 13.831 tấn và 3.420 tấn.
Rõ ràng, dù chỉ là những con số khô khan nhưng nó cho thấy một "sự rạn nứt" hay trục trặc nào đó trong mối quan hệ giữa hai quốc gia đồng minh thân thiết này bởi Triều Tiên vẫn là một quốc gia luôn trong tình trạng thiếu thốn lương thực trầm trọng và nhu cầu nhập khẩu ngũ cốc của Bình Nhưỡng không hề giảm.
Theo các nhà phân tích, sự sụt giảm quá lớn này có thể là hệ quả do mối quan hệ căng thẳng giữa hai bên trong những tháng gần đây. "Gần đây, đã xuất hiện khá nhiều dấu hiệu cho thấy Triều Tiên đang dịch chuyển nền kinh tế của mình để giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc đồng thời đa dạng hóa các đối tác kinh tế nước ngoài", Lim Eul-chul, giáo sư tại Viện Nghiên cứu Viễn Đông tại Đại học Kyungnam (Hàn Quốc) nói.
Không chỉ giảm kim ngạch nhập khẩu trong mặt hàng ngũ cốc, lượng phân bón của Trung Quốc sang Triều Tiên cũng đã giảm 21,3% và dừng ở mức 109.531 tấn trong 6 tháng đầu năm 2014.
Trên thực tế, Triều Tiên vẫn là một quốc gia khá khép kín và "bí ẩn" về mọi mặt, kể cả trong vấn đề quan điểm hay lập trường ngoại giao. Tuy nhiên, kể từ khi lên nắm quyền điều hành đất nước đến nay, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã có khá nhiều dấu hiệu cho thấy ông không hề muốn duy trì sự lệ thuộc quá lớn vào Trung Quốc như trước kia. Thậm chí, ông Kim Jong-un còn nhiều lần thẳng thừng phớt lờ Trung Quốc trong các vấn đề quốc tế - điều chưa từng xảy ra dưới thời các nhà lãnh đạo trước của đất nước này.
Đơn cử, khi Triều Tiên quyết định tiến hành một vụ thử hạt nhân thứ 3 hồi giữa năm 2013, Bắc Kinh đã nhiều lần lên tiếng kêu gọi, thuyết phục, thậm chí là đã bỏ phiếu tán thành các biện pháp trừng phạt gia tăng đối với Bình Nhưỡng nhưng cuối cùng ông Kim Jong-un vẫn "chẳng thèm quan tâm".
Binh sỹ Triều Tiên được huy động đi lao động ở ngay sát biên giới giáp Trung Quốc
Sự thất bại trong việc "điều khiển" Triều Tiên khiến Trung Quốc mất mặt khá nhiều trên trường quốc tế. Trung Quốc đã rất bực bội khi không thể "khống chế" được Triều Tiên như trước và đến nỗi ông Chủ tịch Tập Cận Bình đã phải tuyên bố "không quốc gia nào được phép đẩy một khu vực và thậm chí là cả thế giới vào tình trạng rối loạn chỉ vì lợi ích cá nhân". Cựu Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Jon Huntsman cho rằng những bình luận trên của ông Tập là chưa có tiền lệ.
Sự khó chịu của Trung Quốc được cho là vì Triều Tiên đã "tạo điều kiện" cho Mỹ tăng cường triển khai lực lượng quân sự ở Đông Bắc Á, ở Thái Bình Dương, "vẽ đường" cho tàu chiến Mỹ áp sát biển Hoàng Hải, cho máy bay B-52, máy bay ném bom tàng hình B-2 hay tiêm kích F-22 có cớ ra vào khu vực cửa ngõ của Trung Quốc. Sự "bất trị" này còn cho thấy Triều Tiên đã không còn là "tấm lá chắn" hữu hiệu cho Bắc Kinh nữa.
Theo ông Tiết Lý Thái, một nhà nghiên cứu của Trung tâm an ninh và hợp tác quốc tế thuộc ĐH Stanford (Mỹ), trong cuộc gặp mặt giữa cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton với cố chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il hồi tháng 8/2009 tại Bình Nhưỡng, ông Kim đã không ngần ngại tuyên bố với Bill Clinton rằng tình cảnh cùng quẫn của Triều Tiên hiện nay là do chính sách "hại người, ích ta" mà Trung Quốc đã áp dụng suốt nhiều thập kỷ qua với Triều Tiên. Thậm chí khi đó ông Kim Jong-il còn tuyên bố nước này có thể tiến hành các hoạt động "đe dọa hạt nhân" với Trung Quốc nếu Mỹ "chiều theo yêu cầu" của Triều Tiên.
Chưa hết, kể từ khi lên nắm quyền ở Triều Tiên đến nay, ông Kim Jong-un đã tiến hành "thanh lọc bộ máy quan chức cấp cao" mà theo phân tích của các nhà quan sát quốc tế thì thực chất đó là việc loại bỏ những "quan đại thần đã bị Trung Quốc điều khiển". Ông chú họ Jang Song-theak và hầu hết các vụ thanh trừng mà ông Kim đã từng thực hiện đều nhằm vào những nhân vật có tư tưởng muốn lệ thuộc vào Bắc Kinh và đang nắm giữ một phần các hoạt động kinh tế của đất nước Triều Tiên gắn với đối tác ở Trung Quốc.
Chuyên gia Da Zhigang, giám đốc Viện Đông Bắc Á thuộc Viện Khoa học xã hội tỉnh Hắc Long Giang (Trung Quốc) có lần đã bình luận trên tờ Thời báo Hoàn cầu rằng: "Bình Nhưỡng đang tỏ ra rất cáu kỉnh và sốt ruột muốn rũ bỏ hoàn toàn sự lệ thuộc vào Trung Quốc và tháo gỡ những vật cản quan trọng nhằm khai thông con đường đối thoại và bình thường hóa quan hệ với Mỹ".
Cây cầu bắc qua sông Đan Đông - Cửa ngõ giao thương lớn nhất của Triều Tiên và Trung Quốc.
Trở lại với câu chuyện kim ngạch nhập khẩu Trung Quốc - Triều Tiên giảm mạnh trong nửa đầu năm nay. Đây có thể là dấu hiệu đầu tiên của việc Triều Tiên tiến tới việc đa dạng đối tác kinh tế và dần mở cửa để xóa bỏ sự lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc. Hồi đầu năm 2013, nhật báo Frankfurter Allgemeine (Đức) đã từng loan tin, chính quyền Bình Nhưỡng đang xúc tiến việc tham vấn các chuyên gia kinh tế và chuyên gia luật pháp hàng đầu của Đức để xây dựng một nền tảng nhằm tiến tới mở cửa nền kinh tế và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
Theo Infonet
Triều Tiên cảnh báo hành động "đáp trả đẫm máu" Mỹ, Hàn Quốc Theo AFP, Ủy ban Quốc phòng (NDC) Triều Tiên ngày 21/7 đã biện minh cho các vụ thử tên lửa gần đây của nước này là hoạt động diễn tập chính đáng vì mục đích phòng thủ, đồng thời cho rằng việc Hàn Quốc và Mỹ cáo buộc Triều Tiên khiêu kích là hành động hiểm độc và đạo đức giả. NDC cho...