Triều Tiên sẽ thách thức nhiệm kỳ của ông Biden?
Triều Tiên vừa diễu binh rầm rộ với nhiều loại tên lửa mới, giới phân tích nhận định Bình Nhưỡng có thể gây bất ngờ vào ngày nhậm chức của ông Biden.
Tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ có nhiều vấn đề cấp bách cần giải quyết khi nhậm chức, trước hết là đại dịch COVID-19, phục hồi kinh tế và hàn gắn nước Mỹ. Tuy nhiên, rất có thể, giống như trong các cuộc chuyển giao tổng thống trước đây, Triều Tiên sẽ vẫn là chủ đề nhận được nhiều quan tâm.
Trong quá khứ, lãnh đạo Triều Tiên đã thu hút sự chú ý quốc tế bằng những hành động khiêu khích liên quan đến tên lửa và các vụ thử hạt nhân và điều này cũng có thể lặp lại vào năm 2021. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, ông Biden cần theo dõi sát sao cuộc khủng hoảng đang diễn ra tại Triều Tiên – liên quan đến sự ảnh hưởng của COVID-19, vũ khí hạt nhân và khủng hoảng kinh tế.
Trong bài phát biểu tại Đại hội Đảng Lao động Triều Tiên vào đầu tháng này, ông Kim Jong-un cho rằng dù ai lên nắm quyền thì chính sách thù địch của Mỹ với đất nước ông cũng không thay đổi. Ông Kim Jong-un đưa ra chương trình nghị sự khá tham vọng về hiện đại hóa vũ khí bao gồm, tên lửa siêu thanh, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, máy bay không người lái, tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân có khả năng phóng tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Lãnh đaọ Triều Tiên Kim Jong-un cho rằng dù ai lên nắm quyền thì chính sách thù địch của Mỹ với nước này cũng không thay đổi. (Ảnh: Reuters)
Bên cạnh đó, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cũng cho biết, ông muốn phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) với mục tiêu lên đến gần 16.000 km, có khả năng tiếp cận đất Mỹ.
Video đang HOT
Victor Cha, giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, Đại học Georgetown cho rằng nếu ông Kim Jong-un thực hiện những điều này sớm, ông Biden có thể phải đối mặt với các vụ khiêu khích tên lửa – giống như thời điểm ông ấy làm Phó Tổng thống Mỹ. Triều Tiên đã phóng tên lửa có gắn thiết bị hạt nhân ngay sau khi Tổng thống Barack Obama nhậm chức.
Thế nhưng, những lời đe dọa lần này của ông Kim Jong-un được đưa ra trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hoành hành ở Triều Tiên, khiến nước này phải đóng cửa biên giới và kinh tế bị tê liệt. Đây có thể là nguồn gốc thực sự của khủng hoảng ở nước này. Giờ đây, ông Kim Jong-un lo sợ ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 hơn cả sức mạnh quân sự của Mỹ.
Trong khi Triều Tiên vẫn tuyên bố không có trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 ở nước này, Bình Nhưỡng đã đóng cửa biên giới, giống như những gì họ áp đặt để đối phó với đợt bùng phát dịch Ebola ở Tây Phi năm 2014 và SARS vào năm 2003. Nền kinh tế đã bị ảnh hưởng rõ rệt nhất, suy thoái kinh tế năm 2020 tương đương với nạn đói lớn trong những năm 1990 – khiến 10% dân số thiệt mạng.
Thông thường, Trung Quốc và Hàn Quốc sẽ có các động thái giúp đỡ Triều Tiên, song nước này hiện đóng cửa biên giới, giao thương không thể hoạt động . Thương mại hàng năm với Trung Quốc, đối tác thương mại hàng đầu của Triều Tiên, giảm hơn 70% trong năm 2020.
Vaccine COVID-19 để tiêm chủng còn một chặng đường dài. Hàn Quốc – nước có nhiều khả năng hỗ trợ Triều Tiên nhất, vẫn chưa có vaccine và có thể phải đợi đến tháng 4. Trong khi đó, Trung Quốc có những vấn đề riêng với biến thể COVID-19 mới và chính sách ngoại giao vaccine của Bắc Kinh tập trung vào châu Phi và Mỹ Latinh.
Triều Tiên có thể đối phó với tình trạng khó khăn này bằng cách cố gắng kiểm soát các thị trường tư nhân đang phát triển trong nước. Tuy nhiên, theo giáo sư Victor Cha, những chính sách của chính quyền Triều Tiên có thể tạo ra phản ứng tiêu cực trong chính đất nước này, thậm chí còn nguy hiểm hơn cả đại dịch COVID-19.
Trong trường hợp xấu nhất, sự kết hợp của dịch bệnh và nền kinh tế suy thoái có thể dẫn đến hỗn loạn nội bộ, gây nguy hiểm cho sự kiểm soát của chính phủ đối với kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Đứng trước bối cảnh này, Triều Tiên có thể thực hiện các cuộc tấn công quân sự vào các kẻ thù bên ngoài để biện minh cho việc củng cố, tăng cường quyền kiểm soát ở trong nước.
Tất cả những biến số này có thể khiến chính quyền mới của Mỹ đối mặt với một cuộc khủng hoảng Triều Tiên, không giống như bất kỳ cuộc đối đầu nào với Mỹ trước đây. Ông Biden được khuyến nghị nên theo dõi chặt chẽ những gì đang diễn ra ở Triều Tiên.
'Bão' ân xá ngày cuối cùng Trump tại nhiệm
Tổng thống Trump đang có kế hoạch ban hành ít nhất 100 lệnh ân xá và giảm án vào ngày tại nhiệm cuối cùng của ông.
CNN là tờ báo Mỹ đầu tiên đăng tải thông tin này. Axios dẫn một nguồn tin cận đưa tin tương tự.
Hai nguồn tin của CNN cho biết Nhà Trắng đã tổ chức một cuộc họp vào 17/1 để chốt danh sách ân xá.
Theo CNN , ông Trump chưa đưa ra quyết định cuối cùng về việc ân xá do phải tập trung vào phiên họp chung của Quốc hội xác nhận chiến thắng của ông Biden hôm 6/1. Sau vụ bạo loạn ngày 6/1, vấn đề này tiếp tục bị trì hoãn.
Theo dự kiến ban đầu, hai làn sóng ân xá sẽ được công bố vào cuối tuần trước và ngày 19/1. Hiện tại, các quan chức cho rằng sẽ chỉ còn một đợt ân xá cuối cùng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: AP)
Sau vụ bạo loạn đồi Capitol, các cố vấn khuyên ông Trump ngừng ban hành lệnh ân xá. Một số cố vấn thân cận của Trump cũng kêu gọi ông không ân xá cho bất cứ ai liên quan tới sự kiện hôm 6/1.
Trong cuộc phỏng vấn trên Fox News , Thượng nghị sĩ Lindsey Graham - đồng minh của ông Trump cho biết có rất nhiều người thúc giục tổng thống ân xá cho những cá nhân có liên quan tới vụ bạo loạn.
"Tìm kiếm một sự ân xá cho những người này là sai lầm" , ông Graham khẳng định.
Theo CNN, các đồng minh, những người vận động hàng lang mong tổng thống có thể ban lệnh ân xá trong những ngày tại nhiệm cuối cùng của ông.
Trong một bài báo đăng tải hôm 17/1, tờ New York Times cho biết các đồng minh của ông Trump đã thu không ít tiền từ những người mong được tổng thống ân xá.
Cụ thể, cựu quan chức Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) John Kiriakou từng trao đổi với luật sư của ông Trump - Rudy Giuliani về mức phí 2 triệu USD cho một lệnh ân xá. Ông Kiriakou bị kết án 30 tháng tù vào năm 2012 vì tội danh tiết lộ thông tin mật của đặc vụ tình báo.
Sau khi thất bại trong cuộc bầu cử hồi tháng 11, ông Trump ban hai đợt ân xá. Các đợt này vấp phải chỉ trích gay gắt vì một số nhân vật nhận khoan hồng đang phải đối mặt nhiều tội danh nghiêm trọng.
Một số chuyên gia lo ngại các lệnh ân xá của Tổng thống Trump có thể gửi đi một thông điệp nguy hiểm rằng: Dù phạm bất cứ tội gì, bạn cũng sẽ thoát tội nếu bạn trung thành với Trump.
Đảng Dân chủ thúc giục loại ông Trump khỏi các cuộc họp giao ban tình báo Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Adam Schiff kêu gọi loại Tổng thống Trump ra khỏi các cuộc họp giao ban tình báo bất chấp kết quả phiên tòa luận tội ông. "Tổng thống không nên tham gia vào các cuộc họp giao ban tình báo trong bất cứ hoàn cảnh nào. Tôi không nghĩ có thể tin tưởng ông ấy...