“Triều Tiên sẽ đánh HQ nếu chế độ bị đe dọa”
Triều Tiên sẽ phát động chiến tranh một khi bị đe dọa chế độ, hay Hàn Quốc bị suy yếu về sức mạnh quân sự.
Ngày 22/10, một chỉ huy quân sự cấp cao của Hàn Quốc cho rằng Triều Tiên sẽ phát động chiến tranh nếu chế độ của họ bị đe dọa hoặc họ nhận định sai về tình hình an ninh trên bán đảo Triều Tiên.
Đô đốc hải quân Hàn Quốc Choi Yun-hee, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân đã cảnh báo về khả năng Triều Tiên quyết định tấn công này khi các nghị sĩ quốc hội chất vấn ông về tình huống xảy ra chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên.
Đô đốc hải quân Hàn Quốc Choi Yun-hee
Ông Choi cho biết, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có thể ra lệnh tấn công nếu chế độ bị đe dọa, hay cán cân sức mạnh quân sự giữa 2 miền Triều Tiên thay đổi hoặc khi quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Hàn Quốc suy yếu.
Vị đô đốc này nhận định: “Dựa trên tình hình hiện nay, chế độ Triều Tiên hiện tại rất khác so với chế độ thời chiến tranh Triều Tiên.” Trong cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, nhiều tài liệu cho rằng cố Chủ tịch Triều Tiên Kim Il-sung đã phát động cuộc chiến tranh toàn diện chống lại Hàn Quốc sau khi được Trung Quốc và Nga hứa sẽ tăng viện khi cần thiết.
Còn trong tình hình hiện nay, trong bối cảnh nhà lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong-un của Triều Tiên thề sẽ thống nhất 2 miền Triều Tiên bằng vũ lực trong vòng 3 năm tới, Đô đốc Choi cho biết quân đội Hàn Quốc vẫn sẽ duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu cao để ngăn ngừa mối đe dọa đến từ Triều Tiên.
Video đang HOT
Ông Choi khẳng định: “Ngoài giọng điệu đe dọa, quân đội Triều Tiên còn không ngừng tìm cách tăng cường sức mạnh thông qua các cuộc diễn tập. Chúng tôi sẽ sử dụng mọi lực lượng để ngăn chặn các hành động khiêu khích này, và sẽ huy động cả lực lượng của Mỹ nếu cần thiết.”
Theo Yonhap
Thông điệp sắc lạnh gửi đến Trung Quốc
Mỹ, Nhật Bản và Australia vừa mới đây đã đưa ra một tuyên bố chung trong đó thể hiện sự phản đối đối với "những hành động dọa dẫm, ép buộc đơn phương" trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Đây được xem là một thông điệp sắc lạnh mà 3 cường quốc trên muốn nhằm thẳng vào Trung Quốc.
Ngoại trưởng 3 nước Australia, Nhật Bản và Mỹ (từ trái qua phải).
Tuyên bố được đưa ra sau cuộc họp 3 bên bên lề hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) là kết quả của những nỗ lực từ phía Nhật Bản trong việc tập hợp sự ủng hộ cho cuộc tranh chấp giữa nước này với Trung Quốc xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông, các nhà phân tích nhận định.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida và Ngoại trưởng Australia Julie Bishop đã có cuộc gặp gỡ bên lề hội nghị APEC hôm thứ Sáu (4/10). Mặc dù tuyên bố chung mà 3 nước này đưa ra không hề đả động đến cái tên Trung Quốc nhưng nó lại nhấn mạnh đến hai vùng Biển Đông và biển Hoa Đông - nơi Bắc Kinh đang có những cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải với hàng loạt các nước láng giềng xung quanh.
Cả 3 nước Mỹ, Nhật Bản và Australia đều thể hiện sự "phản đối đối với bất kỳ hành động dọa dẫm, ép buộc đơn phương nào nhằm làm thay đổi sự nguyên trạng ở biển Hoa Đông". Các nước trên cũng nhấn mạnh "tầm quan trọng của nỗ lực giảm thiểu căng thẳng và tránh những tính toán sai lầm cũng như các sự việc không mong muốn".
Tuyên bố ba bên cũng "tái khẳng định tầm quan trọng của hòa bình và sự ổn định, tôn trọng luật pháp, thương mại tự do và tự do hàng hải ở Biển Đông".
Giáo sư Zhuang Jianzhong - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia thuộc trường Đại học Jiaotong Thượng Hải, nhận xét, ông tin rằng Nhật Bản đóng vai trò dẫn đầu trong việc đưa ra tuyên bố nói trên. "Tuyên bố chung đó rõ ràng nhằm trực tiếp vào Trung Quốc mặc dù nó thậm chí đã cố tình tránh đả động đến cái tên Trung Quốc hay &'Điếu Ngư'", ông Zhuang nói.
Trong khi đó, ông Liu Jiangyong - một giáo sư về quan hệ quốc tế của trường Đại học Tsinghua, Trung Quốc, thì lên tiếng cảnh báo rằng: "Nhật Bản đang can thiệp vào các cuộc tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc với các nước láng giềng trên cái cớ tự do hàng hải nhưng nước này đã lựa chọn sai chiến thuật trong vấn đề này".
Những cuộc khẩu chiến qua lại giữa giới quan chức và chuyên gia hai nước Nhật Bản, Trung Quốc như thế này là chuyện hết sức bình thường trong thời gian qua.
Mỹ, Nhật Bản và Australia đã từng cân nhắc đến khả năng thiết lập một liên minh quân sự giống NATO ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương như một cách để kiềm chế sự nổi lên của Trung Quốc, ông Zhuang nói thêm.
APEC bàn về hoạt động hải quân của Trung Quốc
Trong một diễn biến khác có liên quan, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida hôm qua (5/10) đã lên tiếng bày tỏ sự quan ngại trước những hoạt động hải quân ngày càng quyết liệt và hung hăng của Trung Quốc tại cuộc họp giữa các bộ trưởng trong khuôn khổ hội nghị APEC ở Indonesia.
"Việc cho phép những hoạt động chuyên chở hàng hóa và đi lại của con người một cách tự do trên các vùng biển là vô cùng quan trọng. Các nước thành viên APEC có liên quan đến nhau ở các vùng biển và tất cả các bên đều được lợi trong việc duy trì, bảo đảm tự do hàng hải", ông Kishida phát biểu tại cuộc họp kéo dài hai ngày, bắt đầu từ hôm 4/10 ở đảo Bali, Indonesia.
"Thiết lập các quy định theo luật lệ là nền tảng căn bản cho sự phát triển kinh tế trong khu vực", Ngoại trưởng Nhật Bản đã phát biểu như vậy với những quan chức đến tham dự hội nghị, trong đó có cả Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị.
Căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc leo thang nghiêm trọng trong suốt một năm qua sau khi Tokyo mua lại 3 trong số 5 hòn đảo thuộc quần đảo Senaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện đang nằm trong sự quản lý của Tokyo nhưng Bắc Kinh đang tìm cách phá vỡ thế nguyên trạng ở đây. Trong suốt nhiều tháng qua, Trung Quốc thường xuyên đưa tàu thuyền và sau này là cả máy bay chiến đấu đến tiếp cận quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư nhằm thách thức quyền quản lý của Nhật Bản ở đây. Hành động này của Trung Quốc nhiều lần đẩy hai nước Trung-Nhật đến sát bờ vực của một cuộc xung đột.
Kể từ khi Thủ tướng Shinzo Abe lên cầm quyền, ông này luôn duy trì một lập trường cứng rắn và kiên quyết không lùi bước trong cuộc tranh chấp với nước láng giềng Trung Quốc. Nhật Bản quyết liệt đối đầu với Trung Quốc. Thủ tướng Abe đã ra sức củng cố sức mạnh quân sự của Nhật Bản đồng thời tăng cường tìm kiếm liên minh để sẵn sàng đối phó với Trung Quốc.
Ngoài tranh chấp ở biển Hoa Đông, Trung Quốc còn liên quan đến những cuộc tranh chấp nóng bỏng ở Biển Đông. Trung Quốc đang có tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông với 4 nước Đông Nam Á gồm Brunei, Malaysia, Philippines, Việt Nam và Vùng lãnh thổ Đài Loan. Các nước và vùng lãnh thổ đều hết sức bất bình trước tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc thông qua yêu sách đường 9 đoạn. Nước này đang gây sóng gió trong khu vực vì những hành động quyết liệt và hiếu chiến nhằm xác lập chủ quyền một cách thái quá của họ ở khu vực biển chiến lược và giàu tài nguyên nói trên.
Lo ngại tình hình có thể leo thang thành xung đột, Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang tích cực và nỗ lực nhằm tìm kiếm một Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) có tính ràng buộc với Trung Quốc. Bộ Quy tắc này sẽ giúp quản lý, kiểm soát các cuộc tranh chấp ở Biển Đông.
Kiệt Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Siêu tàu sân bay Mỹ cập cảng Hàn Quốc chuẩn bị tập trận Hôm nay 4/10, siêu tàu sân bay hạt nhân USS George Washington của hạm đội 7 hải quân Mỹ đã cập cảng Busan của Hàn Quốc, chuẩn bị cho cuộc tập trận chung với Nhật và Hàn Quốc trên vùng biển gần bán đảo Triều Tiên bắt đầu ngày 8/10. Tàu sân bay USS George Washington neo đậu tại thành phố Busan Hãng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ấn Độ, Pakistan leo thang căng thẳng sau vụ tấn công đẫm máu ở Kashmir

Tổng thống Estonia tiết lộ nội dung trao đổi riêng với Tổng thống Trump về vấn đề Ukraine

Google, Intel ra 'tối hậu thư' cho nhân viên làm việc từ xa

Ông Tập Cận Bình kêu gọi tự chủ trong phát triển AI giữa lúc cạnh tranh Mỹ

Nga mất kiểm soát vệ tinh trong chương trình vũ khí hạt nhân diệt vệ tinh?

Tổng thống Trump đến Rome dự tang lễ Giáo hoàng Francis

Người được ông Trump đề cử lãnh đạo NASA từng bị bắt vì gian lận

Trung Quốc đồng ý chia sẻ mẫu đá mặt trăng với Mỹ và 5 nước khác

Không có quà, ông Trump vẫn muốn mừng sinh nhật phu nhân thật lãng mạn

Nhà Trắng có thêm sắc lệnh hành pháp

Thương chiến Mỹ - Trung đang hạ nhiệt?

Iran và Mỹ kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ 3 về vấn đề hạt nhân
Có thể bạn quan tâm

Hội phú bà Bắc Kinh Cbiz: Đàn chị khuyên Dương Tử rời showbiz giàu không tưởng, tiền chỉ là con số!
Sao châu á
13:24:32 27/04/2025
Ra mắt xế nổ 2025 Royal Enfield Hunter 350, giá hơn 53 triệu đồng
Xe máy
13:15:55 27/04/2025
Tổng duyệt ngày 27/4: Hoa hậu Thanh Thủy, Lan Ngọc và dàn sao Việt diện áo dài, tất bật chuẩn bị từ 3h sáng
Sao việt
13:02:03 27/04/2025
Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên: "Tôi đưa cảnh nóng vào đoạn thả bom là có dụng ý"
Hậu trường phim
12:52:34 27/04/2025
Windows Maps của Microsoft sắp bị 'khai tử'
Thế giới số
12:51:31 27/04/2025
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Mazda 6e, công suất 258 mã lực, nội thất tiện nghi, công nghệ tiên tiến
Ôtô
12:44:09 27/04/2025
Nvidia công bố dòng laptop GeForce RTX 50 tích hợp AI thế hệ mới
Đồ 2-tek
12:41:55 27/04/2025
Tìm kiếm 2 em nhỏ ở Đồng Nai nghi đạp xe tới TPHCM xem diễu binh
Tin nổi bật
12:33:26 27/04/2025
Quần jeans ống đứng và giày bệt: sang xịn, mát mẻ trong mùa hè
Thời trang
12:11:31 27/04/2025
Tranh cãi quán cà phê 'vườn thú người' ở Thái Lan
Lạ vui
12:05:28 27/04/2025