Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo từ tàu hỏa
Triều Tiên thông báo thử nghiệm hệ thống tên lửa phóng từ tàu hỏa nhằm đối phó với “những lực lượng đe dọa đất nước”.
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA cho biết vụ phóng tên lửa đạn đạo hôm 15/9 là cuộc thử nghiệm “hệ thống tên lửa trên tàu hỏa mới”, được tiến hành bởi trung đoàn tên lửa đường sắt thành lập đầu năm nay. Hình ảnh được công bố cho thấy quả đạn màu xanh phóng lên từ đoàn tàu đang đậu tại một khu vực đồi núi.
Tên lửa rời bệ phóng trên tàu hỏa ở Triều Tiên hôm 15/9. Ảnh: KCNA .
“Hệ thống này là biện pháp đáp trả hiệu quả, có khả năng tung nhiều đòn đánh liên tiếp vào những lực lượng đe dọa đất nước”, tướng Pak Jong-chon, ủy viên Ban thường vụ Bộ Chính trị đảng Lao động Triều Tiên, cho biết sau khi giám sát cuộc thử nghiệm.
Triều Tiên có kế hoạch tăng quy mô cho trung đoàn tên lửa đường sắt lên thành lữ đoàn trong tương lai gần, cũng như liên tục huấn luyện để thu thập kinh nghiệm cho xung đột thực sự. “Quân đội cần chuẩn bị kế hoạch tác chiến nhằm triển khai hệ thống này ở nhiều khu vực trên đất nước”, tướng Pak nói thêm.
“Tên lửa đặt trên tàu hỏa là lựa chọn tương đối rẻ và đáng tin cậy cho những quốc gia muốn tăng cường khả năng sống sót cho lực lượng hạt nhân. Liên Xô từng làm vậy, Mỹ cũng đã xem xét phương án đó. Đây là điều dễ hiểu với Triều Tiên”, Adam Mount, chuyên gia tại Hiệp hội Các nhà khoa học Mỹ, nhận xét.
Video đang HOT
Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc hôm qua cho biết tên lửa đạn đạo Triều Tiên bay khoảng 800 km với độ cao tối đa 60 km. Vụ phóng diễn ra chỉ vài ngày sau khi Triều Tiên tuyên bố thử thành công tên lửa hành trình chiến lược với tầm bay ít nhất 1.500 km.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi cùng ngày xác nhận tên lửa Triều Tiên đã rơi xuống vùng đặc quyền kinh tế nước này, trở thành tên lửa đầu tiên của Triều Tiên rơi xuống khu vực này kể từ tháng 10/2019.
Triều Tiên đang chịu hàng loạt lệnh trừng phạt quốc tế vì chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo, trong khi các cuộc đàm phán hạt nhân giữa Bình Nhưỡng và Washington chưa có nhiều bước tiến đáng kể. Sung Kim, đặc phái viên về Triều Tiên của Tổng thống Mỹ Joe Biden, nhiều lần bày tỏ sẵn sàng gặp các đối tác Triều Tiên “ở bất cứ đâu, vào bất cứ lúc nào”.
Triều Tiên tiếp tục phóng tên lửa Mỹ, Hàn bối rối với tên lửa hành trình Triều Tiên Hàn Quốc, Triều Tiên đồng loạt phóng tên lửa đạn đạo Thông điệp răn đe từ tên lửa hành trình Triều Tiên
Triều Tiên phóng 2 tên lửa đạn đạo liên tiếp
Quân đội Hàn Quốc cho biết Triều Tiên hôm nay đã tiếp tục phóng thêm 2 tên lửa đạn đạo, vài ngày sau vụ thử tên lửa hành trình.
Một vụ phóng tên lửa của Triều Tiên năm 2019 (Ảnh minh họa: KCNA)
Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) hôm nay 15/9 cho biết, Triều Tiên đã phóng 2 tên lửa đạn đạo từ bờ biển phía đông nước này về phía biển Nhật Bản.
Lực lượng tuần duyên Nhật Bản cho biết 2 tên lửa Triều Tiên đã rơi ngoài vùng đặc quyền kinh tế của nước này.
Tình báo Mỹ và Hàn Quốc vẫn đang phân tích thông tin về vụ phóng mới của Triều Tiên.
"Quân đội chúng tôi vẫn hợp tác chặt chẽ với Mỹ và duy trì trạng thái sẵn sàng", thông báo của JCS cho biết.
Hiện vẫn chưa rõ tầm bắn của tên lửa Triều Tiên. Bình Nhưỡng cũng chưa lên tiếng về vụ việc.
Vụ phóng mới nhất là vụ phóng tên lửa đạn đạo thứ hai của Triều Tiên trong năm nay. Vụ phóng diễn ra chỉ vài ngày sau khi Triều Tiên tuyên bố thử thành công tên lửa hành trình tầm xa vào ngày 11/9 và 12/9.
Triều Tiên mô tả 2 tên lửa hành trình tầm xa được phóng vào cuối tuần trước là loại "vũ khí chiến lược có ý nghĩa quan trọng", bay được quãng đường khoảng 1.500 km trước khi đánh trúng mục tiêu và rơi xuống vùng lãnh hải của nước này. Một số chuyên gia đánh giá đây có thể là tên lửa hành trình đầu tiên có năng lực hạt nhân của Triều Tiên.
Theo Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ, các vụ phóng tên lửa mới cho thấy Triều Tiên "tiếp tục phát triển chương trình quân sự và đe dọa các nước láng giềng cũng như cộng đồng quốc tế".
Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc dẫn nhận định của một số chuyên gia cho rằng, tên lửa vừa thử nghiệm của Triều Tiên có thể giống tên lửa Tomahawk của Mỹ hay Hyunmoo-3C của Hàn Quốc. Tuy tên lửa hành trình bay chậm hơn tên lửa đạn đạo nhưng chúng có thể bay ở tọa độ thấp và khó bị phát hiện.
Triều Tiên đã tăng cường các hoạt động quân sự gây căng thẳng trong những tuần gần đây. Ngày 9/9, Triều Tiên tổ chức lễ duyệt binh hoành tráng với sự tham gia của các lực lượng vũ trang nhân kỷ niệm ngày Quốc khánh. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng không phô diễn tên lửa đạn đạo hay tên lửa hành trình nào trong sự kiện này.
Hồi tháng 8, Triều Tiên đã cảnh báo về một "cuộc khủng hoảng an ninh lớn" nhằm phản đối cuộc tập trận quân sự phối hợp giữa Hàn Quốc và Mỹ vào mùa hè. Triều Tiên cũng có dấu hiệu khởi động lại lò phản ứng hạt nhân sản xuất plutonium tại khu phức hợp Yongbyon của nước này.
Theo các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Triều Tiên bị cấm mọi hoạt động liên quan tới tên lửa đạn đạo. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng vẫn duy trì chương trình tên lửa trong những năm qua.
Hiện chưa rõ Triều Tiên đã làm chủ được công nghệ chế tạo đầu đạn thu nhỏ có thể trang bị cho tên lửa hành trình hay chưa, song hồi đầu năm nay, nhà lãnh đạo Kim Jong-un cho biết, phát triển bom nhỏ hơn là mục tiêu hàng đầu của nước này.
Giới chuyên gia nhận định Triều Tiên có thể tiến tới triển khai tên lửa mới thử nghiệm trên tàu ngầm và khiến nó càng khó bị phát hiện hơn.
Triều Tiên phóng hai tên lửa hành trình Triều Tiên phóng hai tên lửa hành trình ra ngoài khơi bờ biển phía tây hôm 21/3, đánh dấu vụ thử vũ khí đầu tiên sau gần một năm. "Họ phóng tên lửa hành trình, không phải tên lửa đạn đạo và chúng đã bị các khí tài của chúng tôi phát hiện", hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc hôm nay dẫn...