Triều Tiên nói Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đang đùa với “bom hẹn giờ”
Triều Tiên chỉ trích Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vì tiến hành họp khẩn cấp về các vụ thử tên lửa mới của Bình Nhưỡng.
Tên lửa phòng không Triều Tiên được phóng hôm 30/9 (Ảnh: Yonhap).
Triều Tiên hôm nay 3/10 đã chỉ trích việc Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tổ chức cuộc họp khẩn cấp về các vụ thử tên lửa mới nhất của nước này. Bình Nhưỡng cáo buộc các nước thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đang đùa giỡn với một “quả bom hẹn giờ”.
“Việc yêu cầu chúng tôi từ bỏ quyền tự vệ có nghĩa là thể hiện ý định không thừa nhận Triều Tiên là một quốc gia có chủ quyền”, Jo Chol Su, lãnh đạo Vụ Các tổ chức Quốc tế của Bộ Ngoại giao Triều Tiên, cho biết trong tuyên bố do hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên (KCNA) đăng tải.
Ông Su nhấn mạnh các vụ thử tên lửa của Triều Tiên chỉ nhằm mục đích “tự vệ”.
“Tôi bày tỏ quan ngại mạnh mẽ về việc Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tự đùa giỡn với “quả bom hẹn giờ” nguy hiểm lần này”, ông Su nói thêm.
Triều Tiên ngày 1/10 thông báo phóng thử thành công một tên lửa phòng không trong đợt thử nghiệm mới nhất vào ngày 30/9. Tên lửa có khả năng bắn hạ các mục tiêu trên không ở khoảng cách xa hơn và có độ chính xác cao hơn.
KCNA cho biết Viện Khoa học Quốc phòng Triều Tiên thực hiện vụ phóng tên lửa phòng không “nhằm khẳng định tính thực tiễn trong hoạt động của bệ phóng, radar và phương tiện chỉ huy chiến đấu toàn diện cũng như năng lực chiến đấu của tên lửa”.
Video đang HOT
Triều Tiên gần đây liên tiếp tiến hành các vụ thử tên lửa, trong đó có vụ phóng thử vũ khí được cho là tên lửa siêu thanh Hwasong-8 trong tuần này. Tuy chưa rõ các thông số kỹ thuật của tên lửa siêu thanh Hwasong-8, nhưng về lý thuyết, các tên lửa lượn siêu thanh có thể bay nhanh gấp 20 lần tốc độ âm thanh và có thể rất linh hoạt trong khi bay, khiến nó gần như không thể bắn hạ.
Đầu tháng này, Bình Nhưỡng cũng tuyên bố phóng thử thành công tên lửa hành trình tầm xa.
Các cuộc thử nghiệm vũ khí liên tiếp của Triều Tiên khiến các quốc gia thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc lo ngại và triệu tập cuộc họp khẩn cấp về Triều Tiên hôm 1/10. Cuộc họp do Mỹ, Anh và Pháp kêu gọi.
Cuộc họp ban đầu dự kiến diễn ra hôm 30/9, nhưng đã bị trì hoãn. Cuộc họp chỉ kéo dài hơn một giờ và kết thúc mà không có tuyên bố chung.
Tuy nhiên, động thái của các nước thành viên Hội đồng Bảo an vẫn khiến Bình Nhưỡng tức giận. Triều Tiên gọi đây là hành động “xâm phạm vô nghĩa” đối với chủ quyền của nước này và là “hành động khiêu khích nghiêm trọng không thể dung thứ”.
Triều Tiên từng nhiều lần sử dụng các cuộc thử nghiệm vũ khí để tìm cách đạt được các mục tiêu của mình.
Các vụ thử tên lửa của Triều Tiên diễn ra trong bối cảnh Bình Nhưỡng gần đây nhiều lần phát tín hiệu đối thoại với Hàn Quốc, mặt khác chỉ trích chính sách thù địch của Mỹ. Đại sứ Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc Kim Song ngày 27/9 tuyên bố, mối quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên có thể được thiết lập nếu Washington từ bỏ chính sách thù địch với Bình Nhưỡng.
Ngày 29/9, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã chỉ trích việc Washington liên tục đề nghị đàm phán mà không có điều kiện tiên quyết là một “thủ đoạn”, cáo buộc chính quyền Tổng thống Joe Biden tiếp tục “chính sách thù địch” của những người tiền nhiệm.
Dưới thời Tổng thống Joe Biden, Mỹ đã nhiều lần tuyên bố sẵn sàng gặp các đại diện của Triều Tiên, đồng thời tuyên bố sẽ tìm cách phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Trung Quốc từng lo Trump kích động chiến tranh
Quân đội Trung Quốc từng lo bị đẩy vào xung đột với Mỹ khi chính quyền Trump tiến hành loạt động thái được cho là "khiêu khích" cuối nhiệm kỳ.
SCMP ngày 3/10 dẫn nguồn tin giấu tên trong quân đội Trung Quốc (PLA) tiết lộ Bắc Kinh "từng tin rằng chính quyền Trump trong những ngày cuối nhiệm kỳ đã sử dụng chiến thuật khiêu khích để kích động PLA có biện pháp trả đũa". Nỗi lo ngại đó của Trung Quốc đã khiến một chỉ huy quân sự cấp cao của Mỹ liên lạc và tìm cách trấn an, theo nguồn tin.
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mark Milley gần đây xác nhận ông đã gọi điện để trấn an người đồng cấp Trung Quốc Lý Tác Thành vào ngày 30/10/2020, sau khi tin tình báo Mỹ cho thấy PLA đã nâng cấp mức độ sẵn sàng chiến đấu.
Tuy nhiên, nguồn tin trên cho hay cuộc gọi đầu tiên của tướng Milley không đủ xoa dịu các lo ngại ở Bắc Kinh. Một tháng sau, các lãnh đạo Trung Quốc phẫn nộ khi truyền thông Nhật đưa tin chuẩn đô đốc Mỹ Michael Studeman đã bí mật đến thăm đảo Đài Loan.
Truyền thông đảo Đài Loan sau đó loan tin nhà ngoại giao Kelly Craft, khi đó giữ chức đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, cùng Ngoại trưởng Mike Pompeo dự tính có chuyến thăm tương tự, khiến Bắc Kinh càng giận dữ.
"Những tin tức trên được đưa ra chỉ vài tuần sau cuộc điện đàm của Milley, khiến Bắc Kinh tin rằng chính quyền Trump đang áp dụng chiến thuật khiêu khích để khiến PLA có hành động trả đũa, châm ngòi xung đột, thậm chí là chiến tranh", nguồn tin nói.
Theo người này, PLA khi đó muốn biết chuyến thăm của Studeman có phải cho thấy có những người trong Lầu Năm Góc đang ủng hộ "kế hoạch của Trump" hay không. "Nếu phía Mỹ làm điều đó, chiến tranh sẽ nổ ra", nguồn tin cho hay.
Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, trả lời điều trần tại Ủy ban Quân vụ Hạ viện vào ngày 29/9. Ảnh: Reuters.
PLA lập tức bày tỏ nỗi quan ngại trên với tùy viên quốc phòng Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh. Trong khi đó, cấp dưới của ông Lý cũng tìm cách truyền đạt quan điểm qua một số kênh ngoại giao phi quân sự như duy trì đầu mối liên lạc với Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Hong Kong.
"Sau vàu tuần tiếp cận qua nhiều kênh ngoại giao, Milley có cuộc điện đàm thứ hai với ông Lý", nguồn tin đề cập đến cuộc gọi giữa tướng lĩnh hàng đầu hai nước vào ngày 8/1.
Sau cuộc gọi này, Kelly Craft và Mike Pompeo đồng loạt xác nhận không tới thăm đảo Đài Loan.
Theo báo cáo tướng Milley gửi Thượng viện Mỹ hồi tháng 9, khi bầu cử Mỹ bước vào giai đoạn nước rút, giới quan sát từng lo ngại Tổng thống Trump có hành động quân sự với Trung Quốc để tạo "nỗi bất ngờ tháng 10" nhằm gia tăng cơ hội tái đắc cử.
Quân đội Mỹ khi đó tiến hành ít nhất 17 chuyến bay gần bờ biển phía nam Trung Quốc, với sự tham gia của các loại oanh tạc cơ chiến lược B-52 và B-1B, theo Viện Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược Knowfar.
"Các hành động quân sự ngày càng tăng của Mỹ tại khu vực lúc đó khiến Trung Quốc không biết nên phản ứng thế nào, nhất là khi có nhiều đồn đoán về nỗi bất ngờ tháng 10 trên truyền thông", Chu Thần Minh, chuyên gia quân sự tại Bắc Kinh, cho biết. "Những gì PLA có thể làm là tăng khả năng sẵn sàng chiến đấu để đối phó với tàu chiến, máy bay Mỹ trong khu vực".
Vào tháng 10/2020, các bộ tư lệnh 5 chiến khu PLA được đặt trong tình trạng "báo động cao" trước tình hình khu vực diễn biến phức tạp, buộc Mỹ phải có động thái trấn an.
Tâm lý lo lắng tại Bắc Kinh gia tăng sau khi truyền thông Mỹ xác định Trump đã thất bại trong cuộc bầu cử. Trump ngày 9/11/2020 sa thải bộ trưởng quốc phòng Mark Esper, người được phía Trung Quốc đánh giá là "đáng tin cậy và chuyên nghiệp".
Vụ bạo loạn Đồi Capitol ngày 6/1 khiến giới lãnh đạo quân đội Trung Quốc càng thêm lo lắng. Hai ngày sau, tướng Milley buộc phải thực hiện cuộc điện đàm thứ hai với người đồng cấp Trung Quốc để trấn an rằng Mỹ "không có ý định tấn công". Đến ngày 30/1, tình báo Mỹ ghi nhận PLA hạ cấp sẵn sàng chiến đấu cho các lực lượng tại khu vực.
Triều Tiên nói LHQ 'đùa với bom hẹn giờ' Triều Tiên hôm nay cảnh báo Hội đồng Bảo an LHQ đang đùa với "bom hẹn giờ" khi tổ chức cuộc họp khẩn về các vụ phóng tên lửa của nước này. Bình Nhưỡng tuần trước công bố phóng thành công tên lửa phòng không trong đợt thử nghiệm mới nhất vào ngày 30/9. Hồi đầu tháng 9, nước này thông báo thử...