Triều Tiên nhận 2 triệu liều vắc xin từ COVAX tháng này, Việt Nam nhận 4,9 triệu liều
Sáng kiến vắc xin COVAX thông báo tới cuối tháng 2-2021 dự kiến sẽ có gần 2 triệu liều vắc xin COVID-19 được chuyển tới Triều Tiên. COVAX cũng thông báo phân phối cho Việt Nam gần 4,9 triệu liều nhưng không nêu rõ mốc thời gian.
Một nhân viên y tế chuẩn bị bơm kim tiêm với liều tiêm vắc xin COVID-19 của AstraZeneca- Oxford tại một trung tâm tiêm phòng vắc xin thuộc bệnh viện công ở Brasília, Brazil ngày 1-3-2021 – Ảnh: REUTERS
COVAX là một sáng kiến hợp tác toàn cầu nhằm tăng tốc phát triển, sản xuất và đảm bảo tiếp cận công bằng với các phương pháp xét nghiệm, điều trị và vắc xin phòng COVID-19.
COVAX do Liên minh toàn cầu về vắc xin (Gavi), Liên minh đổi mới sáng tạo sẵn sàng phòng chống dịch (CEPI) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng dẫn dắt. Mục tiêu của COVAX là cung cấp 2 tỉ liều vắc xin COVID-19 vào cuối năm 2021 cho những người cần được tiêm vắc xin nhất trên toàn thế giới.
Theo trang NK News, thông báo ngày 4-2 từ sáng kiến COVAX cho biết lượng vắc xin dự kiến phân phối này sẽ giúp chủng ngừa cho khoảng 4% dân số Triều Tiên.
Triều Tiên sẽ nhận gần 2 triệu liều vắc xin COVID-19 trong tháng 2 này.
Video đang HOT
Cụ thể, COVAX cho biết theo kế hoạch, tới cuối tháng 2 COVAX sẽ chuyển 1.992.000 liều vắc xin COVID-19 của hãng AstraZeneca đến Triều Tiên.
Lượng vắc xin này là một phần hỗ trợ Triều Tiên trong khuôn khổ chương trình Cơ chê tiêp cân toan câu của COVAX, sáng kiến nhằm giúp 92 nước thu nhập thấp và trung bình nhận được vắc xin COVID-19.
Theo ông Kee B. Park tại trường y khoa Harvard, “Triều Tiên có kinh nghiệm với các chương trình tiêm chủng vắc xin toàn quốc, trong đó có cả hạ tầng lưu trữ lạnh cần thiết để bảo vệ vắc xin của AstraZeneca trong quá trình vận chuyển và lưu trữ”.
Hạ tầng lưu trữ lạnh này gồm mạng lưới các tủ đông, tủ lạnh, xe đông lạnh để có thể đảm bảo mức nhiệt độ phù hợp bảo quản vắc xin trong quá trình vận chuyển, lưu trữ.
Cũng theo ông ông Kee B. Park, các nhân viên y tế tuyến đầu và những người lớn tuổi sẽ là nhóm được ưu tiên tiêm trước vắc xin ở Triều Tiên.
Theo báo cáo cập nhật tới ngày 3-2 (mới nhất), COVAX công bố số liều vắc xin dự kiến phân phối tới nhiều nước ở các châu lục.
Riêng tại châu Á, một số nước sẽ nhận được vắc xin thông qua COVAX gồm: Philippines (5.500.800 liều của AstraZeneca và 117.000 liều của Pfizer); Hàn Quốc (2.596.800 liều của AstraZeneca và 1770.000 liều của Pfizer); Singapore (288.000 liều của AstraZeneca); Việt Nam (4.886.400 liều của AstraZeneca); Myanmar (4.224.000 liều của AstraZeneca); Lào (564.000 liều của AstraZeneca); Ấn Độ (97.164.000 liều của AstraZeneca)…
Mỹ - Hàn Quốc nhất trí vạch chiến lược về Triều Tiên
Tổng thống Mỹ và Hàn Quốc điện đàm, nhất trí cần đề ra chiến lược toàn diện về Triều Tiên nhằm thúc đẩy phi hạt nhân hóa trên bán đảo.
Trong cuộc điện đàm đầu tiên hôm nay giữa lãnh đạo hai nước sau khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã đề nghị các đồng minh nỗ lực chung vì hòa bình và phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.
Biden cho hay Washington và Seoul cần phải có chung quan điểm và chính phủ Mỹ sẽ hợp tác chặt chẽ với Hàn Quốc để đạt được mục tiêu chung.
"Lãnh đạo hai nước nhất trí cần sớm vạch ra chiến lược toàn diện về Triều Tiên", Kang Min-seok, phát ngôn viên của Tổng thống Hàn Quốc, nói.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in điện đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Nhà Xanh, Seoul, hôm 4/1. Ảnh: AP
Nhà Trắng cũng thông báo trong cuộc điện đàm, Biden đã "nhấn mạnh cam kết củng cố liên minh Mỹ - Hàn, liên minh nền tảng cho hòa bình và thịnh vượng ở Đông Bắc Á", đồng thời lãnh đạo hai nước nhất trí phối hợp chặt chẽ trong vấn đề Triều Tiên.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, người nhậm chức năm 2017, đã tích cực thúc đẩy quan hệ ngoại giao giữa lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và cựu tổng thống Mỹ Donald Trump. Đàm phán Trump - Kim không đạt được kết quả mong muốn vào đầu năm 2019, khi Mỹ từ chối giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt để đổi lấy việc Triều Tiên từng bước phi hạt nhân hóa.
Moon, người muốn nối lại ngoại giao hạt nhân, tháng trước cho rằng Biden có thể lấy kinh nghiệm từ thành công và thất bại của Trump trong việc đàm phán với Triều Tiên, dù thừa nhận Biden có thể sẽ khó khăn khi tiếp cận vấn đề.
Biden từng gọi Kim là "côn đồ", chỉ trích Trump vì tìm cách họp thượng đỉnh với Kim. Các chuyên gia nhận định nhiều khả năng Biden sẽ không ngồi lại đàm phán một một với Kim, trừ phi Triều Tiên thể hiện sự chân thành trong nỗ lực loại bỏ vũ khí hạt nhân.
Tháng trước, lãnh đạo Triều Tiên tuyên bố số phận quan hệ Mỹ - Triều phụ thuộc vào việc liệu Washington có từ bỏ cái mà ông gọi là chính sách thù địch hay không. Kim jong-un cho hay đang phát triển loạt vũ khí hạt nhân công nghệ cao, động thái nhằm gây áp lực cho Mỹ.
Mỹ, quốc gia có khoảng 28.500 binh sĩ đồn trú tại Hàn Quốc, thường xuyên tổ chức tập trận quân sự với Hàn Quốc. Triều Tiên coi các cuộc tập trận và lệnh trừng phạt do Mỹ khởi xướng là bằng chứng về sự thù địch của Mỹ.
Sau cuộc điện đàm hôm nay, Tổng thống Hàn Quốc đã viết trên Twitter rằng ông "đã có buổi trò chuyện tuyệt vời" với Biden.
"Chúng tôi sẽ luôn sát cánh hợp tác vì hòa bình trên bán đảo Triều Tiên và giải quyết các thách thức toàn cầu", ông nói.
Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc cho hay hai nhà lãnh đạo đều đồng ý rằng quan hệ hợp tác ba bên giữa Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ đóng vai trò quan trọng với hòa bình khu vực.
Nhà Trắng thông báo Biden và Moon cũng "nhất trí cần phải khôi phục lập tức nền dân chủ ở Myanmar", đồng thời hợp tác giải quyết những thách thức chung như Covid-19 và biến đổi khí hậu.
Anh chứng minh chậm tiêm liều vắc xin thứ hai quá 3 tuần vẫn ổn Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock ca ngợi nghiên cứu mới cho thấy một liều vắc xin COVID-19 của ĐH Oxford - AstraZeneca có hiệu quả bảo vệ cao trong 12 tuần, ủng hộ chiến lược gây tranh cãi của chính phủ Anh trong việc trì hoãn tiêm liều thứ 2. Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock đeo khẩu trang khi...