Triều Tiên ngăn chặn Covid-19 ‘thành công rực rỡ’
Nhà lãnh đạo Kim Jong Un nói rằng, Triều Tiên đã thành công trong việc ngăn chặn dịch Covid-19 xâm nhập vào nước này.
“Chúng ta đã ngăn chặn triệt để sự xâm nhập của virus ác tính và duy trì chống dịch ổn định bất chấp khủng hoảng y tế trên toàn cầu. Đó là thành công rực rỡ mà chúng ta đã đạt được”, hãng tin KCNA dẫn lời ông Kim phát biểu ở cuộc họp hôm 2/7 của Bộ Chính trị Đảng Lao động.
Ông Kim cũng cảnh báo chống lại sự tự mãn hay buông lỏng trong nỗ lực chống dịch, đồng thời kêu gọi người dân Triều Tiên duy trì “cảnh giác tối đa”.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un
Hội nghị trên diễn ra trong bối cảnh nhiều nước đang nới lỏng các biện pháp phong tỏa chống Covid-19 nhằm tái mở cửa kinh tế. Hiện trên thế giới đã có hơn 10 triệu người nhiễm bệnh và hàng trăm nghìn người tử vong.
Triều Tiên đã tái mở cửa các trường học, nhưng duy trì lệnh cấm tập trung và bắt buộc người dân đeo khẩu trang ở nơi công cộng nhằm ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh, một quan chức thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết hôm 1/7. Tính đến nay, nước này chưa ghi nhận ca nhiễm nào.
Bộ Y tế Triều Tiên báo cáo 922 người được xét nghiệm và đều cho kết quả âm tính với virus corona. Hàng trăm người, chủ yếu là những người xử lý hàng hóa tại các cảng biển và biên giới trên đất liền, thường xuyên được cách ly để theo dõi.
Hội nghị hôm 2/7 cũng đề cập tới công tác xây dựng bệnh viện đa khoa Bình Nhưỡng ở thủ đô. Ông Kim đã bày tỏ sự hài lòng với dự án và cảm ơn các nhà xây dựng đã thực hiện công trình trong điều kiện không thuận lợi.
Mỹ - Triều từ 'mối tình nồng ấm' đến 'ác mộng đêm đen'
Triều Tiên tuần trước tuyên bố đàm phán Mỹ - Triều là "mất thời gian", hai năm sau cái bắt tay lịch sử giữa Trump và Kim ở Singapore.
"Ngay cả một tia sáng lạc quan le lói cho hòa bình và thịnh vượng trên bán đảo Triều Tiên cũng đã phai mờ vào ác mộng đêm đen", Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Son-gwon, ra tuyên bố hôm 11/6, nhân kỷ niệm hai năm hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Singapore.
Cùng ngày, cố vấn Bộ Ngoại giao Triều Tiên Kim Kye-gwan khẳng định nước này "đã bị Mỹ lừa dối, cuốn vào cuộc đàm phán với họ trong hơn một năm rưỡi và điều đó làm mất thời gian của chúng tôi". Kim Kye-gwan tuyên bố Triều Tiên sẽ không thảo luận các đề xuất mà Trump đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai ở Hà Nội năm ngoái.
Video đang HOT
Những phát biểu của giới chức Triều Tiên hoàn toàn trái ngược với thái độ lạc quan mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra sau hội nghị thượng đỉnh đầu tiên với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hai năm trước. Trump khi đó tuyên bố ông và Kim Jong-un "yêu mến lẫn nhau", hết lời ca ngợi khả năng lãnh đạo đất nước của Kim. Tổng thống Mỹ còn đưa ra một loạt nhượng bộ, nhưng đơn phương chấm dứt các cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn.
Giới chuyên gia nhận định các tuyên bố mới nhất của Triều Tiên cho thấy nỗ lực của Trump nhằm thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí hạt nhân đã trở thành "công cốc". Hai hội nghị thượng đỉnh với Kim Jong-un giúp Trump có thời gian "thảnh thơi" khi Bình Nhưỡng ngừng thử nghiệm vũ khí hạt nhân và chấm dứt các tuyên bố hiếu chiến, nhưng Triều Tiên chưa bao giờ ngừng chế tạo đầu đạn hạt nhân và tên lửa, theo giới phân tích và quan chức tình báo Mỹ.
Tổng thống Donald Trump (phải) và Chủ tịch Kim Jong-un tại hội nghị thượng đỉnh ở Singapore, hồi tháng 6/2018. Ảnh: AFP.
Hai năm sau hội nghị thượng đỉnh đầu tiên ở Singapore, Bình Nhưỡng từ bỏ quan hệ ngoại giao với Washington, đồng thời tuyên bố mở rộng chương trình vũ khí hạt nhân. Thậm chí nhiều chuyên gia cho hay Triều Tiên sắp hoàn thiện tên lửa tầm xa có khả năng tấn công, hủy diệt các thành phố Mỹ.
Động thái này dường như đã điền tên Trump vào danh sách các đời tổng thống Mỹ thất bại với nỗ lực phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên, dù ông là người đầu tiên gặp mặt trực tiếp lãnh đạo Triều Tiên, theo Ken Dilanian, biên tập viên của Fox News. Sau những gì ông "cho đi" với Triều Tiên, Trump nhận lại được rất ít.
"Xét về mục tiêu đặt ra trong hội nghị thượng đỉnh, chúng tôi không đạt bất kỳ bước tiến nào", Victor Cha, cựu cố vấn Nhà Trắng dưới thời tổng thống George W. Bush và hiện là cố vấn cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho hay. "Đây từng được xem là chính sách đối ngoại mà Trump đặt hết vốn liếng cá nhân vào".
Theo Cha, lợi ích duy nhất mà Mỹ có thể thu được từ chính sách này là "ngăn cản Trump sa vào một cuộc chiến với Triều Tiên".
Trước khi Trump - Kim gặp mặt, Triều Tiên hồi tháng 9/2017 thử thành công mẫu tên lửa đạn đạo mà nhiều chuyên gia tin có thể mang đầu đạn hạt nhân vươn tới lãnh thổ Mỹ. Vài tuần sau, Trump đe dọa "hủy diệt" Triều Tiên.
Tháng 3/2018, Kim đề nghị gặp Tổng thống Mỹ và Trump đồng ý. Kết quả của hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều sau đó 3 tháng tại Singapore là một thỏa thuận mơ hồ về "phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên". Chuyên gia nhận định ngôn ngữ trong thỏa thuận này thậm chí không rõ ràng bằng thỏa thuận phi hạt nhân hóa năm 2005 của cố lãnh đạo Kim Jong-il, dù Triều Tiên phá vỡ cam kết trong thỏa thuận này ngay sau đó.
Sau hội nghị, Trump tuyên bố trên Twitter rằng người Mỹ có thể "ngủ ngon", khi biết Triều Tiên chuẩn bị từ bỏ vũ khí hạt nhân và từ nay không còn mối đe dọa nào từ Bình Nhưỡng.
"Không có điều nào trong số đó trở thành hiện thực. Các đánh giá tình báo và hình ảnh vệ tinh cho chúng tôi thấy họ đã mở rộng và cải thiện cơ sở sản xuất vật liệu nhiệt hạch, tên lửa, phương tiện hồi quyển và tên lửa phóng. Họ có thể đã chế tạo thêm 8 vũ khí hạt nhân hoặc nhiều hơn", Bruce Klingner, cựu nhà phân tích của CIA và chuyên gia về Bắc Á tại Quỹ Di sản, nói.
Nhà Trắng không trả lời yêu cầu bình luận về thông tin này.
Triều Tiên bắt đầu tỏ thái độ thất vọng về các cuộc đàm phán sau khi hội nghị thượng đỉnh lần hai tại Hà Nội kết thúc mà không đạt được thỏa thuận về xóa bỏ lệnh trừng phạt. Tháng 12/2019, Triều Tiên hứa hẹn dành tặng Mỹ "món quà Giáng sinh", nhưng lời đe dọa không thành hiện thực. Đầu năm nay, Kim bất ngờ vắng bóng trong nhiều tuần giữa lúc có nhiều đồn đoán về sức khỏe của ông.
Kim tái xuất vào tháng trước. Tới cuối tuần qua, Bình Nhưỡng khẳng định rõ ràng rằng hy vọng cải thiện quan hệ Mỹ - Triều đã trở thành "nỗi tuyệt vọng".
Trong tuyên bố ngày 11/6, Ngoại trưởng Ri cho rằng chính quyền Trump dường như chỉ tập trung vào ghi điểm chính trị, trong khi vẫn tìm cách cô lập Triều Tiên và liên tục đe dọa thay đổi chế độ hoặc tấn công phủ đầu bằng vũ khí hạt nhân. Mục tiêu chiến lược của Triều Tiên là "xây dựng sức mạnh vững chắc hơn để đối phó với các mối đe dọa quân sự lâu dài của Mỹ", theo ông.
"Các cuộc đàm phán chỉ là chiêu trò để giữ chân Triều Tiên ở bàn đàm phán và lợi dụng nó cho tình hình chính trị và bầu cử ở Mỹ", Ri nói. "Chúng tôi sẽ không bao giờ mang tới cho lãnh đạo Mỹ phương án gặt hái thành quả mà không nhận lại được gì. Không gì giả tạo hơn những lời hứa hẹn trống rỗng".
Jeffrey Lewis, chuyên gia về không phổ biến vũ khí hạt nhân tại Viện Nghiên cứu quốc tế Middlebury, ở Monterey, cho rằng việc Triều Tiên đề cập đến bầu cử Mỹ là dấu hiệu đáng chú ý.
"Họ chưa từng đề cập tới chuyện giải trừ vũ khí. Điều họ đề nghị là cung cấp cho Trump tin tức tốt cho chiến dịch tranh cử của ông ấy, để đổi lấy việc nới lệnh trừng phạt", Lewis nói.
Bình Nhưỡng không được giảm nhẹ trừng phạt, nhưng điều họ nhận về là một chính quyền Trump thân thiện hơn. Tổng thống Mỹ không còn nói về các cáo buộc vi phạm nhân quyền của Triều Tiên. Khi các nghị sĩ đảng Cộng hòa đề nghị trừng phạt 12 ngân hàng Trung Quốc vì vi phạm lệnh trừng phạt và rửa tiền với Triều Tiên, Trump không phê chuẩn lệnh trừng phạt nào.
Chính quyền Trump cũng hủy tập trận chung với Hàn Quốc, ngay cả khi Triều Tiên tiếp tục các cuộc thử tên lửa. Trong khi đó, Trump gây sức ép để đồng minh Hàn Quốc phải chi ngân sách lớn hơn cho lính Mỹ đồn trú tại đây.
"Động thái này không có lợi cho quan hệ với Hàn Quốc và cũng không giúp nhận về hành động tương xứng của Triều Tiên", Klingner nói.
Tháng 7/2018, Triều Tiên trao trả 55 hài cốt lính Mỹ, nhưng có tới 619 hài cốt khác đã được Bình Nhưỡng trao trả trong các nhiệm kỳ tổng thống trước. Triều Tiên thả 5 tù nhân Mỹ, nhưng chưa bằng một nửa so với thời tổng thống Barack Obama.
Thời gian Triều Tiên dừng thử nghiệm tên lửa tầm xa và vũ khí hạt nhân cũng ít hơn dưới thời Trump. "Dưới thời tổng thống Bush và Obama, thời gian dừng thử nghiệm lên tới hơn 3 năm", Klingner nói.
Tổng thống Donald Trump (phải) bắt tay Chủ tịch Kim Jong-un tại khu phi quân sự liên Triều (DMZ), hôm 30/6/2019. Ảnh: Reuters.
Giới tình báo Mỹ cho biết dù Trump tuyên bố chiến thắng trong đàm phán với Triều Tiên, Bình Nhưỡng vẫn không dừng chương trình hạt nhân của mình. Nhiều quan chức tình báo Mỹ thừa nhận Triều Tiên rất khó từ bỏ vũ khí hạt nhân, bởi nó được xem là yếu tố sống còn đối với quốc gia này.
Mâu thuẫn này là một trong những lý do khiến quốc hội Mỹ không thể tổ chức cuộc điều trần công khai thường niên về Các mối đe dọa Toàn cầu năm nay. Giới chức tình báo không muốn một lần nữa công khai nêu ý kiến trái ngược với Tổng thống, theo Dilanian.
Tuy nhiên, một số chuyên gia khác tin rằng Trump sẽ thử cách tiếp cận khác. "Chúng tôi ủng hộ chính sách ngoại giao của Trump với Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un", Robert Gates, cựu giám đốc CIA và cựu bộ trưởng quốc phòng dưới thời tổng thống Bush và Obama. "Mọi điều chúng tôi từng làm trước đây đều không hiệu quả", ông nói.
Cựu cố vấn Nhà Trắng Victor Cha đồng ý với quan điểm trên, nhưng cho rằng tổng thống Mỹ tiếp theo sẽ gặp nhiều khó khăn với vấn đề Triều Tiên, bởi "con át chủ bài" đã được Trump sử dụng. "Việc gặp trực tiếp tổng thống Mỹ giờ không còn là sự kiện quan trọng với họ nữa", Cha nói.
Ngoài ra, ông thêm rằng Triều Tiên giờ có nhiều vũ khí hạt nhân hơn, nên họ ít có khả năng từ bỏ chúng.
Khi thỏa thuận đã sụp đổ, các chuyên gia dự đoán Bình Nhưỡng sẽ có hành động khiêu khích trong mùa thu này, nhằm "giáng đòn" vào chiến dịch tranh cử tổng thống của Trump. "Có thể sẽ có một bất ngờ vào tháng 10", ngay trước thềm cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, Klingner nhận định.
Triều Tiên dọa triển khai binh sĩ tới các khu phi quân sự Quân đội Triều Tiên khẳng định sẵn sàng hành động nếu các nhóm đào tẩu ở Hàn Quốc đẩy mạnh chiến dịch gửi truyền đơn vào nước này. Bộ Tổng tham mưu quân đội Triều Tiên đang nghiên cứu kế hoạch hành động để tái bố trí lực lượng tại các khu vực đã được phi quân sự hóa theo hiệp ước liên...