Triều Tiên: Muốn hội đàm, phải nộp 10 tỉ USD
Trong cuốn sách chuẩn bị được công bố, cựu Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đã tiết lộ một thông tin gây sốc, đó là Triều Tiên đã từng đòi Hàn Quốc phải nộp 10 tỉ USD và nửa triệu tấn lương thực vào năm 2009 như một điều kiện tiên quyết để tổ chức hội đàm.
Người tiền nhiệm của ông Lee là cựu Tổng thống Kim Dae-jung đã từng tổ chức thành công cuộc hội đàm cấp cao đầu tiên với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il vào năm 2000. Ông Kim Dae-jung đã từng được ca ngợi là người có công xây dựng một thời kỳ quan hệ nống ấm với Triều Tiên.
Thế nhưng sau đó danh tiếng này trở nên hoen ố khi người ta biết được rằng chính ông đã góp phần chuyển 500 triệu USD cho Triều Tiên để mở được cuộc hội đàm cấp cao đó.
Cựu Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak tiết lộ thông tin gây sốc về Triều Tiên. Ảnh minh họa
Tuy nhiên, ông Lee Myung-bak, người đảm nhiệm chức vụ Tổng thống Hàn Quốc từ năm 2008-2013 đã không làm như vậy, và ông kiên quyết từ chối các yêu cầu mà phía Triều Tiên đưa ra.
Trong cuốn sách sắp xuất bản, ông Lee viết: “Tài liệu mà Triều Tiên trao cho chúng tôi giống như là một &’hóa đơn hội đàm’, trong đó liệt kê những hàng hóa mà chúng tôi phải cung cấp cũng như tiến trình cung cấp số hàng đó”.
Trong bản tài liệu này, số hàng hóa mà Triều Tiên đưa ra để làm “điều kiện cho hội đàm” là 400.000 tấn gạo, 100.000 tấn ngô, 300.000 tấn phân bón và 10 tỉ USD tiền mặt để Triều Tiên có thể thành lập một ngân hàng.
Video đang HOT
Ông Lee viết: “Chúng tôi quyết định từ chối vì không nên mặc cả cho một cuộc hội đàm”.
Trong khi đó, người kế nhiệm của ông Kim Dae-jung là cựu Tổng thống Roh Moo-hyun cũng đã gặp ông Kim Jong-il trong một cuộc hội đàm cấp cao lần thứ hai vào năm 2007.
Cố Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il (phải) và cựu Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun
Đến năm 2011, ông Kim Jong-il trước khi qua đời cũng thúc đẩy một cuộc hội đàm nữa với Hàn Quốc, nhưng không đưa ra các đòi hỏi vật chất đi kèm vì ông không chịu thừa nhận vụ tấn công bằng ngư lôi làm chìm một tàu chiến Hàn Quốc, ông Lee viết trong cuốn sách.
Chiếc tàu chiến Cheonan của hải quân Hàn Quốc đã bị trúng ngư lôi vào năm 2010 khiến 46 sĩ quan, thủy thủ trên tàu thiệt mạng. Hàn Quốc cho rằng chính tàu ngầm của Triều Tiên đã phóng ra quả ngư lôi định mệnh trên, trong khi Bình Nhưỡng phủ nhận mọi sự liên quan.
Sau khi từ chối đòi hỏi để tổ chức hội đàm trên, ông Lee Myung-bak kết thúc nhiệm kỳ của mình mà không gặp gỡ nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il một lần nào.
Mới đây, nhà lãnh đạo mới của Triều Tiên là Kim Jong-un và đương kim Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye cho biết họ đã sẵn sàng cho một cuộc hội đàm cấp cao liên Triều.
Hôm thứ Sáu tuần trước, Bình Nhưỡng cũng đã yêu cầu Hàn Quốc dỡ bỏ những lệnh cấm vận do chính quyền của ông Lee Myung-bak áp đặt đối với Triều Tiên sau vụ tàu chiến Cheonan bị đánh chìm.
Theo Khampha
Cựu tổng thống Ukraine: Đất nước đang tan rã
Ông Leonid Kravchuck tin rằng nguồn gốc của tình trạng này là những sai lầm mang tính hệ thống, gây ra bởi chính phủ Ukraine tiền nhiệm trong 20 năm qua.
Tổng thống đầu tiên của Ukraine, ông Leonid Kravchuk cho rằng Ukraine đang bắt đầu tan rã và lý do cho việc này là do lãnh đạo cổ vũ cho những hành động thiếu trách nhiệm.
Theo ông này, các quan chức thì đang bị chia rẽ, giới lãnh đao không có trách nhiệm trong việc đối mặt với các mối đe dọa tiềm tàng đối với Ukraine, và khả năng những mối nguy đó xảy ra là rất cao.
Hình ảnh tan hoang sau các cuộc xung đột.
"Kể cả hôm nay, vào ngày Thống nhất hai miền Đông và Tây (22/1), tôi có thể nói rằng đất nước đang bắt đầu tan rã và điều này đã có những bằng chứng thực tế", ông Kravchuk nói. "Chúng ta phải nói về vấn đề này như những người trưởng thành thực sự".
Ông tin rằng nguồn gốc của tình hình này là do các sai lầm có tính hệ thống gây ra bởi các chính phủ Ukraine tiền nhiệm trong suốt 20 năm qua.
"Đã có bất kỳ Tổng thống nào làm bất kỳ điều gì để đảm bảo sự tự do và thống nhất chưa?" ông nói. "Đã có ai thực sự làm gì đó cho Donbass? Ai đã hiểu Crimea thực sự cần gì và đã quan tâm tới họ đúng cách?"
Tổng thống đầu tiên của Ukraine, Leonid Kravchuk .
"Và bây giờ họ muốn chúng ta thực sự làm gì đó trong vòng vài ngày", ông Kravchuk cho hay. "Nhưng chúng ta đã không thể tìm cách đưa ra quyết định hành động nào trong thời gian ngắn như vậy".
"Hãy dừng việc nói về việc Hiến Pháp sẽ như thế nào, hãy tìm cách để ban hành tối đa những quyền hành có thể cho khu vực đó", ông nói thêm.
Vị Tổng thống đương nhiệm, ông Petro Oleksiyovych Poroshenko đã nói trong lời kêu gọi nhân dịp ngày Thống nhất rằng ông loại trừ khả năng liên bang hóa Ukraine.
"Phần lớn người Ukraine coi đất nước của họ là một đất nước thống nhất, chứ không phải là các liên bang hợp lại với nhau", ông tuyên bố.
Nguyễn Trung
Theo_Kiến Thức
Vinh quang và cay đắng của Cựu Tổng thống Ukraina Viktor Yanukovych (SN1950), sinh ra và lớn lên ở làng Zhukovka thuộc vùng Donetsk Oblast, thuộc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết Ukraina (nay là nước Ukraina độc lập). Cha của Yanukovych là một tài xế tàu hỏa người Belarus, xuất thân từ Yanuki, Vitsebsk Voblast. Mẹ ông là một y tá người Nga và qua đời khi Yanukovych mới hai...