Triều Tiên “mặc cả” với LHQ về đề xuất đưa ra tòa án quốc tế
Điều tra viên Liên Hợp Quốc ( LHQ) cho biết ông ngạc nhiên vì Triều Tiên gợi ý khả năng mời ông vào đất nước này, nhưng với điều kiện nghị quyết sắp tới của LHQ bỏ đề xuất đưa nước này ra Tòa Hình sự Quốc tế.
Ông arzuki Darusman, điều tra viên đặc biệt của LHQ về vấn đề nhân quyền tại CHDCND Triều Tiên.
Marzuki Darusman, điều tra viên đặc biệt của LHQ về vấn đề nhân quyền tại CHDCND Triều Tiên, hôm 28/10 cho biết, ông vừa có cuộc gặp với 4 quan chức nước này và trong đó, đại diện Triều Tiên đã thảo luận khả năng mời ông viếng thăm. Điều kiện đặt ra là ông giúp sửa đổi bản thảo nghị quyết của LHQ, trong đó đề nghị đưa Triều Tiên cũng như cá nhân lãnh đạo Kim Jong Un ra Tòa Hình sự Quốc tế (ICC).
Đây là lần đầu tiên đại diện Triều Tiên có động thái tiếp xúc với đại diện LHQ trong 10 năm sau khi tổ chức quốc tế này thành lập văn phòng đặc biệt điều tra về vấn đề nhân quyền tại Triều Tiên. “Đó là một bước nhảy vọt của Triều Tiên”, ông Darusman nói.
Tuy nhiên, điều tra viên này cho biết, ông chỉ truyền thông điệp trên lại cho Liên minh Châu Âu và Nhật Bản, là những bên soạn thảo dự thảo nói trên, chứ không tham gia thêm gì vào cuộc “mặc cả” này.
Cùng ngày, ông Darusman đã trình bày trước Ủy ban 3 của Đại hội đồng LHQ rằng báo cáo của Ủy ban điều tra về nhân quyền Triều Tiên của LHQ cho thấy, những vi phạm về nhân quyền tại Triều Tiên đạt ngưỡng yêu cầu về tội ác chống lại loài người theo luật pháp quốc tế.
Video đang HOT
Triều Tiên đã lên tiếng bác bỏ báo cáo nói trên, cho rằng đó là kết quả của âm mưu chính trị của Mỹ. Tuy nhiên, theo ông Darusman, báo cáo đó cùng với dự thảo nghị quyết do Châu Âu (EU) và Nhật Bản soạn thảo, có thể là những nhân tố tạo áp lực khiến Triều Tiên gia tăng sự tương tác với thế giới trong thời gian qua, mà động thái mới nhất là đề nghị “trao đổi” nói trên.
Ông Darusman cho biết, đại diện Triều Tiên cũng gợi ý cả khả năng mời ông Zeid Ra’ad al-Husein, Cao Ủy LHQ về nhân quyền, tới thăm nước này. Khả năng viếng thăm của cả hai ông đều khá “mờ mịt”, khi yêu cầu đặt ra của Triều Tiên là rất khó đạt được. Tuy nhiên, ông Darusman, người chưa bao giờ được phép vào Triều Tiên, khẳng định, nếu đại diện LHQ được phép vào nước này, thì đó cũng không thể chỉ là chuyến thăm thông thường, mà họ phải được tận mắt chứng kiến bất kỳ nơi nào có quan tâm về vấn đề nhân quyền.
Dự kiến Ủy ban 3 sắp bỏ phiếu về nghị quyết do EU và Nhật Bản soạn thảo, sau đó sẽ đưa ra Đại hội đồng để bỏ phiếu. Nếu được thông qua, nghị quyết với đề nghị đưa Triều Tiên ra ICC sẽ được đặt lên bàn của Hội đồng Bảo an. Tuy nhiên, đa số ý kiến quan sát cho rằng, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ phủ quyết nghị quyết này, với tư cách 1 trong 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an.
Tuấn Anh
T ừ New York
Đại hội đồng LHQ bỏ phiếu lên án Mỹ cấm vận Cuba
Hôm qua, 188 trên tổng số 193 nước thành viên Đại hội đồng Liên hợp quốc bỏ phiếu phản đối hành động mà Washington áp đặt suốt hơn 50 năm qua với La Habana.
Trong phiên bỏ phiếu ngày 28/10, nghị quyết của Đại hội đồng LHQ lên án lệnh bao vây cấm vận mà Mỹ áp đặt chống Cuba đã nhận được sự tán đồng của 188 quốc gia thành viên.
Đây là lần thứ 23 liên tiếp đại đa số các nước thành viên LHQ bày tỏ sự ủng hộ đối với bản Báo cáo mang tựa đề "Sự cần thiết phải chấm dứt cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính do Mỹ áp đặt chống Cuba" do chính phủ Cuba trình lên hàng năm.
Kết quả trên hoàn toàn giống kết quả bỏ phiếu cách đây một năm, khi chỉ có Mỹ và Israel bỏ phiếu phản đối nghị quyết này, trong khi một số quốc gia Nam Thái Bình Dương như Palau, quốc đảo Marshall và Micronesia bỏ phiếu trắng.
Tuy nhiên, do các nghị quyết của ĐHĐ LHQ không mang tính ràng buộc pháp lý mà chỉ phản ánh quan điểm của các nước thành viên nên dù bị nhiều nước phản đối, Mỹ vẫn có thể duy trì lệnh trừng phạt La Habana.
Trước ĐHĐ, Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Rodriguez Parrilla đã cảm ơn và đánh giá cao sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với cuộc đấu tranh chính đáng của La Habana.
"Chính sách cấm vận của Mỹ đã khiến Cuba thiệt hại hơn 1.000 tỷ USD và sự phong tỏa của Mỹ đã khiến người dân, đặc biệt là trẻ em, chịu đựng nhiều khó khăn", ông Parrilla cho biết, đồng thời khẳng định không một người trung thực nào trên thế giới có thể chấp nhận những hậu quả này từ cuộc bao vây, cấm vận phi lý mà Mỹ đang áp dụng.
Người đứng đầu ngành ngoại giao Cuba còn nêu cao tinh thần hợp tác quốc tế trong nỗ lực ngăn chặn các mối nguy toàn cầu.
"Các vấn đề nghiêm trọng của thế giới đương đại là mệnh lệnh cho chúng ta thay đổi cách đối xử với nhau... Các nước phải tìm kiếm hợp tác vì sự tồn vong của loài người trong cuộc chiến ngăn chặn dịch Ebola cũng như nguy cơ an ninh chung của thế giới", ông Parrilla nói.
Chính sách chống Cuba của Mỹ đang vấp phải sự chỉ trích không chỉ trên bình diện quốc tế mà ngay từ trong lòng nước Mỹ.
Một kết quả thăm dò hồi tháng 2 cho thấy có tới 56% công dân Mỹ ủng hộ thay đổi chính sách của Washington với La Habana. Riêng tại bang Florida có đông kiều dân Cuba sinh sống, số người ủng hộ bình thường hóa quan hệ Mỹ-Cuba lên tới 63%.
Cuba ngày càng nhận được sự ủng hộ của thế giới, đặc biệt trong các nỗ lực vượt bậc của nước này trong cuộc chiến chống dịch Ebola đang hoành hành ở Tây Phi. Cuba đã gửi 250 bác sỹ và nhân viên y tế tới các nước Tây Phi để tham gia cuộc chiến ngăn chặn dịch bệnh.
Nhật báo The New York Times của Mỹ trong số ra gần đây đã đăng bài xã luận ca ngợi "đóng góp to lớn" của Cuba, cho rằng Cuba đang giữ vai trò nổi bật nhất trong cuộc chiến ngăn chặn dịch Ebola và chính quyền Mỹ cần hợp tác với Cuba trong nỗ lực chung này.
Vũ Anh
Tổng hợp
Đại sứ Mỹ tại LHQ: "Mỹ muốn đồng hành cùng VN phát triển năng lượng hạt nhân" Đại sứ Phái bộ của Mỹ tại Liên Hợp quốc, bà Laura E. Kennedy, cho rằng Hiệp định 123 sẽ mở ra cơ hội hợp tác mới giữa hai nước trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và Hoa Kỳ muốn đồng hành cùng VN để phát triển nguồn năng lượng này. Bà Laura E. Kennedy đang có chuyến thăm và làm việc...