Triều Tiên lo về ‘thảm họa thiên nhiên lớn chưa từng thấy’
Chính phủ Triều Tiên đang phát động một “cuộc chiến toàn diện” chống lại nắng nóng, hạn hán, điều có thể khiến vụ màu ở nước này thất thu nghiêm trọng.
Nắng nóng, hạn hán khiến tình hình sản xuất lương thực ở Triều Tiên bị đe dọa nghiêm trọng – Ảnh: The Guardian
Theo Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên thì đợt hạn hán năm nay là “một thảm họa thiên nhiên chưa từng thấy”. Tờ báo này kêu gọi người dân “tham gia một cuộc chiến” để bảo vệ nền sản xuất lương thực. Nhiệt độ tại Triều Tiên đang rất cao, ở mốc hơn 40 độ C, gây ra nhiều vấn đề với cây trồng và cả con người.
“Hiện tượng nhiệt độ cao này là thảm họa thiên nhiên lớn chưa từng thấy, nhưng không phải là vấn đề mà chúng ta không thể vượt qua. Nhiệt độ cực cao và hạn hán đã bắt đầu ảnh hưởng tới cây trồng, gồm cả gạo và ngô. Chúng ta nên tập hợp tất cả sức mạnh và khả năng của mình để chiến đấu chống lại nhiệt độ cao và hạn hán”, Rodong Sinmun cho biết trong một bài xã luận.
Video đang HOT
Truyền thông Triều Tiên trong tuần này đã xuất bản một số bài báo đề xuất cách phòng ngừa nắng nóng cho người dân. Truyền hình Triều Tiên cũng khẳng định đợt nắng nóng năm nay sẽ ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế của đất nước, vốn đang bị Liên Hợp Quốc và Mỹ trừng phạt nặng.
“Thời tiết này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất lương thực khi bây giờ là thời điểm cực kỳ đặc biệt với cây lúa. Tất cả người nông dân sẽ phải lắng nghe chỉ thị của chính quyền và các quyết định của họ được đưa ra lúc này là rất quan trọng. Nếu hạn hán tiếp tục trong một hai tuần nữa, chúng tôi rất lo lắng về sản lượng lương thực của Triều Tiên”, Hiroyuki Konuma, một cựu đại diện châu Á tại Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) cho biết.
Ông Konuma cho hay chính quyền Triều Tiên đã thực hiện nhiều biện pháp thúc đẩy sản xuất trong những năm gần đây. Tuy nhiên, nông nghiệp Triều Tiên vẫn chịu nhiều ảnh hưởng trực tiếp từ thời tiết vì thiếu phân bón, nước tưới tiêu.
Triều Tiên từng trải qua một nạn đói lớn vào những năm 1990, khi phải hứng chịu liên tiếp nhiều cơn bão khiến sản xuất lương thực bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Thiên Hà (theo The Guardian)
Theo mothegioi
Tổng thống Trump gia hạn trừng phạt Triều Tiên thêm 1 năm
Tuy đã đạt được thỏa thuận giải trừ hạt nhân hoàn toàn, song Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn coi vũ khí hạt nhân Triều Tiên là mối đe dọa "đặc biệt, không bình thường" với Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters)
Hãng tin Yonhap cho biết, Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua 22/6 quyết định gia hạn trừng phạt Triều Tiên thêm 1 năm.
Lý giải cho quyết định này, ông Trump viết trong thông báo gửi tới Quốc hội rằng: "Sự tồn tại và nguy cơ phổ biến các nguyên liệu có thể sử dụng chế tạo vũ khí trên bán đảo Triều Tiên cùng với các hành động và chính sách của chính phủ Triều Tiên tiếp tục tạo ra mối đe dọa bất thường và đặc biệt đối với an ninh, chính sách đối ngoại và kinh tế của Mỹ".
Vì lý do này, ông Trump nói, 6 sắc lệnh ban hành dưới thời các chính quyền tiền nhiệm về trừng phạt Triều Tiên sẽ tiếp tục có hiệu lực sau ngày 26/6.
Quyết định trên được đưa ra chỉ 10 ngày sau khi Tổng thống Trump có cuộc gặp thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Singapore. Hai nhà lãnh đạo đã ra một tuyên bố chung, trong đó Bình Nhưỡng cam kết "giải trừ hạt nhân hoàn toàn" trên bán đảo Triều Tiên để đổi lấy cam kết đảm bảo an ninh của Mỹ.
Động thái mới nhất của ông Trump cho thấy, mục tiêu của chính quyền ông là duy trì trừng phạt Triều Tiên cho tới khi Bình Nhưỡng có các bước đi cụ thể tiến tới giải trừ hạt nhân hoàn toàn.
Điều này trái với khẳng định trước đó của Tổng thống Trump ngay sau hội nghị rằng, giờ đây thế giới có thể "ngủ ngon" vì Triều Tiên "không còn là mối đe dọa hạt nhân nữa". Bản thân Tổng thống Trump ngày 21/6 cũng khẳng định, Triều Tiên đã bắt đầu giải trừ hạt nhân mà cụ thể là phá hủy 4 bãi thử. Tuy nhiên, giới chức Mỹ nói rằng không nhận thấy bất cứ bằng chứng nào như vậy.
Minh Phương
Theo Dantri
Vì sao Triều Tiên không ganh đua với láng giềng? Với Trung Quốc, cải cách kinh tế đem lại những kết quả to lớn nhưng nếu Triều Tiên làm vậy, có thể sẽ là tự sát chính trị Quay lại thời điểm năm 1989, khi khối xã hội chủ nghĩa gặp khó khăn, người dân Triều Tiêu giàu gấp đôi dân Trung Quốc. Sau đó, Trung Quốc mở cửa, phát triển kinh tế...