Triều Tiên liên tiếp “hứng” lệnh trừng phạt
Liên minh châu Âu (EU) ngày 16/10 đã thông qua các lệnh trừng phạt mới đối với Triều Tiên, tiếp nối hàng loạt biện pháp của cộng đồng quốc tế nhằm siết chặt Bình Nhưỡng sau một loạt vụ thử hạt nhân và tên lửa của nước này.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (Ảnh: AFP)
Tại Luxembourg, các ngoại trưởng EU ngày 16/10 đã nhất trí thông qua các lệnh trừng phạt mới nhằm vào Triều Tiên vì nước này tiếp tục phát triển và tăng tốc chương trình tên lửa đạn đạo cũng như hạt nhân.
Các biện pháp trừng phạt bao gồm lệnh cấm EU xuất khẩu các sản phẩm dầu mỏ tinh chế cho Triều Tiên, đồng thời không cho phép gia hạn giấy phép lao động của công dân Triều Tiên tại EU. Ngoài ra, các nước thành viên EU cũng nhất trí hạn chế mức trần số tiền được chuyển cho cá nhân tại Triều Tiên xuống còn 5.000 euro (khoảng 5.900 USD) so với mức 15.000 euro như trước đây.
Các biện pháp kiểm soát dòng tiền được đưa ra sau khi xuất hiện thông tin rằng hàng chục nghìn người lao động Triều Tiên ở nước ngoài đã tìm cách chuyển tiền về nước để “nuôi” chương trình vũ khí của Bình Nhưỡng.
28 ngoại trưởng của các nước thành viên EU thống nhất sẽ đóng băng tài sản của quân đội và lực lượng vũ trang Triều Tiên. Tuy nhiên, hiện chưa rõ quân đội Triều Tiên có sở hữu bất kỳ tài sản nào ở EU hay không.
Cùng ngày, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng ký sắc lệnh nhằm hạn chế hợp tác với Triều Tiên. Theo đó, Moscow sẽ thực thi các biện pháp hạn chế thương mại, kinh tế, tài chính, hợp tác khoa học và công nghệ với Bình Nhưỡng theo tinh thần nghị quyết trừng phạt của Liên Hợp Quốc. Sắc lệnh cũng cấm các hoạt động xuất khẩu một số nguyên liệu, sản phẩm và công nghệ cho Triều Tiên.
Các biện pháp trừng phạt mới của Nga và EU là những động thái tiếp theo của cộng đồng quốc tế nhằm siết chặt Triều Tiên sau một loạt vụ thử tên lửa và hạt nhân của nước này. Trước đó, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hồi tháng 9 cũng nhất trí thông qua nghị quyết trừng phạt mạnh tay nhất từ trước đến nay đối với Bình Nhưỡng.
Video đang HOT
Thành Đạt
Theo Dantri/ Yonhap
Phản ứng của Triều Tiên khi bị Trung Quốc trừng phạt nặng
Thất vọng trước động thái quay lưng, gia tăng trừng phạt của Trung Quốc, Triều Tiên gửi thông điệp nhắc lại vụ thử hạt nhân của đồng minh năm 1964.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ăn mừng vụ thử hạt nhân lần 6 thành công hồi tháng trước.
Theo tạp chí Nikkei Asian Review (Nhật Bản), không chỉ khẩu chiến với Mỹ về chương trình hạt nhân, Triều Tiên còn công khai chỉ trích đồng minh Trung Quốc.
Thông điệp mà Triều Tiên nhắm tới chính là tờ Nhân dân Nhật báo và ấn phẩm phụ Thời báo Hoàn Cầu, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao Động Triều Tiên đăng bài xã luận với tựa đề "Hành động lỗ mãng của truyền thông không biết hổ thẹn".
Báo Triều Tiên cáo buộc Trung Quốc hùa theo Mỹ, can thiệp vào công việc nội bộ của Bình Nhưỡng, gây chia rẽ mối quan hệ hai nước.
"Liệu họ có thoải mái bước vào đại hội Đảng Cộng sản khi mà đưa ra những lời lẽ phản bội người dân hai nước", Rodong Sinmun viết.
Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 sẽ được tổ chức tại Bắc Kinh từ ngày 18.10 tới.
Theo tạp chí Nikkei, những lời lẽ chỉ trích của Triều Tiên nhằm vào Trung Quốc trước thềm sự kiện này, cho thấy mối quan hệ đồng minh gắn bó một thời đang bị tổn hại nghiêm trọng.
Trung Quốc đã áp đặt những biện pháp trừng phạt chưa từng có với Triều Tiên, như hạn chế xuất khẩu sản phẩm từ dầu mỏ sang nước láng giềng.
Trung Quốc cũng cấm mọi hoạt động kinh doanh của các công ty Triều Tiên trên phạm vi toàn đất nước. Toàn bộ công ty Triều Tiên sẽ phải đóng cửa trong thời gian 120 ngày.
Vụ thử hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc năm 1964.
Để thể hiện sự không hài lòng với cách Trung Quốc đối xử với đồng minh, báo Triều Tiên dẫn lại sự ủng hộ của Bình Nhưỡng đối với Bắc Kinh cách đây hơn nửa thế kỷ.
"Chỉ có Triều Tiên, người láng giềng tốt, đã tích cực ủng hộ và khích lệ Trung Quốc thông qua các tuyên bố của chính phủ", bài xã luận nhắc lại.
Năm 1964, Trung Quốc khi đó không phải là thành viên Liên Hợp Quốc, đã thử bom hạt nhân lần đầu tiên. 3 năm sau, Bắc Kinh tiếp tục thử bom nhiệt hạch.
Năm 1970, Trung Quốc phóng tên lửa đạn đạo và đưa vệ tinh vào quỹ đạo, chính thức trở thành cường quốc hạt nhân.
Tất cả những hành động đó của Trung Quốc đều được Triều Tiên ủng hộ mạnh mẽ.
Ngày nay, Trung Quốc dường như muốn mạnh tay hơn đồng minh. Từ ngày 1.10, Trung Quốc giới hạn nguồn cung các sản phẩm từ lọc dầu cho Triều Tiên, đồng thời cấm nhập khẩu hàng dệt may từ Triều Tiên, một trong những nguồn thu ngoại tệ chính của Bình Nhưỡng
Giới chuyên gia nhận định, một loạt các biện pháp trừng phạt của Trung Quốc sẽ tác động đáng kể đến nền kinh tế Triều Tiên.
Nikkel nhận định, Bắc Kinh không phải không hiểu mối quan hệ truyền thống lâu đời với Bình Nhưỡng.
Nhưng việc Triều Tiên thử hạt nhân, phóng tên lửa đang có nguy cơ kích động một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực. Đó là lý do Trung Quốc không thể khoanh tay đứng nhìn.
Theo Danviet
Cuộc sống tại Triều Tiên trong những ngày "căng như dây đàn" Một nhóm phóng viên của Thời báo Phố Wall đã tới thủ đô Bình Nhưỡng và tường thuật lại cuộc sống tại quốc gia Đông Bắc Á vào thời điểm bán đảo Triều Tiên nóng lên với các vụ thử hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng trong khi Mỹ và Triều Tiên liên tục lời qua tiếng lại với nhau bằng...