Triều Tiên lên tiếng về vệ tinh do thám, Mỹ đưa tàu sân bay đến Hàn Quốc
Một chuyên gia của CHDCND Triều Tiên nói rằng vệ tinh quân sự có ý nghĩa then chốt trong việc đối phó Mỹ “ quân sự hóa không gian”.
Tên lửa Chollima-1 của Triều Tiên mang theo vệ tinh do thám quân sự Malligyong tại bãi phóng Tongchang-ri hôm 31.5. Ảnh REUTERS
Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 10.10 dẫn lời một chuyên gia cho rằng chương trình vệ tinh do thám của CHDCND Triều Tiên là biện pháp “không thể thiếu” nhằm đối phó sức mạnh không gian của Mỹ.
Theo chuyên gia Ri Song Jin tại Cục Công nghệ Không gian quốc gia CHDCND Triều Tiên, Mỹ quân sự hóa không gian nhằm tăng cường năng lực tấn công hạt nhân phủ đầu và đảm bảo “quyền lực tối cao trên thế giới”.
Chuyên gia này cáo buộc Mỹ tìm kiếm sức mạnh quân sự lớn hơn tại châu Á bằng cách mở rộng sức mạnh không gian. Ông nhắc lại chuyến thăm gần đây của Tư lệnh Quân chủng không gian Mỹ John Raymon đến Nhật và việc đưa một bộ phận của quân chủng này đến Hàn Quốc, nơi các thành viên tham gia tập trận chung lần đầu vào năm ngoái.
Theo ông, các động thái đó “chẳng có gì ngoài tấm màn ngụy trang để che đậy kịch bản tấn công phủ đầu các nước chống Mỹ và độc lập”.
Ảnh vệ tinh mới liên quan đồn đoán về giao dịch vũ khí Nga – Triều Tiên
Mỹ không lập tức đưa ra bình luận liên quan nhưng trước đó nhiều lần cho biết hoạt động của lực lượng này trong khu vực là nhằm răn đe Bình Nhưỡng và duy trì hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.
Triều Tiên đã 2 lần thất bại trong việc đưa vệ tinh do thám lên quỹ đạo, vào tháng 5 và tháng 8, và tuyên bố sẽ thử lại vào tháng 10.
Trong một bài viết khác, KCNA dẫn lời nhà bình luận các vấn đề quốc tế Ra Jong Min chỉ trích kế hoạch điều động tàu quân sự, máy bay và nhân sự của Canada cho “Chiến dịch NEON”, nhằm đảm bảo thực hiện các lệnh trừng phạt của LHQ đối với Triều Tiên.
Trong một diễn biến liên quan bán đảo Triều Tiên, Reuters dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ngày 10.10 cho hay tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Ronald Reagan của Mỹ sẽ cập cảng Busan trong tuần này.
Dự kiến tàu sẽ đến nơi vào ngày 11.10 và ở lại đến ngày 16.10. Năm ngoái, tàu sân bay này trở lại Hàn Quốc lần đầu trong khoảng 4 năm, cùng các tàu quân sự khác.
Hàn Quốc trục vớt được một phần tên lửa Triều Tiên
Quân đội Hàn Quốc đã trục vớt một phần tên lửa đẩy của Triều Tiên bị chìm dưới biển sau vụ phóng vệ tinh quân sự thất bại hồi tháng trước.
Hàn Quốc trục vớt một vật thể hình trụ vào ngày 15-6. Đây được cho là bộ phận của tên lửa đẩy Triều Tiên sử dụng trong vụ phóng vệ tinh thất bại cuối tháng 5 - Ảnh: Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc
Hãng thông tấn Yonhap dẫn lời các quan chức quân đội Hàn Quốc cho biết bộ phận tên lửa bị chìm này được vớt lên vào tối 15-6 tại Hoàng Hải.
Ảnh chụp do Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc công bố cho thấy bộ phận mới được trục vớt này có hình trụ, nhiều khả năng là một phần của tên lửa đẩy được dùng trong đợt phóng vệ tinh của Triều Tiên.
Trước đó, vào ngày 31-5, Triều Tiên đã cố gắng có lần đầu đưa một vệ tinh do thám quân sự lên quỹ đạo.
Tuy nhiên truyền thông Triều Tiên xác nhận vụ phóng trên đã thất bại, và tên lửa Chollima-1 cùng vệ tinh Malligyong-1 đều rơi xuống biển.
Hàn Quốc đã tổ chức tìm kiếm các bộ phận tên lửa và vệ tinh của Triều Tiên, đồng thời cho biết tàu Trung Quốc cũng có hoạt động tương tự.
Trong hôm 31-5, quân đội Hàn Quốc đã xác định mảnh vỡ tại vị trí cách phía tây đảo Eocheongdo 200km.
Tuy nhiên phần tên lửa này bị chìm dưới độ sâu 75m so với mặt nước biển.
Thông tin ban đầu cho thấy mảnh vỡ hình trụ này dài khoảng 15m, bằng một nửa chiều dài của toàn bộ tên lửa.
Phía Hàn Quốc hy vọng sẽ sử dụng mảnh vỡ để phân tích năng lực tên lửa tầm xa của Triều Tiên.
Hải quân Hàn Quốc đã triển khai một nhóm thợ lặn được huấn luyện đặc biệt, cùng hai tàu ROKS Tongyeong và ROKS Gwangyang cũng như tàu cứu hộ tàu ngầm ROKS Cheonghaejin và máy bay tuần tra P-3.
Ảnh vệ tinh mới liên quan đồn đoán về giao dịch vũ khí Nga - Triều Tiên Hình ảnh vệ tinh được chụp gần đây cho thấy hoạt động đường sắt dọc biên giới CHDCND Triều Tiên - Nga tăng mạnh, giữa lúc có đồn đoán về việc mua bán vũ khí giữa hai nước, theo một tổ chức nghiên cứu của Mỹ. Suy đoán về khả năng Triều Tiên cung cấp vũ khí để Nga sử dụng trong cuộc...