Triều Tiên lần đầu lên tiếng về vụ thiết quân luật Hàn Quốc
Truyền thông CHDCND Triều Tiên lần đầu lên tiếng về vụ thiết quân luật tại Hàn Quốc, trong khi một loạt quan chức cấp cao của miền Nam đã bị bắt.
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 11.12 đăng tải những bình luận đầu tiên của Bình Nhưỡng về vụ thiết quân luật tại Hàn Quốc, chỉ trích Tổng thống Yoon Suk Yeol gây bất ổn toàn quốc, theo AFP.
Binh sĩ thực thi thiết quân luật bên trong quốc hội Hàn Quốc khuya 3.12. ẢNH: REUTERS
Theo KCNA, sự việc gây sốc của chính quyền ông Yoon, “người đang đối diện việc luận tội và một cuộc khủng hoảng quản trị”, đã gây hỗn loạn trên khắp Hàn Quốc.
“Cộng đồng quốc tế đang theo dõi sát sao với những đánh giá rằng sự kiện thiết quân luật đã phơi bày những tổn thương trong xã hội Hàn Quốc. Các nhà bình luận miêu tả việc ban bố thiết quân luật đột ngột của ông Yoon là hành động tuyệt vọng và cuộc đời chính trị của ông Yoon Suk Yeol có thể đối diện cái kết sớm”, KCNA viết.
Bỏ phiếu luận tội bất thành, tổng thống Hàn Quốc tạm thời thoát nạn
Ông Yoon ban bố thiết quân luật vào khuya 3.12 và đưa lực lượng quân sự đến quốc hội nhưng không lâu sau đó buộc phải rút lại tình trạng này do quốc hội bỏ phiếu thông qua nghị quyết vô hiệu thiết quân luật.
Hôm 7.12, ông tạm thoát ải luận tội khi dự luật do phe đối lập đề xuất không được thông qua vì các nghị sĩ đảng cầm quyền tẩy chay phiên bỏ phiếu.
Theo Yonhap, đảng Dân chủ đối lập hôm nay 11.12 sẽ công bố dự luật luận tội mới đối với Tổng thống Yoon, sau đó một ngày sẽ trình lên quốc hội và thúc đẩy bỏ phiếu vào ngày 14.12. Dự luật được cho là bao gồm cáo buộc cho rằng ông Yoon trực tiếp chỉ đạo binh sĩ phong tỏa quốc hội và bắt giữ các nghị sĩ, tương đương với hành động nổi dậy.
Người đầu tiên bị bắt liên quan vụ thiết quân luật
Ông Kim Yong-hyun, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc, là người đầu tiên chính thức bị bắt liên quan vụ thiết quân luật. ẢNH: REUTERS
Theo thông tin mới nhất, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong-hyun đã chính thức bị bắt trong ngày 11.12 với cáo buộc giúp Tổng thống Yoon nổi dậy. Ông Kim là người đầu tiên bị bắt liên quan vụ việc, theo Yonhap. Tổng thống Yoon đã bị liệt vào diện nghi phạm và bị cấm ra nước ngoài.
Theo luật, tổng thống được miễn trừ truy tố khi đang tại nhiệm nhưng ngoại trừ trường hợp nổi dậy. Người chủ mưu của hành vi này có thể đối diện án tử hình hoặc tù chung thân, trong khi những người tham gia có thể bị tử hình, chung thân hoặc án tù tối thiểu là 5 năm.
Cũng trong ngày 11.12, Giám đốc Cơ quan Cảnh sát quốc gia Hàn Quốc Cho Ji-ho và Giám đốc Cơ quan Cảnh sát đô thành Seoul Kim Bong-sik đã bị bắt liên quan cuộc điều tra vụ thiết quân luật.
Theo Yonhap, ông Cho và ông Kim Bong-sik bị bắt khẩn cấp mà không có lệnh bắt vào rạng sáng với cáo buộc nổi dậy. Cả hai vị bị cấm ra nước ngoài.
Cảnh sát bên ngoài tòa nhà quốc hội Hàn Quốc rạng sáng 4.12. ẢNH: REUTERS
Ông Cho và ông Kim bị nghi đã chỉ đạo cảnh sát phong tỏa khu nhà quốc hội để ngăn các nghị sĩ vào trong bỏ phiếu vô hiệu thiết quân luật. Trong đêm đó, nhiều nghị sĩ đã trèo qua tường của khu nhà quốc hội để vào bên trong. Ông Cho còn bị nghi điều cảnh sát đến Ủy ban Bầu cử quốc gia để hỗ trợ quân đội thực hiện mệnh lệnh theo thiết quân luật.
Quốc hội Hàn Quốc thông qua nghị quyết yêu cầu bắt Tổng thống Yoon
Quốc hội Hàn Quốc ngày 10.12 thông qua dự luật bổ nhiệm công tố viên đặc biệt để điều tra vụ Tổng thống Yoon Suk Yeol ban bố thiết quân luật, ngoài ra thông qua nghị quyết yêu cầu bắt ông Yoon cùng 7 quan chức khác.
Quyết định trên được quốc hội Hàn Quốc đưa ra trong cuộc họp ngày 10.12, tiếp nối những diễn biến sau vụ việc Tổng thống Yoon áp dụng thiết quân luật. Dự luật được thông qua với 210 phiếu thuận và 63 phiếu chống, Hãng Yonhap đưa tin.
Cũng trong ngày 10.12, quốc hội Hàn Quốc thông qua nghị quyết yêu cầu bắt khẩn cấp Tổng thống Yoon và 7 quan chức khác. Nghị quyết trên của quốc hội Hàn Quốc hiện không có giá trị pháp lý mà sẽ còn cần quá trình đề xuất, thẩm tra của cơ quan thẩm quyền và đưa ra tại phiên họp toàn thể tương tự một dự luật.
Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Woo Won-shik tại phiên họp bỏ phiếu luận tội Tổng thống Yono Suk Yeol ngày 7.12. ẢNH: REUTERS
Ngoài ông Yoon, công tố viên đặc biệt cũng sẽ điều tra cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Yong-hyun và Tổng tham mưu trưởng lục quân Park An-su, cùng một số quan chức liên quan quyết định gây tranh cãi của tổng thống. Thủ tướng Hàn quốc Han Duck-soo, chỉ huy cơ quan phản gián quân đội Yeo In-hyung và cựu lãnh đạo đảng Quyền lực Nhân dân (PPP) tại quốc hội Choo Kyung-ho cũng nằm trong danh sách bị điều tra.
Một điểm đáng chú ý là quốc hội sẽ bổ nhiệm "công tố viên đặc biệt thường trực", khác với công tố viên đặc biệt thông thường ở chỗ tổng thống sẽ không có quyền phủ quyết dự luật này, ngoài việc có thể trì hoãn thời gian bổ nhiệm. Ngày 10.12 cũng đánh dấu ngày cuối cùng kỳ họp thường kỳ đầu tiên của quốc hội Hàn Quốc khóa 22.
Bỏ phiếu luận tội bất thành, tổng thống Hàn Quốc tạm thời thoát nạn
Trước đó, các điều tra viên xem xét nghi vấn liệu ông Yoon có ra lệnh cho cơ quan phản gián của quân đội để soạn thảo tài liệu thiết quân luật, hay liệu tổng thống Hàn Quốc có ra lệnh bắt giữ nghị sĩ và quan chức các đảng hay không.
Trong diễn biến liên quan, Chỉ huy Bộ Tư lệnh Chiến tranh Đặc biệt của lục quân Hàn Quốc, trung tướng Kwak Jong-keun, nói rằng cựu Bộ trưởng Kim Yong-hyun đã ra lệnh cho quân đội ngăn 150 nghị sĩ đến tòa nhà quốc hội trong đêm 3.12 khi ông Yoon ban hành lệnh. Theo hiến pháp Hàn Quốc, cần ít nhất 150 phiếu bầu từ các nhà lập pháp để đề nghị hủy thiết quân luật.
Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc tuyên bố sẽ không tuân lệnh thiết quân luật Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Seon-ho tuyên bố ông sẽ không tuân theo bất kỳ mệnh lệnh nào để thực hiện thêm một tuyên bố thiết quân luật. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã lên tiếng xin lỗi vì những lo ngại gây ra bởi tuyên bố thiết quân luật của Tổng thống Yoon Suk-yeol vào đầu tuần này và...