Triều Tiên huy động sinh viên tham gia ‘cuộc chiến lúa gạo’
Triều Tiên bước vào tháng nông nghiệp, huy động sinh viên cả nước tới làm việc trong các trang trại trồng lúa.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đến thăm trang trại số 1116, thuộc kiểm soát của đơn vị 810, quân đội Triều Tiên. Ảnh: KCNA.
Tờ Guardian của Anh mới đây đưa tin các trường đại học ở Triều Tiên đã tạm thời đóng cửa để sinh viên nước này về vùng nông thôn tham gia “cuộc chiến trồng lúa” kéo dài một tháng.
Một nguồn tin ở tỉnh North Hwanghae cho biết sinh viên tỉnh này được cử đến các khu nông nghiệp như Koksan và Yonsan để trồng lúa. Trước đó, Triều Tiên từng huy động cả nước bước vào “chiến dịch 70 ngày” tăng năng suất lao động trước thềm đại hội Đảng Lao động lần thứ 7.
Sinh viên Triều Tiên đã được huy động đến các trang trại để trồng lúa và nhổ cỏ trong “chiến dịch 70 ngày”, bây giờ họ tiếp tục phải đến những khu vực này để sản xuất nông nghiệp. Một số sinh viên tỏ ra không hài lòng khi việc học của họ liên tục bị gián đoạn bởi các đợt huy động kiểu như vậy.
Sinh viên nhà giàu có thể tránh đi lao động bằng cách nộp 810.000 Won (khoảng 100 USD). Những sinh viên không có tiền sẽ phải đi lao động ở trang trại, và ở đó họ vẫn phải nộp học phí cho trường và tiền đóng góp lương thực.
Video đang HOT
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un thường xuyên nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục. Ông mô tả các trường đại học là nơi “đặt nền tảng cho tương lai đất nước, trụ cột của xã hội, nơi đào tạo ra các nhà lãnh đạo”.
Hãng thông tấn nhà nước KCNA của Triều Tiên hồi tháng ba cảnh báo nước này có thể đối mặt với “nan chinh”, cụm từ được dùng để mô tả thời kỳ đói kém, gian khổ những năm 1990, được cho là từng khiến ba triệu người chết đói. Hãng thông tấn cho rằng thời kỳ gian khó mới này là hậu quả của lệnh trừng phạt do Liên Hợp Quốc áp đặt với Triều Tiên.
Văn Việt
Theo VNE
Nhân vật từng bị lưu đày được chọn làm Thủ tướng Triều Tiên
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã chọn một quan chức từng bị lưu đày làm Thủ tướng, điều hành nền kinh tế đang rệu rã vì cấm vận của quốc tế, hãng Bloomberg cho hay ngày 24.5.
Nhân vật từng bị lưu đày được chọn điều hành kế hoạch kinh tế của ông Kim Jong-un. BLOOMBERG
Ông Pak Pong-ju, 77 tuổi, cũng được chọn là thành viên Uỷ ban thường vụ gồm 5 người của đảng Lao động Triều Tiên cầm quyền. Ông Pak sẽ có trách nhiệm lèo lái kinh tế Triều Tiên với kế hoạch kinh tế 5 năm được đưa ra trong đại hội đảng hồi đầu tháng 5.2016.
Ông Pak từng giữ vị trí này một thập niên trước dưới thời cố lãnh đạo Kim Jong-il, nhưng sau đó bị đày ra vùng biên giới gần với Trung Quốc để giám sát một nhà máy hóa chất ở đó.
Tờ Nikkei cho rằng động cơ của việc lưu đày ông Pak xuất phát từ mối đe dọa của "làn sóng tư bản vàng" được tạo ra từ chính sách cởi mở kinh tế của ông.
Ông Pak là người cùng thời với Jang Song-thaek - dượng của ông Kim Jong-un và là người bị xử tử hồi năm 2013. Cả hai đều có đường lối cởi mở, tạo điều kiện cho người dân làm kinh tế. Ông Jang có tư tưởng táo bạo hơn là mở cửa kinh tế Triều Tiên với Trung Quốc, chính điều này tạo ra sự căng thẳng trong lòng chế độ và là nguyên nhân dẫn đến cuộc hành quyết ông.
Ông Pak được xem là nhà kỹ trị có tài và được ông Kim Jong-un trọng dụng. "Không ai ở Triều Tiên hiểu nền kinh tế nước này hơn ông Pak", Kim Young-hui, nhà nghiên cứu kinh tế Triều Tiên đã đào tẩu và hiện làm việc cho Ngân hàng phát triển Hàn Quốc, nhận xét. Năm 2013, ông Pak được ông Kim Jong-un chọn để điều hành nền kinh tế sau khi ông nắm quyền lãnh đạo đất nước này.
Triều Tiên đang bị Liên Hiệp Quốc cấm vận. BLOOMBERG
"Quan tâm đến dân là việc làm có ý nghĩa quan trọng trong chính sách điều hành đất nước của ông Kim để hợp pháp hóa quyền lực của mình, và ông ta biết cách dựa vào ông Pak để làm điều đó", Kim Young-hui nói tiếp.
Bloomberg nhận định Trung Quốc rất hài lòng với vai trò điều hành kinh tế của ông Pak với tư tưởng cải cách đã mang lại kết quả tích cực. Ông Pak từng công du Trung Quốc để gặp cựu thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo và cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào để học hỏi mô hình phát triển kinh tế của đồng minh lâu năm này.
Ông Pak cũng là thành viên của Quân ủy trung ương, cơ quan giám sát 1,2 triệu lính của quân đội Triều Tiên. Ông Michael Madden của 38 North, trang tin chuyên về Triều Tiên, nhận định vị trí này giúp ông Pak kiểm soát các nguồn tài nguyên quốc gia vốn lâu nay bị quân đội xuất khẩu vô tội vạ ra nước ngoài.
Triều Tiên đang bị Liên Hiệp Quốc cấm vận, không cho phép các nước thành viên giao dịch thương mại với Bình Nhưỡng.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Bình Nhưỡng trong mắt nhà báo nước ngoài Dù bị Liên Hiệp Quốc thắt chặt trừng phạt trong mấy tháng qua, Bình Nhưỡng vẫn có thêm ít nhất 20 tòa nhà cao tầng mọc lên so với hồi tháng 10.2015, xe hơi xuất hiện nhiều hơn... Những tòa nhà cao tầng ở trung tâm Bình NhưỡngReuters Chính quyền CHDCND Triều Tiên đã mời khoảng 130 nhà báo nước ngoài đến Bình...