Triều Tiên giải thể toàn bộ các tổ chức liên quan đến các vấn đề liên Triều
Trong ấn bản danh bạ thường niên năm 2024, 11 tổ chức của Triều Tiên được liệt kê là phụ trách quan hệ liên Triều trong ấn bản năm 2023 đều đã bị xóa hoặc được đán.h dấu là “được cho là đã giải thể”.
Ngôi làng ở thành phố Kaesong, Triều Tiên. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Ngày 24/12, một quan chức Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết Triều Tiên được cho là đã giải thể toàn bộ khoảng 10 tổ chức chính thức chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề liên Triều, sau khi lãnh đạo Kim Jong-un ra lệnh định hình Hàn Quốc là “kẻ thù chính” vào cuối năm ngoái.
Quan chức này tiết lộ đán.h giá trên khi Bộ thống nhất Hàn Quốc công bố các ấn bản mới nhất của danh bạ thường niên về các cán bộ chủ chốt trong đảng và chính phủ của Triều Tiên.
Trong ấn bản năm 2024, 11 tổ chức của Triều Tiên được liệt kê là phụ trách quan hệ liên Triều trong ấn bản năm 2023 đều đã bị xóa hoặc được đán.h dấu là “được cho là đã giải thể”.
Trong số đó, có cả Ủy ban Quốc gia về tái thống nhất hòa bình Tổ quốc, một cơ quan nhà nước trước đây phụ trách các cuộc đàm phán với Hàn Quốc.
Video đang HOT
Ngoài ra, các tổ chức như Mặt trận Dân chủ vì Thống nhất Tổ quốc, Hội đồng Hòa giải Dân tộc và năm cơ quan khác liên quan đến các vấn đề liên Triều cũng được Triều Tiên tuyên bố bãi bỏ thông qua các bản tin trước đó.
Triều Tiên dường như đã tiến hành tái cơ cấu tổ chức sau khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, tại cuộc họp toàn thể đảng Lao động cuối năm vào tháng 12 năm ngoái, xác định quan hệ liên Triều là quan hệ giữa “hai nhà nước thù địch” và ra lệnh loại bỏ các cơ quan xử lý vấn đề này.
Trong khuôn khổ động thái này, Cục Mặt trận thống nhất, một cơ quan chủ chốt của đảng Lao động Triều Tiên phụ trách các vấn đề với Hàn Quốc, cũng được đổi tên thành “Cục 10 của Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên”.
“Với việc đổi tên, một số chức năng của cơ quan này dường như đã được chuyển sang Bộ Ngoại giao, mặc dù tình trạng của tổ chức này phần lớn không thay đổi, như được thể hiện qua vai trò và quyền hạn được dành cho các lãnh đạo như cố vấn Kim Yong-chol và người đứng đầu Ri Son-gwon,” quan chức này nói thêm.
Ngoài ra, Bộ trưởng Quốc phòng No Kwang-chol, người nhậm chức vào tháng 10 năm nay, và Bộ trưởng Công an mới Pang Tu-sop, được cho là đã được bầu làm ủy viên chính thức và dự khuyết của Bộ Chính trị, theo đán.h giá của Bộ Thống nhất Hàn Quốc.
Triều Tiên lần đầu lên tiếng về tình hình chính trị hiện nay tại Hàn Quốc
Truyền thông nhà nước Triều Tiên ngày 11/12 đưa tin chi tiết về tình trạng hỗn loạn chính trị tại Hàn Quốc, nhấn mạnh đến lệnh thiết quân luật ngắn ngủi của Tổng thống Yoon Suk Yeol và cuộc khủng hoảng xung quanh nỗ lực luận tội ông.
Cảnh sát được triển khai bên ngoài Tòa nhà Quốc hội Hàn Quốc ở Seoul, ngày 4/12/2024, sau khi lệnh thiết quân luật được ban bố. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Đây là lần đầu tiên Triều Tiên đưa tin về sự kiện này, đồng thời đổ lỗi cho ông Yoon Suk Yeol vì gây ra tình trạng bất ổn.
Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) gọi lệnh thiết quân luật của Tổng thống Yoon là một "hành động gâ.y số.c", cáo buộc chính quyền sử dụng bạo lực để duy trì quyền lực.
Theo bài báo, ông Yoon Suk Yeol đã ban bố thiết quân luật vào đêm 3/12 trong bối cảnh căng thẳng leo thang. Lệnh này chỉ tồn tại trong sáu giờ trước khi được dỡ bỏ, nhưng vẫn gây ra sự ch.ỉ tríc.h rộng rãi trong và ngoài nước.
Tờ báo Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên, cũng đăng tải bài viết tương tự, kèm hình ảnh biểu tình của người dân Hàn Quốc trước tòa nhà Quốc hội. Các cuộc biểu tình nổ ra sau khi Quốc hội bác bỏ nỗ lực luận tội ông Yoon vào ngày 7/12.
Theo KCNA, những người biểu tình gọi ông Yoon là "thảm họa" và yêu cầu "luận tội ngay lập tức" cùng với các biện pháp trừng phạt cứng rắn.
Triều Tiên nhận định sự kiện này đã làm lộ rõ những điểm yếu trong xã hội Hàn Quốc, đồng thời cho rằng sự nghiệp chính trị của Tổng thống Yoon đang đối mặt với nguy cơ sụp đổ.
KCNA khẳng định cộng đồng quốc tế cũng đang theo dõi sát sao tình hình tại Hàn Quốc và nhận định đây là một cú sốc chính trị lớn.
Tuy nhiên, điểm đáng chú ý là kể từ ngày 4/12, truyền thông Triều Tiên đã tạm dừng ch.ỉ tríc.h Hàn Quốc. Việc đưa tin trở lại vào ngày 11/12 cho thấy Bình Nhưỡng có thể đang tìm cách tận dụng sự hỗn loạn ở Seoul để củng cố quan điểm chống lại Tổng thống Yoon.
Cuộc khủng hoảng chính trị tại Hàn Quốc không chỉ gây ra tác động sâu rộng trong nước mà còn thu hút sự chú ý của các nước láng giềng, trong đó có Triều Tiên.
Thông qua các bài viết ch.ỉ tríc.h gay gắt, Bình Nhưỡng tiếp tục tận dụng tình hình để củng cố hình ảnh của mình trên trường quốc tế và côn.g kíc.h sự lãnh đạo của ông Yoon Suk Yeol.
Công dân Hàn Quốc đầu tiên được đoàn tụ gia đình tại Triều Tiên sau 5 năm Ngày 10/12, Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết, một công dân Hàn Quốc ngoài 80 tuổ.i, hiện cư trú và mang quốc tịch tại Australia, đã đến Triều Tiên để gặp gỡ hai cháu trai trong cuộc đoàn tụ gia đình ly tán đầu tiên được tổ chức riêng sau 5 năm. (Tư liệu) Giây phút đoàn tụ của thành viên các...