Triều Tiên ghi nhận 50 ca sốt mới trong 24 giờ
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 25/7 đưa tin nước này đã ghi nhận 50 ca có các triệu chứng sốt trong 24 giờ qua.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đến thăm một hiệu thuốc ở Bình Nhưỡng, Triều Tiên hôm 15/5. Ảnh: AP
Đây là ngày 4 liên tiếp quốc gia này ghi nhận số ca mắc mới dưới 200 ca.
“Theo thông tin do trung tâm phòng dịch khẩn cấp quốc gia công bố, trên 50 ca sốt, với 80 trường hợp khỏi bệnh, đã được ghi nhận trên khắp cả nước trong khoảng thời gian từ 18h ngày 23/7 đến 18h ngày 24/7″, KCNA đưa tin.
Tính đến 18h ngày 24/7, tổng số ca sốt tại Triều Tiên là vượt qua con số 4.772.740 ca, trong đó hơn 4.772.330 (chiếm 99,99%) đã hồi phục và ít nhất 330 còn đang điều trị.
Video đang HOT
Ngày 12/5, Triều Tiên ghi nhận ca mắc COVID-19 đầu tiên do biến thể Omicron.
Hàn Quốc tăng cường sức mạnh không quân thông qua mở rộng phi đội F-35
Các máy bay chiến đấu F-35 bổ sung sẽ giúp giảm thiểu "khoảng trống phòng thủ" có thể xuất hiện khi các máy bay chiến đấu "già cỗi" ngừng hoạt động.
Một chiếc máy bay chiến đấu F-35A được giới thiệu với giới truyền thông vào tháng 9/2019 tại Daegu, Hàn Quốc. Ảnh: KYODO
Theo Thời báo Nhật Bản, Hàn Quốc mới đây đã xác nhận ý định triển khai thêm 20 máy bay chiến đấu F-35A vào năm 2028 để tăng cường hơn nữa khả năng tấn công trên không trong bối cảnh lo ngại về việc Triều Tiên hiện đại hóa quân sự nhanh chóng và kho vũ khí tên lửa ngày càng tăng.
Cơ quan Quản lý Chương trình Mua sắm Quốc phòng (DAPA) do Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Jong-sup Lee đứng đầu cho biết, Ủy ban Xúc tiến Dự án Quốc phòng đã tán thành một chiến lược "cơ bản" - có thể điều chỉnh sau một nghiên cứu khả thi và các thủ tục khác - để mua các máy bay chiến đấu tàng hình đa năng từ Mỹ với giá 3,9 nghìn tỷ won (2,9 tỷ USD). Chương trình dự kiến bắt đầu vào năm 2023 và hoàn thành 5 năm sau đó.
Theo DAPA, dự án này phù hợp với "khái niệm hoạt động chiến trường trong tương lai" của Hàn Quốc, sẽ mở rộng phi đội F-35A của nước này lên 60 chiếc.
Máy bay mới có thể là từ biến thể "Block 4" tiên tiến nhất, dự kiến sẽ có các nâng cấp phần mềm điểu khiển và tầm bay xa hơn, cũng như khả năng mang nhiều vũ khí hơn và cho phép phi hành đoàn vận hành cả máy bay không người lái.
Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc dẫn lời DAPA nói rằng các F-35A bổ sung cũng sẽ giúp giảm thiểu "khoảng trống phòng thủ" có thể xuất hiện khi các máy bay chiến đấu "già cỗi" ngừng hoạt động.
Theo nguồn tin trên, các máy bay chiến đấu tàng hình như F-35 có thể mang lại lợi thế chiến lược cho Seoul khi có thể xuyên thủng hệ thống phòng không của Triều Tiên, khiến nước này dễ bị tấn công bởi các cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu và cơ sở quân sự quan trọng. Sở hữu khả năng như vậy ngày càng trở nên quan trọng đối với Hàn Quốc, vì Bình Nhưỡng từng đe dọa triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật trong trường hợp xảy ra xung đột.
Thông báo của DAPA được đưa ra sau khi Bộ Quốc phòng Hàn Quốc tiết lộ vào cuối tháng 3 rằng tất cả 40 chiếc F-35A được đặt hàng cho lực lượng không quân nước này vào năm 2014 hiện đã được đưa vào biên chế.
Vào thời điểm đó, Bộ trưởng Quốc phòng Suh Wok cho biết lực lượng không quân có kế hoạch sử dụng F-35A "với khả năng tàng hình trong mọi thời tiết và khả năng tấn công chính xác để đạt được những chiến thắng chiến lược áp đảo và duy trì một thế trận quân sự đầy đủ để răn đe Triều Tiên".
Hàn Quốc đã mua 40 chiếc F-35A "Block 3" theo hợp đồng trị giá 7,3 nghìn tỷ won được phê duyệt vào tháng 9/2014, bao gồm các thiết bị, hỗ trợ và đào tạo liên quan.
Trong khi đó, nước này cũng đang phát triển máy bay chiến đấu đa năng của riêng mình, và Tập đoàn Hàng không Vũ trụ Hàn Quốc đang nhắm tới việc thực hiện chuyến bay đầu tiên của máy bay chiến đấu KF-21 Boramae được phát triển ở trong nước vào cuối tháng này.
Yonhap cho biết sáu nguyên mẫu KF-21 sẽ thực hiện 2.000 chuyến bay thử nghiệm tổng hợp cho đến năm 2026. Khi việc phát triển máy bay hoàn tất, Hàn Quốc sẽ trở thành một trong số ít quốc gia vận hành máy bay chiến đấu siêu thanh tự sản xuất trong nước. Seoul đặt mục tiêu sử dụng KF-21 để giúp thay thế phi đội máy bay chiến đấu F-4E Phantom II và F-5E/F Tiger.
Việc sản xuất hàng loạt KF-21 dự kiến sẽ bắt đầu vào năm 2026. Trong Kế hoạch Quốc phòng Trung hạn 2021-2025, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc xác nhận rằng nước này sẽ bắt đầu phát triển các tên lửa chống hạm tầm xa để tích hợp với KF-21.
Hàn Quốc cũng đang nghiên cứu các công nghệ khác, bao gồm hệ thống phòng không tiên tiến, vũ khí tấn công chính xác, vệ tinh do thám và phương tiện không người lái, để tăng cường khả năng phòng thủ của nước này.
Triều Tiên có thể cử người lao động tham gia tái thiết Donbass Theo Đại sứ Nga tại Bình Nhưỡng, Triều Tiên có thể cử công nhân xây dựng đến miền Đông Ukraine để tái thiết lại cơ sở hạ tầng tại đây. Khu vực Sievierodonetsk ở miền Đông Ukraine bị tàn phá bởi xung đột. Ảnh: Reuters Theo trang tin chuyên theo dõi tình hình Triều Tiên NK News, Đại sứ Alexander Matsegora cho biết...