Triều Tiên dùng robot dạy học
Tại lớp học ở Bình Nhưỡng, học sinh đeo khẩu trang, nhắc lại lời robot trong tiết học Âm nhạc, Toán và tiếng Anh.
Con robot giống đồ chơi có đôi mắt màu xanh và lá cờ Triều Tiên dán ngang ngực đi lại quanh lớp tại một đại học ở thành phố Bình Nhưỡng trong một cuộc trình diễn các công cụ nhằm giúp trẻ học Toán, Âm nhạc và tiếng Anh gần đây.
Đoạn phim, phát sóng trên truyền hình nhà nước Triều Tiên KRT, cũng cho thấy hai robot bằng nhựa khác, có kích thước lớn hơn, và được thiết kế với vẻ bề ngoài giống con người.
Những năm gần đây, nhà lãnh đạo Triều Tiên – Kim Jong-un – thúc đẩy cải cách giáo dục bằng việc khuyến khích đổi mới khoa học và kỹ thuật.
“Tôi giúp dạy công nghệ, nhằm nâng cao trí thông minh của trẻ”, robot cao 80 cm nói giọng nữ, vẫy hai tay.
Video đang HOT
Học sinh Triều Tiên học cùng robot ở thành phố Bình Nhưỡng, hôm 3/11. Ảnh: Reuters TV/KRT
Theo hình ảnh trong phim của KRT, robot thứ hai có gương mặt cười trong màn hình đầu người màu trắng, còn robot kia mặc đồ màu xanh và đeo kính gọng trắng.
Park Kum Hee, giáo sư đại học ở Bình Nhưỡng, cho biết việc phát triển những robot giáo dục ban đầu có nhiều thử thách. Robot thường lắc đầu khi được hỏi những câu hỏi bằng tiếng Hàn và tiếng nước ngoài.
“Nâng cấp trí thông minh của robot là việc khó khăn với tôi khi chuyên môn của tôi là tâm lý học”, ông Park nói.
Theo ông Park, chính những lời nói của nhà lãnh đạo Kim Jong-un về việc ứng dụng công nghệ thông minh nhân tạo trong giáo dục đã giúp ông “đi đúng hướng”.
Đoạn phim của KRT cũng cho thấy nhiều học sinh tiểu học đeo khẩu trang đang nhắc lại lời robot trong giờ Âm nhạc, Toán và tiếng Anh. “Xin chào, rất vui được gặp bạn. Tôi cũng vậy. Bạn tên là gì?”, hai học sinh hội thoại bằng tiếng Anh trước lớp.
Triều Tiên mở cửa lại trường học từ tháng 6 năm ngoái nhưng yêu cầu học sinh phải đeo khẩu trang trong lớp học và nhiều bồn rửa tay được lắp đặt trong trường.
Nước này chưa chính thức xác nhận ra mắc Covid-19 nào nhưng đã áp dụng nhiều biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt, bao gồm đóng cửa biên giới, hạn chế di chuyển trong nước.
Một học sinh ngồi phía trước robot đeo kính trắng ở Bình Nhưỡng hôm 3/11. Ảnh: Reuters TV/KRT
Nga, Trung kêu gọi nới lỏng trừng phạt Triều Tiên
Nga và Trung Quốc hối thúc Hội đồng Bảo an LHQ nới lỏng các lệnh trừng phạt Triều Tiên nhằm "cải thiện sinh kế" của người dân tại đây.
Trong dự thảo nghị quyết công bố ngày 1/11, Nga và Trung Quốc muốn xóa lệnh cấm xuất khẩu tượng, hải sản và hàng dệt may của Triều Tiên, đồng thời nâng hạn mức nhập khẩu xăng dầu tinh chế. Dự thảo cũng bao gồm đề xuất dỡ lệnh cấm người Triều Tiên làm việc ở nước ngoài, miễn trừ các dự án hợp tác đường sắt và đường bộ liên Triều khỏi lệnh trừng phạt.
Nga và Trung Quốc muốn 15 thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc dỡ bỏ các điều khoản trừng phạt trên nhằm "cải thiện sinh kế của dân thường" tại Triều Tiên. Liên Hợp Quốc áp nhiều lệnh trừng phạt Triều Tiên từ năm 2006 do các chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng.
Một số đại diện ngoại giao tại Liên Hợp Quốc cho biết dự thảo nghị quyết khó thu hút được nhiều sự ủng hộ. Nga và Trung Quốc năm 2019 tổ chức hai vòng đàm phán không chính thức về dự thảo nghị quyết nới trừng phạt Triều Tiên, song chưa đưa ra biểu quyết tại Hội đồng Bảo an.
Dân Triều Tiên tại một khu nhà mới ở thành phố Samjiyon ngày 27/10. Ảnh: KCNA.
Trung Quốc và Nga chưa lên lịch cho các cuộc đàm phán liên quan dự thảo nghị quyết mới. Nghị quyết của Hội đồng Bảo an muốn được thông qua cần 9 phiếu thuận và không bị nhóm thành viên thường trực gồm Anh, Pháp, Mỹ, Nga và Trung Quốc phủ quyết.
Các phái bộ ngoại giao của Nga và Trung Quốc chưa bình luận về thông tin. Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc Trương Quân hồi tháng 10 cho biết "nên giải quyết các vấn đề nhân đạo đến từ lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an".
Phát ngôn viên phái bộ Mỹ tại Liên Hợp Quốc từ chối bình luận về các cuộc thảo luận kín của Hội đồng Bảo an, song nói rằng các thành viên nên tập trung vào giải quyết những bên đang vi phạm lệnh trừng phạt.
Triều Tiên tiếp tục chương trình hạt nhân và tên lửa trong nửa đầu năm nay, bất chấp tình hình kinh tế khó khăn. Các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc và đợt đóng biên kéo dài để ngăn đại dịch Covid-19 được cho là nguyên nhân khiến Triều Tiên đối mặt khó khăn kinh tế.
Hé lộ về lực lượng đặc nhiệm lớn nhất thế giới của Triều Tiên Bên trong quân đội khổng lồ của Triều Tiên là một lực lượng khổng lồ khác: khoảng 200.000 lính đặc nhiệm. Các binh sĩ đặc nhiệm Triều Tiên tại lễ duyệt binh kỷ niệm 105 năm ngày sinh Chủ tịch Kim Nhật Thành, ở Bình Nhưỡng, ngày 15/4/2017. Theo trang Insider, vũ khí hạt nhân, tên lửa đạn đạo, hàng nghìn khẩu pháo...